Nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 46 - 53)

2.2.2.1. Địa hình

Bạc Liêu nằm trong vùng “đất mới” Tây Nam Bộ (theo cách gọi của Giáo sư Lê Bá Thảo trong cuốn Thiên Nhiên Việt Nam), đó là vùng đồng bằng rìa châu thổ. Vùng đất mới này gồm 3 khu vực chính là khu vực rừng U Minh, rừng sát Cà Mau và dải đất chạy dọc từ Sóc Trăng qua Bạc Liêu.

Dải đất chạy dọc từ Sóc Trăng qua Bạc Liêu trông bề ngoài có vẻ đơn điệu nhưng bên trong của nó cũng có sự phân hóa. Từ trong nội địa ra biển có thể thấy các dạng địa hình sau: dải đất trũng mà bây giờ là những chân ruộng thấp, tiếp đến là những khu vực hai bên rạch sông… Bạc Liêu là phần đuôi của dải đất này.

Huyện, thành phố Diện tích (km2)

Dân

số(người) Đơn vị hành chính Thị trấn Phường Xã

Toàn tỉnh

Thành Phố Bạc Liêu Huyện Phước Long Huyện Hồng Dân Huyện Vĩnh Lợi Huyện Hòa Bình Huyện Giá Rai Huyện Đông Hải

2570 175 419 424 251 376 355 570 867777 150848 119301 106546 99059 108214 138357 145434 7 1 1 1 1 2 1 7 7 50 3 7 8 7 7 8 10

Từ thị xã Bạc Liêu xuống Giá Rai thấy quang cảnh của một vùng “đất mới” rõ nét.Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp dần từ đông bắc xuống tây nam, từ phía biển vào trong lục địa. Độ dốc trung bình của toàn tỉnh từ 1-1,5cm/km. Độ cao trung bình từ 0,30m đến 0,50m và chia thành hai khu vực rõ rệt:

- Khu vực phía nam Quốc lộ 1A cố địa hình với những giồng cát biển không liên tục, độ cao trung bình từ 0,40m đến 0,80m, hướng nghiêng thấp dần vào nội địa.

- Khu vực phía bắc Quốc lộ 1A có địa hình thấp hơn khu vực phía nam Quốc lộ 1A, độ cao trung bình từ 0,20m đến 0,30m.

Dạng địa hình trên tạo thuận lợi cho việc tận dụng thủy triều đưa nước mặn vào ruộng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành những vùng trũng cục bộ, nhất là đối với huyện Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai.

Bờ biển Bạc Liêu với những bãi bồi rộng, tiến dần ra biển với hàng nghìn hecta rừng phòng hộ.Nơi đây có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng nhiều loại nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò.Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả năng có dầu khí và khí tự nhiên.

2.2.2.2.Khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt.Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.Lượng mua bình quân cả năm khoảng 1940mm, trong đó mùa mưa chiếm tới 90% trữ lượng. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,750

c, cao nhất là 31,50

, thấp nhất là 22,50C. Số gờ nắng trong năm khoảng 2300 giờ, lượng bức xạ bình quân 2410kcal/cm2. Chế độ gió không có biến động lớn trong chu kỳ1 năm. Độ ẩm không khí trung bình 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa.

Bạc Liêu nằm ở vị độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.Tuy nhiên biến đổi khí hậu hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời tiết khí hậu ở tỉnh Bạc Liêu.Số lần bão xuất hiện và quét qua địa bàn tỉnh thường xuyên hơn.Chính vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

2.2.2.3.Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của tỉnh với nhiều hệ thống kênh rạch. Do có hệ thống kênh rạch tương đối dày đặc, nhiều cửa sông, kênh rạch lớn ăn thông ra biển như: kênh 30/4, Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ và sông Gành Hào. Mực nước trong các kênh rạch chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ bán nhật triều biển Đông với lưu tốc chảy mạnh, biên độ triều khá lớn (bình quân 2,85m), tạo thuận lợi cho việc tiêu nước tự chảy và rửa mặn, phèn; lấy nước mặn từ biển vào đồng ruộng để NTTS, làm muối, phát triển rừng ngập mặn. Một phần diện tích còn lại (khu vực xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A và một phần xã Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi,… của huyện Hồng Dân) chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang.

Hệ thống sông ngòi: Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt, cơ bản chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía nam, gồm: sông Gành Hào (dài 55 km) có các nhánh là rạch Giồng Ké, rạch Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc,...; sông Mỹ Thanh (70 km) có các nhánh là rạch Lé, rạch Bạc Liêu, rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo, trong đó rạch Bạc Liêu dài 35 km.

Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu Giang). Nhóm này gồm rạch Ba Xuyên và các nhánh nhỏ của rạchBa Xuyên.

