2.2.3.1 Dân cư và lao động
Bạc Liêu là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, đứng hàng thứ 12 trong 13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL. Dân số tăng dần qua các năm. Đến năm 2010, dân số của toàn tỉnh là 867,8 nghìn người, chiếm 5,1% dân số vùng ĐBSCL, mật độ dân số trung bình 347 người/km2
thấp hơn mật độ của vùng ĐBSCL là 426 người/km2
. Trên lãnh thổ của tỉnh, ngoài người Kinh chiếm 89,5% dân số, Bạc Liêu còn là địa bàn cư trú của người Hoa chiếm khoảng 2,5% dân số và người Khơme chiếm khoảng 7,9% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Người Khơme sống ở khắp các huyện trong tỉnh nhưng tập trung nhất là Vình Lợi, Hồng Dân và thành phố Bạc Liêu.Người Hoa sống chủ yếu ở thành phố Bạc Liêu. Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng Bạc Liêu ngày nay, cả ba dân tộc đã có một sự gắn bó mật thiết trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.
Sự phân bố dân cư trong tỉnh không đều theo các huyện và thành phố. Mật độ dân số của thành phố Bạc Liêu là 860 người/km2, gấp gần 2,5 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh, cao gấp 3,4 lần dân số huyện Hồng Dân. Huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai là hai huyện có mật độ dân cư cao hơn và thấp nhất là huyện Hồng Dân. Dân cư được hình thành theo cụm, tuyến khá tập trung ở các thị trấn ven quốc lộ 1A. Ngoài ra còn phân bố phân tán thành nhiều cụm, tuyến dân cư nhỏ.
Bên cạnh đó dân số phân bố không đồng đều theo thành thị và nông thôn. Năm 2005, dân số phân theo thành thị chiếm 25,56%, dân số nông thôn chiếm 74,44%. Đến năm 2010, dân số thành thị chiếm 26,53%, dân số nông thôn chiếm 73,47%. Điều này chứng tỏ rằng Bạc Liêu là một tỉnh mà kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Người dân Bạc Liêu đa số sống bằng nghề nông, phần lớn tập trung ở vùng nông thôn. Bạc Liêu có nguồn lao động dồi dào và thường xuyên gia tăng do lại là một tỉnh có kết cấu dân số trẻ. Năm 2010 toàn tỉnh có 463, 2 nghìn người làm việc
trong các ngành kinh tế chiếm 53,4% số dân toàn tỉnh. Trong đó, lao động tham trong nông lâm thủy sản là 301,1 nghìn người chiếm gần 65% trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Đây là nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong NTTS. Một tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh.
Lao động trong ngành thủy sản khoảng 186 nghìn người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau: khai thác thủy sản, NTTS, chế biến thủy sản, các dịch vụ thủy sản,… Với một lực lượng không hề nhỏ như thế đã và đang ngày đêm bám biển, bám ngư trường thông qua các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản,… góp phần phát triển KT-XH và giữ vững an ninh quốc phòng trên vùng biên giới biển. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tuy lực lượng lao động trong ngành thủy sản chiếm số lượng lớn nhưng đa phần là lao động làm thuê, trình độ tay nghề còn rất thấp, phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu mà chỉ là do truyền nghề (đặc biệt là nuôi trồng). Bên cạnh đó, đa phần số hộ nông dân hoạt động thủy sản còn nghèo, thiếu vốn sản xuất vì thế trong quá trình nuôi bị thất thì khả năng tái sản xuất không cao, họ chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt chứ không đầu tư theo đúng quy trình kĩ thuật nuôi hiện đại, chưa quan tâm đến tác động của môi trường sinh thái xung quanh.
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống điện
Điện lưới quốc gia về đến 64/64 trung tâm xã, phường, thị trấn. Năm 2010 tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt khoảng 95% trong đó hộ dân nông thôn 83%. Hạ tầng văn hóa-xã hội từng bước được đầu tư phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Giao thông
Mạng lưới giao thông của Bạc Liêu được phân bố tương đối đồng đều giữa các khu vực.Nhiều kênh rạch đã được hình thành đồng thời với các tuyến đường bộ, tạo điều kiện rất thuận lợi cho mối liên hệ vận tải giữa đường bộ và đường thủy.
Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh theo hai hướng: hướng phía nam đi Cà Mau, hướng phía bắc đi các tỉnh khác ở ĐBSCL. Đây là trục xương sống của mạng lưới giao thông đường bộ, các tuyến đường liên tỉnh lộ, hương lộ và mạng lưới giao thông nông thôn được quan tâm. Tổng chiều dài quốc lộ 1A qua tỉnh là 63km, mặt đường bê tông nhựa. Điểm đầu trên địa bàn tỉnh là cầu Nàng Rền, điểm cuối là cầu Láng Tràm. Trên địa phận tỉnh có 22 cây cầu bê tông cốt thép với tổng độ dài là 1000m, trọng tải phương tiện từ 16-25 tấn có thể qua lại được, tốc độ xe trung bình đạt 60-70km/h. Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp (qua 4 tỉnh Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau) khi hoàn thành sẽ rút ngắn được 40 km đi từ Cần Thơ - Cà Mau so với tuyến quốc lộ 1A, đồng thời làm giảm áp lực giao thông lên quốc lộ 1A. Tuyến đường này sẽ có hơn 52 km qua địa phận Bạc Liêu, giúp cư dân các huyện trước đây sống biệt lập với bên ngoài có cơ hội giao thương trao đổi sản phẩm, hàng hoá, nâng cao đời sống.Tuyến Nam sông Hậu qua Bạc Liêu gần 14 km đang trong quá trình đầu tư. Tuyến đường này cải thiện đáng kể cho việc đi lại, giao thương của cư dân nằm ở mạn phía Nam của sông Hậu, bởi trước kia người dân ở đây chủ yếu sử dụng đường thủy để đi lại, vận chuyển hàng hoá. Tỉnh lộ, đường huyện, đường giao thông nông thôn đã và đang được quan tâm xây dựng, hoàn thiện mạng lưới. Đến nay đã có 30/50 xã có đường cho xe ô tô 4 bánh đến trung tâm hành chính xã và 433/459 ấp hoàn thành hệ thống giao thông nông thôn ấp liền ấp.
Đường thủy: Tổng độ dài đường sông của tỉnh là 226km, mật độ 0,09km/km2, nơi rộng nhất là 40m, nơi hẹp nhất là 1om, độ sâu trung bình từ 1-2,5m. Các tuyến sông được phân bố thành 10 tuyến chính liên hệ với nhau bằng các tuyến ngang dọc, đảm bảo tàu thuyền dưới 300 tấn có thể đi lại thuận tiện trên lãnh thổ. Riêng kênh Hộ Phòng-Gành Hào có thể cho tàu 1000 tấn ra vào. Hai trục đường thủy quan trọng có ý nghĩa trong vận chuyển liên tỉnh là kênh Quản Lộ Phụng Hiệp và kênh Bạc Liêu - Cà Mau. Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp nối tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cà Mau, Hậu Giang, chiều dài trên địa phận tỉnh Bạc Liêu là 55km, chiều rộng mặt kênh từ 28-30m, độ sâu trung bình từ 2-2,5m. Kênh Bạc Liêu-Cà Mau là kênh liên tỉnh giữa Bạc Liêu và cà Mau, chiều dài trên địa phận Bạc Liêu là 48,5km, chiều
rộng kênh từ 30-40m, độ sâu trung bình từ 2-2,5m. Ngoài ra còn có các kênh Chợ Hội, Cạnh Đền cắt ngang kênh Bạc Liêu - Cà Mau và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, nối Bạc Liêu với tỉnh Kiên Giang. Kênh Cạnh Đền, Phó Sinh, Quản Lộ, Giá Rai chạy song song với kênh Chợ Hội, nối kênh Cà Mau với kênh Phụng Hiệp kéo dài sang tỉnh Kiên Giang,
Toàn tỉnh có hai bến xe chính là bến xe Bạc Liêu và bến xe Hộ Phòng phục vụ đi các tuyến trong tỉnh và các tỉnh khác. Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe ở các huyện. Tỉnh có bến tàu khách Hộ Phòng, tổng diện tích 1340m2, đảm bảo lưu lượng hành khách đi lại trong và ngoài vùng.
