Giới thiệu phần mềm Lecturemaker [30]

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 29 - 38)

8. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu

1.5.1. Giới thiệu phần mềm Lecturemaker [30]

1.5.1.1. Biểu tượng

Hình 1.5. Giao diện Lecturemaker

- Vùng 1: Nút Lecturemaker button để truy cập tới các chức năng New, Open, Save, Print…

- Vùng 2: Chứa các menu và nút lệnh.

- Vùng 3: Chứa danh sách các slide trong bài giảng. - Vùng 4: Slide đang thao tác.

- Vùng 5: Danh sách các đối tượng đang thao tác ở vùng 4.

1.5.1.3. Giới thiệu các menu

Menu Lecturemaker

Chứa các mục:

- New: Tạo file mới. - Open: Mở file. - Close: Đóng file.

- Save: Lưu file Lecturemaker (đuôi.lme). - Save as: Lưu file dưới các định dạng khác như exe, gói SCORM...

- Print: In file.

Hình 1.6. Menu Lecturemaker

Menu Home

Hình 1.7. Menu Home

- Clipboard: Thao tác cắt, dán…

- Slide: Thao tác thêm, copy, nhân đôi, xóa slide. - Font: Thao tác với văn bản: màu chữ, in nghiêng… - Draw: Vẽ các biểu tượng đơn giản.

- Edit: Canh, chỉnh đối tượng như sắp xếp trật tự, undo…

Menu Insert

Hình 1.8. Menu Insert

- Object: Chèn các đối tượng như hình ảnh, phim, âm thanh, file Flash, web, file PDF, file Powerpoint…

* Lưu ý khi chèn file Powerpoint/ PDF + Insert/ Document/ PDF.

+ Đưa trỏ chuột vào Slide (lúc này trỏ chuột có dấu +)/ rê chuột vẽ một hình chữ nhật/ tìm đường dẫn đến tập tin hoặc Website cần nhập vào rồi click đúp chuột (hoặc click chuột chọn/ click nút Open).

Nếu muốn cho File Powerpoint hoặc PDF chạy được trong Lecturemaker tại Ô Type chọn As Powerpoint (nếu nhập Powerpoint), hoặc As PDF Document (nếu nhập PDF)  click chuột vào nút Import All Slide.

- Recording: ghi lại bài giảng, âm thanh…

Nút bắt đầu ghi

Nút tạm dừng, dừng, chơi lại Nút di chuyển giữa các side

Hình 1.9. Giao diện thu âm bài giảng

- Editor: Chèn công thức toán, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ… Chèn công thức toán: Insert/ Equation.

+ Soạn thảo công thức: Chọn biểu thức trong ô Symbol, khi đó trong vùng soạn thảo sẽ xuất hiện biểu thức và ta nhập công thức vào. Soạn thảo xong click chọn vào hình chiếc ghim để hoàn tất.

+ Sử dụng các công thức có sẵn bằng cách chọn menu Template/ Insert.

Hình 1.10. Giao diện chèn các công thức toán có sẵn

+ Lưu công thức đã soạn để có thể dùng lại sau này: Vẽ hình xong, vào menu Template, chọn các đối tượng trong vùng soạn thảo, click chọn nút Append Template. Các tính năng tương tự cho việc chèn biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ…

- Text: Thao tác với văn bản, bảng, chèn kí tự đặc biệt… - Quiz: Chèn câu trắc nghiệm ngắn hay nhiều lựa chọn.

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:Insert/ Multiple Choice Quiz

+ Hiện các khung textbox: 1 khung để gõ câu hỏi và 4 khung gõ các đáp án lựa chọn.

+ Đánh dấu check màu đỏ vào câu trả lời đúng.

+ Click phải chuột phải vào câu trắc nghiệm chọn Object Property và chỉnh các thuộc tính.

Hình 1.11. Thuộc tính của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn:Insert/ Short Answer Quiz

+ Hiện hai khung textbox: một khung để gõ nội dung câu hỏi và một khung gõ đáp án.

+ Nút submit để người trả lời xác nhận câu trả lời của mình. + Click phải chuột vào câu trắc nghiệm chọn Object Property.

Hình 1.12. Thuộc tính của câu trắc nghiệm ngắn

Menu Control

Hình 1.13. Menu Control

- Object Control: Thay đổi, điều khiển các thuộc tính của đối tượng. - Slide Control: Di chuyển slide.

- Change Format: Chuyển đổi các định dạng video, âm thanh…

- Slide Transition Effect: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh khi di chuyển các slide.

* Đặc biệt ở menu Control là Convert Video/ Audio: chuyển đổi định dạng các file video/ audio.

Menu Design

Hình 1.14. Menu Design

- Slide setup: Dùng thay đổi, điều chỉnh các thuộc tính của slide. - Design: Các mẫu hình nền có sẵn trong chương trình.

- Template: Các mẫu bố trí sẵn hình nền và khung giữ chỗ cho hình ảnh, văn bản, flash… (template = design + layout).

* Chúng ta có thể thiết kế những template bằng cách thiết kế 1 background trong Lecturemaker và Save as Template.

Menu View

Hình 1.15. Menu View

- Run slide: Trình chiếu bài giảng gồm trình chiếu từ slide hiện hành, toàn bài, dưới dạng web.