Về kênh đào: để tháo phèn phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu giao thông, giai đoạn 1901 - 1903, chính quyền thực dân đã đào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 140 km, đoạn Bạc Liêu - Cà Mau dài 48, 5 km. Đến năm 1915, chính quyền thực dân lại dùng xáng nạo vét mở rộng kênh đào Bạc Liêu - Cà Mau (dài 66 km) và đào thêm kênh Bạc Liêu - Cổ Cò (dài 18 km). Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân tiếp tục khai thác vùng đất Bạc Liêu với quy mô lớn hơn: năm 1920, đào kênh xáng Hộ Phòng - Chủ Chí - Chợ Hội (dài 29 km) và kênh Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền (dài 33 km); năm 1925, đào kênh xáng Lộ Bẻ - Gành Hào dài 18 km; năm 1931 đào kênh xáng Xóm Lung - Cống Cái Cùng

(dài 13 km), kênh xáng cầu số II - Phước Long (dài 24 km) và kênh xáng Cầu Sập - ngã tư Vĩnh Phú - Ngan Dừa (dài 49,5 km).

Nguồn nước cung cấp cho sản xuất sinh hoạt của Bạc Liêu là nước mặt và nước ngầm.

Nước mặt: là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nước ngọt đưa từ sông Hậu về có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng khu vực bắc quốc lộ 1A. Tuy nhiên, nguồn nước mặn có xu hướng lấn át, triệt tiêu nguồn nước ngọt.Thế nên là một tỉnh cuối nguồn của sông Hậu nên vào mùa khô luôn xảy ra hiện tượng thiếu nước ngọt cho sản xuất lúa và hoa màu nhưng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Mặt nước có độ đục khá cao dao động từ 17-990 mg/l, độ pH dao động từ 4,1-7,8, độ mặn dao động từ 1,5-28%

Nước ngầm: Theo đánh giá của các nhà khoa học, 4 tầng nước ngầm của Bạc Liêu có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Hiện tại tầng nước đang được khai thác sử dụng nhiều có độ sâu trung bình từ 80 đến 100m.Đây cũng là tầng nước dễ bị nhiễm phèn cần được quan tâm bảo vệ.

Bạc Liêu không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long, nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây. Nhờ đó, trên nửa diện tích bắc quốc lộ 1A có điều kiện nuôi trồng thủy sản, làm muối, phát triển rừng ngập mặn.

Nhìn chung trữ lượng nước của tỉnh đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, các nguồn nước hiện đang có nguy cơ ô nhiễm, chứa đựng các mầm bệnh do nuôi trồng thủy sản quá mức và lạm dụng các hóa chất trong nông nghiệp.Vì vậy, trong những năm tới cần phải có quy hoạch sử dụng hợp lí các nguồn nước, thực hiện tốt công tác thủy lợi, hình thành các hệ thống cấp thoát nước.

2.2.2.4. Đất đai

Đất đai tỉnh Bạc Liêu có nhiều biến động do bồi và lở ven biển, trong đó diện tích bồi thường lớn hơn lở. Vùng bồi nhiều nhất là từ Gò Cát (Giá Rai) đến gần giáp Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Tốc độ bồi ra biển mỗi năm lên tới 60-80m và hiện nay đã hình thành một bãi bồi ven biển, rộng từ 1 đến 2km, dài khoảng 40km từ thị xã Bạc Liêu đến Gò Cát.

Đất Bạc Liêu chia thành các nhóm chính như sau:

Nhóm đất mặn: 97698ha, chiếm 38,44% diện tích, nhóm đất phèn: 124804ha, chiếm 51,74% diện tích, nhóm đất cát: 452ha, chiếm 3,24% diện tích, nhóm đất phù sa: 5464ha, chiếm 2,03% diện tích, nhóm đất khác : 11330ha, chiếm 4,55% diện tích

Biểu đồ2.1: Cơ cấu các loại đất ở tỉnh Bạc Liêu năm 2005

Phần lớn diện tích đất trong tỉnh là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, lượng mùn và đạm cao. Theo cách phân loại khả năng thích nghi của đất, đất Bạc Liêu chia thành hai vùng chính, vùng bắc quốc lộ 1A và vùng nam quốc lộ 1A. Vùng bắc quốc lộ 1A có 11 vùng thích nghi, trong đó phía đông bắc thích hợp cho trồng lúa, màu và cây trồng nông nghiệp khác. Khu vực phía tây bao gồm một phần huyện Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai thích nghi cho nuôi trồng thủy sản và lúa-

33,84 51,74 3,24 2,03 4,55 Đất mặn Đất phèn Đất cát Đất phù sa Đất khác

tôm.Vùng nam quốc lộ 1A gồm 10 vùng thích nghi phù hợp nuôi trồng thủy sản, tôm –lúa, làm muối và phát triển rừng ngập mặn.

