Khai thác và đánh bắt thủy sản

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 83)

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hơn 460.000 tấn thủy sản các loại, hàng năm cho phép khai thác trên 100.000 tấn thủy sảnvới nhiều loại có giá trị kinh tế cao, như tôm, cua, mực... Đặc biệt, dọc theo bờ biển của tỉnh có 3 cửa sông lớn rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ, cung cấp nước mặn và con giống cho nuôi trồng thủy sản.

2.3.2.1. Phương tiện, trang thiết bị Số lượng tàu thuyền

So với một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì Bạc Liêu cũng là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và đánh bắt thủy sản. Số lượng tàu thuyền đánh bắt của tỉnh khá lớn và có sự biến động theo thời gian từ 2000 – 2010. Xét về tổng thể thì số lượng tàu thuyền trên 1000 chiếc chỉ có năm 2000 và 2008,2009, 2010. Trong đó, giai đoạn từ 2003 đến 2007, số lượng tàu thuyền liên

tục biến động, thấp nhất là năm 2004 với 675 chiếc. Huyện Đông Hải, thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình là những địa phương có tống số tàu chiếm 90% tổng số tàu thuyền của tỉnh.

Biểu đồ2.5: Diễn biến số lượng tàu thuyền tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000-2010 Chiếc

Bảng2.8: Diễn biến số lượng và công suất tàu thuyền KHTS giai đoạn 2001-2009

Danh mục Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2009 2010 Tàu thuyền máy Chiếc 1.154 852 832 759 1.097 1.091

Tổng công suất Cv 109.559 106.757 105.459 91.814 112.401 123.535

Công suất bình quân

Cv/Ch 94,94 125,30 126,75 120,97 102,46 116

Nguồn: Sở NN& PPNT tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh ven biển, có tiềm năng phát triển kinh tế biển, nguồn lợi thủy sản rất dồi dào, phong phú, thời tiết thuận lợi cho khai thác thủy sản quanh năm. Với chiều dài 56km và 3/7 huyện, thị nằm ven biển, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào khai thác thủy sản nên trong vòng 10 năm từ 2001-20010 số lượng tàu

thuyền máy tăng liên tục với tốc độ trung bình 17%/năm và tổng công suất tăng 10%/năm. Số lượng tàu năm 2010 gấp 1,25 lần so với năm 2001 và tổng công suất gấp 1,2 lần.

Bình quân công suất tàu cũng liên tục tăng từ 2005 đến 2007 đạt 126,75 Cv/tàu nhưng từ 2007 đến nay có chiều hướng giảm đi chỉ còn 116 Cv/tàu. Nguyên nhân là do số lượng tàu thuyền công suất nhỏ tăng mạnh nên bình quân công suất trên mỗi đơn vị tàu giảm. Số tàu thuyền có công suất lớn tập trung ở thành phố Bạc Liêu, các tàu có công suất lớn của địa phương này chiếm gần 70% tổng số tàu có công suất lớn trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu công suất nhóm tàu cũng không có sự thay đổi lớn. Hiện tại toàn tỉnh có 1.091 tàu thuyền khai thác biển, trong đó có công suất nhỏ hơn 50Cv chiếm 62,94% (cào tôm, te chiếm 16,39%; lưới các loại chiếm 46,64%), nhóm này đa số khai thác vùng lộng và vùng bờ. Các tàu có công suất lớn hơn 50Cv và 90Cv chiếm 34,93% (cào đơn chiếm 10,76%; cào đôi chiếm 9,82%, lưới các loại chiếm 14,35%), nhóm này khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi.Trong giai đoạn 2000- 2010, nhóm tàu công suất lớn hơn 90Cv chỉ dao động từ 300- 370 tàu tăng từ 26% năm 2000 lên 34% năm 2010 trong tổng số tàu thuyền. Chiếm đa số trong tổng số tàu toàn tỉnh là nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 90Cv. Như vậy số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90Cv đang có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Với số lượng tàu có công suất lớn chỉ chiếm chưa đến 50% tổng số tàu toàn tỉnh cho thấy được khả năng đánh bắt xa bờ của ngư dân chưa mở rộng. Số lượng tàu khai thác hải sản có công suất nhỏ hơn 90Cv chiếm đa số sẽ gây nguy hại đến nguồn lợi thủy sản gần bờ.Vì vậy, hiện nay tỉnh đã chú trọng phát triển các đội tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ, dài ngày hơn, hạn chế khai thác ven bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.