- View slide: Các chế độ xem slide, phóng lớn để xem. - Master slide: Thiết lập và chỉnh sửa cho slide master. - View HTML Tag: Xem các tag trong HTML.

- Show/ Hide: Ẩn, hiện các thanh công cụ như thước, lưới… - Window: Sắp xếp các cửa sổ của các bài giảng đang mở.

Menu Format

Hình 1.16. Menu Format

- Dùng điều chỉnh, thay đổi các thuộc tính như canh hàng, ẩn/ hiện...

1.5.1.4. Ưu – nhược điểm phần mềm Lecturemaker

Lecturemaker 2.0 là phần mềm tạo BGĐT, trực quan, thân thiện và dễ sử dụng với những ưu điểm:

- Cung cấp toàn diện các công cụ giúp hoàn thiện bài giảng. - Tích hợp layout bố trí nội dung với các chức năng soạn thảo. - Sắp xếp, tổ chức bài giảng nhất quán, hợp lý vớiSlide Master.

- Có nhiều công cụ soạn thảo trực quan: soạn công thức toán học, viết phương trình hóa học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box, và các ký tự đặc biệt.

Hình 1.17. Công cụ vẽ đồ thị

- Có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh…

- Khả năng nhúng Flash hoàn hảo mà không cần cài đặt phần mềm chuyên dụng để đọc.

- Nhúng video không cần đóng gói, không cần đính kèm phim khi copy bài trình chiếu qua máy tính khác.

- Có thể lưu lại file phim, flash trong bài trình chiếu làm tư liệu dạy học.

- Khả năng hyperlink tốt: thêm slide, copy slide không cần chỉnh lại hyperlink đã liên kết trước đó.

- Tạo câu trắc nghiệm dễ dàng và nhanh chóng.

- Khả năng tạo ra các tình huống tương tác trên bài giảng cao.

- Khi làm trắc nghiệm và tự luận: HS vừa làm bài vừa kiểm tra kết quả bài làm.

- Có thể điều khiển sự xuất hiện các nội dung bài học theo ý muốn bằng cách thiết kế các button.

- Có khả năng đồng bộ video với nội dung bài giảng: vừa có nội dung bài giảng, vừa có hình ảnh, lời giảng của GV đi kèm với từng nội dung.

- Thu âm bài giảng phục vụ việc tự học bằng cách giảng trực tiếp trên laptop hoặc micro với chất lượng file thu âm rất tốt mà không cần phần mềm hỗ trợ.

- Có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như Powerpoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video…để tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng.

- Bài giảng tạo ra từ Lecturemaker có thể được dùng trong dạy và học ở nhiều hình thức như để giảng bài trên lớp, để học tập trực tuyến, hay cũng có thể dùng cho tự học ở nhà.

- Bài giảng tạo ra từ Lecturemaker tương thích với chuẩn SCORM để làm bài giảng E- learning cho các hệ thống học tập trực tuyến.

Bên cạnh đó, phần mềm Lecturemaker còn có 1 số hạn chế như:

- Không hỗ trợ thiết kế các thí nghiệm mô phỏng. Để khắc phục, chúng ta thiết kế trên chương trình Powerpoint hay Flash rồi chèn vào Lecturemaker.

- Các hiệu ứng được thiết kế trong một slide sẽ chạy liên tục theo trình tự khi trình chiếu và không dừng lại cho đến khi hết. Vì Lecturemaker là phần mềm thiết kế bài giảng theo chuẩn SCORM để dạy học trực tuyến, mà dạy học trực tuyến thì việc người học tương tác vào bài giảng là rất cần thiết. Nên phần mềm đã tích hợp việc chèn nút (Insert/ Button) giúp chúng ta có thể điều khiển các đối tượng xuất hiện. Người học thích vấn đề nào thì click vào để xuất hiện vấn đề đó trước. Để cho các hiệu ứng không tự chạy cho đến hết thì chúng ta buộc phải thiết kế các button.

- Phần mềm rất ít các đối tượng ảnh giống AutoShapes trong Powerpoint, nên để vẽ các đối tượng đó chúng ta phải tự thiết kế trong Lecturemaker.

Tuy có một số hạn chế nhưng có rất nhiều ưu điểm trong hỗ trợ thiết kế BGĐT nên phần mềm Lecturemaker hiện đang được Cục CNTT - Bộ GD & ĐT khuyến khích sử dụng để tạo ra các BGĐT đúng chuẩn quốc tế.

- Theo nguồn Internet từ năm 2009 nhiều Sở GD & ĐT đã mở các lớp tập huấn sử dụng phần mềm Adobe Presenter và Lecturemaker.

- Tháng 3/ 2009, Bộ GD & ĐT phát động và hướng dẫn cuộc thi thiết kế BGĐT E- learning với các công cụ như Adobe Presenter, Lecturemaker.

- Năm 2010, dự án phát triển giáo dục THPT tổ chức chương trình đào tạo tin học cho GV ở 22 tỉnh.Nội dung gồm hướng dẫn GV sử dụng phần mềm VIOLET 1.7, Lecturemaker và Adobe Presenter...

- Tiếp nối thành công của cuộc thi năm 2009, vừa qua ngày 12/ 10/ 2011 Bộ GD & ĐT đã phát động cuộc thi thiết kế BGĐT E-learning với các công cụ Adobe Presenter, Lecturemaker lần thứ 2.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)