2.2.2.5. Sinh vật

Rừng

Rừng ở Bạc Liêu là rừng ngập mặn và phèn, có năng suất sinh học cao, giá trị phòng hộ và môi trường lớn. Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2,1% diện tích tự nhiên. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn và cửa sông Bạc Liêu khá nhạy cảm với ô nhiễm môi trường.Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, khu vực này cần được chú ý và quan tâm đặc biệt.

Hệ động thực vật của Bạc Liêu khá phong phú. Tập doàn vật nuôi phổ biến là heo, gà,vịt, tôm, cua, cá,…, đặc biệt có nhiều loài chim về đây cư trú, làm tổ. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế lúa, ngô, dừa, cam, xoài, chuối,…

Nguồn lợi thủy sản

Vùng biển và đất ven biển tỉnh Bạc Liêu nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau nối liền vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước Đông Nam Á có tiềm năng kinh tế to lớn và vị trí quốc phòng rất quan trọng. Bạc Liêu có bờ biển dài 56km từ xã Vĩnh Trạch Đông thành phố Bạc Liêu (giáp huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đến thị trấn Gành Hào huyện Giá Rai (giáp tỉnh Cà Mau); nội thủy khoảng 3645km2, vùng lãnh hải khoảng 116km2

. Biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản tương đối lớn, phong phú về chủng loại, riêng cá có tới 661 loài. Nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao như tôm biển các loại, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường.

Trong thủy vực trung tâm nội đồng có 245 loài thực vật nổi (phytoplankton), 49 loài động vật nổi (zooplankton) và 47 loài động vật đáy (zoobenthos). Mật độ thực vật nổi dao động từ 29950-674670 cá thể/lít, động vật nổi đạt 8862con/m3

, động vật đáy dao động từ 3448-25821g/m2. Vùng ven biển bị xâm nhập mặn thường xuyên, thủy sinh vật làm thức ăn cho tôm, cá phong phú về thành phần loài: có 133 loài thực vật nổi, 24 loài động vật nổi và 61 loài động vật đáy. Sinh lượng thực vật

nổi trong nước đạt từ 172000-221000 cá thể/lít, động vật nổi từ 4940-8550 con/m3, động vật đáy từ 7138-7640g/m2

.

Nguồn lợi tôm, cá và nhuyễn thể: Do nguồn nước trong nội đồng và ven biển có chất lượng tương đối tốt, thủy sinh vật làm thức ăn cho tôm, cá khá phong phú cho nên về thành phần loài cá, tôm ở các thủy vực trong tỉnh Bạc Liêu cũng khá phong phú và đa dạng.

Nguồn lợi cá đồng chủ yếu là các loài cá lóc, rô, trê, lươn,sặc bổi,…Những năm gần đây nguồn lợi cá đồng giảm nghiêm trọng cả về thành phần lẫn giống loài và sản lượng. Nguyên nhân chính là do khai thác bừa bãi, nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải đô thị, làng nghề, diện tích vùng ngọt hóa bị thu hẹp.

Nguồn lợi cá biển trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài có giá trị kinh tế và phân bố như sau: Cá tầng đáy chiếm 80%, cá nổi chiếm 20%; cá sống vùng biển gần bờ chiếm 80%, xa bờ chiếm 20%. Cá biển ở Bạc Liêu đa dạng về giống loài, có chu kỳ sống ngắn, nhiều loài có giá trị sản lượng cao như cá hồng, cá nhụ, cá chim, cá dù,…

Nguồn lợi tôm do diện tích tiếp giáp biển rộng, hàng năm nguồn lợi tôm tự nhiên cung cấp khoảng vài tỷ con giống các loại. Theo thống kê đã tìm thấy khoảng 33 loài tôm ở các thủy vực tỉnh Bạc Liêu, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sú, thẻ, đất, chì, sắt, bạc,… Nguồn lợi tôm biển: họ tôm he chiếm ưu thế với 6 giống và 16 loài (kết quả điều tra tháng 1 và tháng 8/2001); ngoài ra còn 1 loài thuộc họ tôm vỗ, 1 loài thuộc họ tôm tít, 1 loài thuộc họ tôm gai, 1 loài thuộc họ tôm lửa.

Nguồn lợi mực phát hiện được 23 loài: mực nang, mực ống, mực tuột, mực sim,… trong số 53 loài ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra còn có cua, ghẹ, san hô,… nhưng trữ lượng của các nguồn lợi này không cao lắm.

Nguồn lợi ven bờ: Nguồn lợi hải sản ven bờ của tỉnh Bạc Liêu chưa có thống kê đầy đủ. Theo đánh giá của các nhà khoa học và nhà quản lý cho thấy sản lượng thủy sản khai thác đã vượt mức cho phép từ năm 1991 đến nay và sức ép khai thác ở

vùng ven bờ vẫn ngày càng gia tăng vì số lượng tàu nhỏ tăng không ngừng dẫn đến nguồn lợi hải sản bị khai thác quá mức và suy giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)