2.3.2.2. Tổ chức sản xuất và ngư trường khai thác

- Về tổ chức sản xuất

Chủ yếu theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác xã và hộ gia đình,và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong hoạt động khai thác khơi đã có sự liên kết từng

nhóm tàu trên biển để hỗ trợ nhau về những thông tin ngư trường, dịch vụ tiêu thụ, trao đổi sản phẩm khai thác, vật tư, thiết bị, nhiên liệu trên biển,...

- Về ngư trường khai thác

Ngư trường khai thác chính là vùng biển Tây Nam Bộ. Ngoài ra, một số tàu thuyền cỡ lớn cung tham gia khai thác xa bờ ở vùng biển Đông Nam Bộ và giữa biển.Các bãi cá được khai thác chính là: Côn Sơn, cửa sông Cửu Long, Đông và Tây Mũi Cà Mau. Hoạt động khai thác hải sản ở đây có thể phân thành hai cụm ngư trường khai thác chính: ngư trường nội tỉnh – hoạt động thường xuyên ở cả ven bờ và xa bờ; các ngư trường ngoài tỉnh – phần lớn là hoạt động khai thác xa bờ.

+ Các ngư trường nội tỉnh: Các ngư trường nội tỉnh là các ngư trường nước nông ven bờ, ven biển. Nhìn chung, các ngư trường nội tỉnh đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng và số lượng hải sản. Nguyên nhân là do các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp; các chất thải từ nuôi trồng thủy hải sản; các hoạt động đánh bắt thủy sản quá mức, sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ (lưới kéo, te, đăng, lưới đáy,...).Những hoạt động này không những làm suy giảm các loài mà còn phá hủy môi tường sống của chúng. Nếu không có những biện pháp tích cực trong tương lai nguồn thủy sản nội tỉnh sẽ bị suy kiệt, sản lượng khai thác giảm cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những ngư dân địa phương,…

+ Các ngư trường ngoài tỉnh:Các ngư trường ngoài tỉnh được tập trung khai thác mạnh là vùng biển Bình Thuận, khu vực biển Kiên Giang thuộc vịnh Thái Lan, Cà Mau và một số khu vực ở giữa biển Đông. Đối tượng khai thác chủ yếu là cá, tôm và một số loài hải sản khác.

2.3.2.3.Lao động khai thác

Hoạt động khai thác thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư sống ven biển. Lao động khai thác hải sản của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000-2010 có sự tăng giảm không ổn định. Trong giai đoạn 2001 – 2008 tốc độ lao động khai thác hải sản giảm bình quân hàng năm 1,5% (dao động không đáng kể). Do trang bị tàu thuyền và ngư lưới cụ ngày càng hoàn thiện và bố trí lao động ngày

càng hợplý. Hiện nay, số lượng lao động khai thác hải sản đang có sự gia tăng trở lại tốc độ 0,7 %/năm, năm 2010 tống số lao động là 5.982 người. Lao động bình quân trên một đơn vị tàu thuyền luôn ổn định (6-7 người/chiếc).

Các tàu khai thác hải sản ở Việt Nam nói chung và tàu thuyền của tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn khá lạc hậu so với khu vực và thế giới, trên tàu chủ yếu trang bị thủ công nên cần nhiều lao động chân tay, do đó số lượng lao động trên mỗi tàu khai thác còn ở mức cao, dao động từ 6 - 7 người/chiếc.

Theo thống kê của ngành thủy sản, số lượng lao động khai thác hải sản chiếm khoảng 0,7% dân số cả tỉnh.Tuy nhiên trong số đóđa phần lao động chưa có bằng nghề và hầu như không có lao động nào có bằng đại học. Đây là khó khăn rất lớn trong việc tiếp thu kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật khai thác xa bờ. Vì thế, những năm qua, dù sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng nhưng chất lượng sản phẩm khai thác thấp, cá tạp trong mẻ lưới chiếm tỷ lệ cao.

