8. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu
3.5.3. Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm
1. Xét đồ thị đường lũy tích
Quan sát đồ thị ta thấy: đồ thị đường lũy tích của các lớp TN đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với đồ thị của các lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ chất lượng các bài kiểm tra của lớp TN tốt hơn của lớp ĐC.
2. Về tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá giỏi
Tỉ lệ HS bị điểm yếu kém các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC.
Ngược lại tỉ lệ HS đạt điểm khá - giỏi ở các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC. 0 10 20 30 40 50 60 70
% Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi
TN ĐC
3. Xét các giá trị tham số đặc trưng
Giá trị điểm trung bình cộng của lớp TN luôn lớn hơn lớp ĐC, đồng thời các giá trị khác như độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên và sai số tiêu chuẩn đều nhỏ hơn.
4. Xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê
Qua 3 kết quả đã xét ở trên, ta có thể kết luận kết quả học tập ở các lớp TN đều cao hơn các lớp ĐC. Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho thấy t >tα. Vậy kết quả có được chính là do hiệu quả của bài giảng được thiết kế bằng phần mềm Lecturemaker đã áp dụng ở các lớp TN chứ không phải do ngẫu nhiên. Qua đây, khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng phần mềm Lecturemaker để thiết kế BGĐT môn Hóa học. Nếu phần mềm Lecturemaker được sử dụng rộng rãi sẽ cho kết quả cao hơn là dạy học theo bài giảng truyền thống.