2.2.3.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật Giống thủy sản
Trong giai đoạn hiện nay, đối với nghề nuôi thủy sản hiện đại thì rất cần đến công tác sản xuất giống, đây là khâu quyết định đến sản lượng và chất lượng của vật nuôi. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chính quyền có liên quan đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất con giống sạch bệnh, có chất lượng để cung cấp cho các hộ nuôi không những trong tỉnh mà còn cho các tỉnh khác trong khu vực. Bạc Liêu là tỉnh có qui mô trại sản xuất tôm giống vào bậc nhất nhì khu vực ĐBSCL. Hiện toàn tỉnh có 175 trại sản xuất giống, chủ yếu là đối tượng tôm sú, tập trung tại khu vực hai cửa sông lớn hướng ra biển là Nhà Mát (TP Bạc Liêu) và Gành Hào (huyện Đông Hải). Trong đó, 20% số trại được đầu tư ở quy mô lớn với tổng diện tích hồ ương gần 15.000m2, điển hình như: Công ty TNHH Tôm giống số 1, DNTN SX tôm giống Kim Sa, DN Tôm giống Dương Hùng và Công ty TNHH Tôm giống Việt - Úc. 80% số trại còn lại có qui mô sản xuất từ 200 - 400m3 hồ ương/trại. Với diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 122.300 ha, hàng năm nhu cầu tôm giống khoảng 12 tỉ con.
Với xu hướng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong thời gian sắp tới, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trại và chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất tôm giống để cung ứng cho vùng nuôi trong tỉnh và xuất đi các tỉnh bạn như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre…
Nhiều dự án khu sản xuất giống tập trung đang được tỉnh triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng với mong muốn trong tương lai, Bạc Liêu sẽ là một trong những trung tâm sản xuất tôm giống điển hình của khu vực ĐBSCL.
Cơ sở chế biến thức ăn
Bạc Liêu có tiềm năng khá lớn về nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn trong NTTS như bột tấm cám, các loại cá tạp, các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp,… Đó là những sản phẩm rẻ tiền, giảm chi phí đầu tư nhưng chất lượng không thua kém gì so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ thích hợp với đa phần các hộ nuôi thủy sản nhỏ hoặc nuôi theo hình thức quảng canh. Hiện nay, trước nhu cầu nuôi thâm canh công nghiệp thì chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chưa đủ nên cần có sự hỗ trợ đắc lực từ những sản phẩm thức ăn công nghiệp. Nhu cầu thức ăn công nghiệp cho NTTS của tỉnh Bạc Liêu hiện nay là rất lớn, ước tính với diện tích nuôi như hiện nay thì nhu cầu về thức ăn công nghiệp lên đến….
Thị trường thức ăn đáp ứng nhu cầu thức ăn công nghiệp hiện nay không thiếu, nhưng chủ yếu nhập từ bên ngoài nên giá thành cao và có sự biến đổi thất thường về giá cả. Chẳng hạn như trong thời gian gần đây, giá thức ăn tăng cao đã tác động bất lợi đến các hộ nuôi. Vì vậy, giải quyết tốt các vấn đề về thức ăn cho NTTS, đảm bảo sự yên tâm cho người nuôi cũng là một vấn đề cần được chú trọng đến.
Tàu thuyền đánh bắt
Hiện nay toàn tỉnh có 1.140 tàu cá, trong đó có 76 tàu đăng ký, đăng kiểm (tàu cá đánh bắt xa bờ 366 tàu), tổng công suất 123 165 CV, công suất bình quân 114,47 CV/tàu, tổng sản lượng khai thác khoảng 74.050 tấn/ năm. Tổng số tàu đánh bắt trong những năm qua có sự biến động, trong giai đoạn 2003-2007 tống số tàu đánh bắt tăng giảm bất ổn định giao động từ khoảng 650 đến 850 tàu. Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, số tàu đánh bắt có chiều hướng tăng trở lại nhưng không đáng kể. Tuy nhiên số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ thì vẫn chưa tăng nhiều trong khi hiệu quả khai thác gần bờ ngày càng thấp do nguồn lợi thủy sản đang có chiều
hướng suy giảm nhanh. Hiện tại, nhiều ngư dân đang mong chờ nâng cấp tàu thuyền để có cơ hội khai thác hải sản xa bờ.