2.3.2.4.Sản lượng đánh bắt

Bảng2.9: Sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản của tỉnh Bạc Liêu qua các năm(đơn vị: tấn) Năm Tổng Trong đó Nội địa Biển 2001 2003 2005 2007 2009 2010 55.050 67.958 62.034 70.276 83.000 91.763 2.000 2.500 2.695 3.200 4.500 4.866 53.050 65.458 59.250 67.076 78.500 86.897

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu

Hòa nhịp cùng sự tăng trưởng mạnh của sản lượng nuôi trồng thì hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản của tỉnh cũng đóng góp không nhỏ vào tổng sản lượng chung của tỉnh. Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hơn 460.000 tấn thủy sản các loại, hàng năm cho phép khai thác trên 100.000 tấn thủy sảnvới nhiều loại có giá trị kinh tế cao, như tôm, cua, mực... Đặc biệt, dọc theo bờ biển của tỉnh có 3 cửa sông lớn

rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, với những lợi thế đó nhưng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh vẫn chưa đạt được sản lượng cao, tốc độ tăng trưởng so với nuôi trồng thì ngày càng giảm đáng kể.

Sản lượng khai thác chủ yếu dựa vào khai thác biển, còn khai thác nội địa đạt sản lượng rất thấp.Năm 2010, sản lượng khai thác nội địa chỉ đạt 4866 tấn, trong khi đó sản lượng khai thác biến đạt 86897 tấn.Hoạt động khai thác nội địa chủ yếu là trên các sông, rạch, ruộng lúa. Phần lớn các hình thức khai thác mang tính thủ công, sử dụng phương tiện đánh bắt thô sơ, còn có một số ít người sử dụng các dụng cụ đánh bắt mang tính chất hủy diệt như sử dụng điện trong đánh bắt, thuốc cá,…Một phần là nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cho sản xuất lúa, các loại thuốc diệt cá trong các ao, đầm nuôi tôm, sự ô nhiễm nguồn nước của các kênh rạch nên nguồn lợi thủy sản nội đồng ngày càng giảm và dần dần có nguy cơ cạn kiệt. Khai thác biển mặc dù là một nghề truyền thống, phương tiện đánh bắt đa dạng, đạt sản lượng cao so với khai thác nội địa nhưng đa phần là khai thác gần bờ, hiệu quả không cao. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh có tăng mạnh trong thời gian qua nhưng số lượng còn ít do thiếu nguồn vốn đầu tư, sự biến động bất thường của thời tiết, giá cả xăng dầu tăng lên hằng ngày nên số lượng đánh bắt giảm, rất nhiều như dân bỏ nghề do không đủ vốn đầu tư cho hoạt động đánh bắt.

Cơ cấu sản lượng khai thác của tỉnh không ngừng tăng lên trong những các năm qua. Hầu hết các đối tượng khai thác chính đều có sự tăng giảm qua các năm.

Biểu đồ2.6: Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bạc Liêu qua các năm

%

Năm

Trong cơ cấu đối tượng khai thác, sản lượng cá luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng khai thác (dao động từ 70-80%). Sản lượng tăng từ 43515 tấn năm 2000 lên 60950 năm 2010. Sản lượng tôm đứng thứ hai nhưng không chiếm tỷ trọng cao như cá.Sản lượng tôm chỉ dao động từ 10-15% tống sản lượng.Hải sản khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Nhìn chung sản lượng cá, tôm có sự tăng trưởng ổn định, còn các đối tượng khai thác khác do tính chất mùa vụ và sự chuyển đổi nghề khai thác,… nên sản lượng giảm.

Sản lượng đánh bắt trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển như thành phố Bạc Liêu, huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình. Sản lượng khai thác của các địa phương này chiếm 85% sản lượng khai thác của toàn tỉnh.Các huyện này là những huyện có lịch sử khai thác nghề cá từ lâu đời, chủ yếu là các hoạt động khai thác, đánh bắt các loại cá biển. Các huyện còn lại chủ yếu là các hoạt động khai thác các loại tôm, cá nước ngọt với sản lượng rất ít do khai thác quá

mức và những hoạt động ô nhiễm nguồn nước của con người từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp gây ra làm suy giảm nguồn lợi thủy sản nội địa.

Bảng2.10: Diễn biến cơ cấu sản lượng KTTS của Bạc Liêu theo địa phương

Năm 2000 2003 2005 2007 2009 2010 Cơ cấu(%) 100 100 100 100 100 100 Tp Bạc Liêu 12,7 15 14 20.6 20,5 18,8 H. Hồng Dân - - - 1,8 2,9 1,9 H.Phước Long - - 0,3 3,5 3,6 4,3 H. Vĩnh Lợi 17,7 17 1,3 2,1 1,8 2 H. Hòa Bình - - 13,9 6,7 9,4 12,9 H.Đông Hải - 61,5 62,1 57,5 53,7 54 H.Giá Rai 69,6 6,5 8,4 7,8 8,1 6,1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu

2.3.2.5.Năng suất khai thác

Bảng2.11: Diễn biến năng suất khai thác thủy sản tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000-2010

Danh mục 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Sản lượng/tàu (tấn/chiếc) 49,03 62,63 91,98 81,47 66,75 82,25

Sản lượng/công suất (tấn/Cv) 0,62 0,57 0,59 0,71 0,63 0,76

Sản lượng/lao động(tấn/người) 9,72 11,31 14,48 17,42 12,54 15,2

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu

Sản lượng trên đơn vị tàu tăng từ 49,03 tấn/chiếc năm 2000 lên 82,25 tấn/chiếc năm 2010, tăng 67,75%. Việc thay đổi cơ cấu đội tàu theo hướng dần dần giảm lượng tàu nhỏ đã có ảnh hưởng tích cực làm tăng sản lượng trên đơn vị tàu. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác tăng cũng phù hợp quá trình áp dụng cơ khí hóa nghề cá, nâng cao công suất của các đội tàu đánh bắt xa bờ góp phần tăng năng suất lao động.

Diễn biến sản lượng trên đơn vị công suất ổn định, không tăng giảm đáng kể. Sản lượng trên đơn vị lao động tăng từ 9.72 tấn/người lên 15,2 tấn/người, tăng 56%.Tuy nhiên, năm 2006 thì sản lượng trên đơn vị lao động tăng do số lượng tàu thuyền và lao động giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2000-2010 nhưng công suất

hoạt động bình quân trên mỗi tàu không giảm nên sản lượng trên đơn vị lao động tăng cao nhất.

2.3.2.6. Giá trị sản xuất

Cùng với nông nghiệp, thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bạc Liêu. Tỷ trọng của ngành thủy sản liên lục dẫn đầu và tăng liên tục trong cơ cấu và giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành từ năm 2001 đến nay tính theo giá hiện hành luôn luôn chiến trên 50% trong tổng giá trị sản xuất của nông-lâm nghiệp và thủy sản. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thủy sản năm 2010 là 155 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 6,69%. Như vậy cho thấy thủy sản đóng góp một phần không nhỏ từ xuất khẩu các sản phẩm thủy sản cho nền kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, so với NTTS thì khai thác đánh bắt thủy sản của tỉnh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng GTSX của toàn ngành. Hiện nay, trong cơ cấu của ngành thủy sản, khai thác đánh bắt đang ngày càng giảm dần tỷ trọng từ 27,1% năm 2001 chỉ còn 13,2% năm 2010, giảm gần 48,7%. Trên thực tế, giá trị sản xuất của ngành khai thác đánh bắt thủy sản vẫn không ngừng tăng từ 461.306 triệu đồng năm 2001 lên 1.072.776 nănm 2010. Nhưng do giá trị kinh tế của các loài được khai thác đánh bắt không cao bằng giá trị của các loài được nuôi trồng (điển hình là tôm sú) nên sự đóng góp vào GTSX chung của toàn ngành.

2.3.2.7.Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá

Các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá đã và đang được chú trọng phát triển.Chủ trương phát triển kinh tế biển và kinh tế thủy sản đã giúp hàng chục ngàn lao động, nhất là nhân dân vùng biển có thêm việc làm, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Các cơ sở cơ khí tàu thuyền đã đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chửa phương tiện tàu thuyền của ngư dân. Toàn tỉnh có 3 cơ sở sửa chữa tàu thuyền công suất 20 lượt chiếc/năm, 12 xưởng cơ khí chuyên sửa máy tàu. Các cơ sở dịch vụ nghề cá: 7 cơ sở sản xuất nước đá với công suất 165000 tấn/năm, 2 chợ cá truyền thống tại thành phố Bạc Liêu và thị trấn Hộ Phòng vẫn duy trì hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, tại khu vực Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào các thành phần kinh tế đã

đầu tư hàng chục điểm bán xăng dầu, các cửa hàng mua bán ngư lưới cụ, vật tư nghề cá thuận lợi cho ngư dân trong việc sửa chữa, thay thế ngư cụ, thiết bị, nhu cầu

Một phần của tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)