Cơ sở chế biến thủy sản
Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư phát triển nền nông nghiệp hàng hóa mà ưu tiên là sản xuất lương thực, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trong đó thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Toàn tỉnh hiện nay có 13 nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu là chế biến tôm đông lạnh với công suất thiết kế 52.500 tấn/năm. Hầu hết các nhà máy được đầu tư tương đối đồng bộ, công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh, trên địa bàn tỉnh còn có một số cơ sở chế biến, kinh doanh các mặt hàng thủy sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dung nội địa như: sản xuất khô mực, cá khô các loại, mắm,… Các cơ sở này chỉ là các cơ sở nhỏ, mang tính chất hộ gia đình nên chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
Dịch vụ thủy sản
Sự phát triển của các dịch vụ thủy sản đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhành thủy sản của tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bạc Liêu đã xác định thủy sản là một ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa thứ hai sau cây lúa. Dịch vụ thủy sản bao gồm các dịch vụ cung cấp thức ăn cho NTTS như tấm cám, cá biển, thức ăn chế biến từ công nghiệp, dịch vụ cung cấp thú y cho thủy sản, dịch vụ phổ biến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ trong NTTS, các dịch vụ vận tải phục vụ cho thủy sản,… Hoạt động dịch vụ thủy sản của tỉnh chỉ mới xuất hiện và phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây nhưng đây là lĩnh vực có tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, giá trị đóng góp của nó không ngừng cải thiện và từng bước tăng lên trong tổng gá trị ngành thủy sản. Tuy giá trị sản xuất ngành dịch vụ thủy sản tăng liên tục qua các năm nhưng chưa thật sự ổn định, nó phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường, chưa đủ lực để chi phối đối với các lĩnh vực khác của ngành.
Bảng2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ thủy sản tỉnh Bạc Liêu qua các năm
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu
Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất
Đa số hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản quy mô nhỏ. Hiện nay, các hộ nuôi đã được sự hướng dẫn, chuyển giao công nghệ của các cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở cùng với sự ham học hỏi của người nuôi nên kỹ thuật nuôi thủy sản của nhiều hộ nuôi đã thành công trong những mô hình nuôi cải tiến của mình. Các hộ nuôi còn được tham quan các mô hình nuôi thành công của nông dân tỉnh nhà cũng như các tỉnh trong khu vực để được học hỏi, trao dồi thêm kinh nghiệm.
Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay với những cạnh tranh khốc liệt, người nuôi cần phải nhạy bén và thích ứng được với sự thay đổi về hình thức cũng như cách thức nuôi theo hướng công nghiệp hoặc quảng canh cải tiến. Vì vậy, rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các câp chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp để các hộ nuôi có đủ khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Năm Tổng số Dịch vụ thủy sản Giá trị sản xuất (triệu đồng) % so với tổng ngành thủy sản 2001 2782747 40800 1,46 2003 5178379 42000 0,81 2005 7175324 180000 2,52 2007 9779497 189000 2,03 2009 11892704 165615 1,39 2010 14396347 173760 1,21
2.2.3.4 Đường lối chính sách
Xét về mặt bằng chung trong toàn vùng ĐBSCL hiện nay, tỉnh Bạc Liêu vẫn còn là một tỉnh nghèo, chưa có sự phát triển tương đối đồng bộ với các tỉnh khác trong vùng. Chính vì vậy mà trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là phấn đấu đưa tỉnh Bạc Liêu vượt qua tình trạng tỉnh nghèo vươn lên phát triển ngang bằng với các tỉnh trong vùng.Kinh tế Bạc Liêu chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế nông nghiệp. Phát triển kinh tế đi lên vẫn chú trọng đến khai thác lợi thế của