Các bước tiến hành thiết kế bài giảng bằng phần mềm Lecturemaker

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 38 - 47)

8. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu

1.5.2.Các bước tiến hành thiết kế bài giảng bằng phần mềm Lecturemaker

- Bước 1. Khởi động chương trình

- Bước 2. Thiết kế bố cục trình bày thống nhất cho bài giảng - Bước 3. Nhập nội dung văn bản, đồ họa, âm thanh, video… - Bước 4. Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng

- Bước 5. Thiết kế dàn ý bài giảng - Bước 6. Thiết kế các liên kết khác

- Bước 7. Sử dụng các hiệu ứng cho trang trình chiếu và các đối tượng - Bước 8. Chạy thử chương trình và sửa chữa

- Bước 9. Đồng bộ nội dung bài giảng với video - Bước 10. Xuất file bài giảng

Sau đây là nội dung chi tiết của từng bước

Bước 1. Khởi động chương trình

Bước 2. Thiết kế bố cục trình bày thống nhất cho bài giảng

Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thông qua chức năng Slide Master. Chức năng này cho phép xác định và áp dụng những đối tượng chung nhất như phông chữ, định dạng… sẽ xuất hiện trên tất cả các slidecủa bài giảng.

Cách tạo Silde Master

- Từ màn hình chính của chương trình, chọn menu View, chọn View Silde Master. Khi đó khung hình Slide ở vùng 3 sẽ chuyển thành khung hình Master Slide

Hình 1.18. Khung hình Master Slide

- Silde Master gồm có 2 Slide:

+ Title Master: Slide đầu tiên của bài giảng.

- Chọn template cho Slide Master: Click chọn Slide Title Master, sau đó chọn menu Design và chọn tiếp ô template mong muốn. Kết quả như trên hình:

Hình 1.19. Cách chọn template

- Click chọn Slide Body Master và chọn Template tương tự như trên. Đặt tất cả chi tiết thiết kế slide lên Body Master kể cả các nút menu.

- Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách nhấp lên khung hình Slide Master hoặc vào menu View, chọn nút Close Slide Master.

Bước 3. Nhập nội dung văn bản, đồ họa, âm thanh, video…

- Tạo Slide mới: Chọn Home/ New slide hoặc Ctrl + N hoặc copy Slide.

- Gõ nội dung: Chèn các Textbox và gõ chữ trong textbox

- Định dạng ký tự và văn bản: Vào Home chỉnh Font chữ, cỡ chữ, màu…

- Chèn tranh ảnh, video: Trong Insert, có insert image, video, sound, flash, button, PDF, Powerpoint… (xem hướng dẫn trong menu Insert).

- Đưa phương trình hóa học vào Slide: thường chiếu cho HS xem phần đầu của phương trình (các chất tham gia), chờ HS viết xong phương trình ta mới chiếu phần còn lại (sản phẩm). Cách làm như sau:

a) Soạn phần đầu phương trình có cả mũi tên pư. Ví dụ: Fe + Cl2

Cách 1: Dùng công cụ Equation. Insert/ Equation rồi gõ công thức.

Cách 2: Chọn textbox và soạn bình thường như trong Word; chỉ số xuống thì bôi đen rồi nhấn (Alt + L), xuất hiện bảng Font, trong mục Effect chọn Sub; dấu mũi tên thì trong menu Insert, chọn Special Character, chọn biểu tượng mũi tên/ select/ copy/ paste.

Hình 1.20. Cách đặt tên để ẩn một đối tượng

Đặt tên cho đối tượng trong ô Hide name: ví dụ đặt là “Fe+Cl2”

c) Tạo một nút lệnh

+ Insert/ Button/ General Button kéo vẽ Button. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Click phải chuột vào button đó chọn Object Property. + Trong Button Name để trống.

+ Trong Button Shape có thể chọn default button, color button, region button hoặc image button. Nhưng thường chọn region button (nút trong suốt).

+ Kéo button vừa làm vào vị trí bất kỳ để khi trình chiếu ta biết vị trí click chuột. + Trong When button is click: Chọn Show hidden object, link tới hidden object.

Hình 1.21. Cách làm xuất hiện một đối tượng

Ở đây chọn đường link tới hidden object là Fe+Cl2.

d) Tương tự trên, dùng Equation soạn phần còn lại của phương trình và cho các đối tượng này ẩn đi như trên với tên gọi khác ở ví dụ này tác giả đặt là “FeCl3”. Sau đó tạo 1 nút lệnh điều khiển sự xuất hiện của FeCl3 như bước 3 nhưng chỗ Show hidden object, chọn đường link dẫn tới hidden object là FeCl3.

e) Dùng textbox cho các hệ số cân bằng, cho các đối tượng này ẩn đi như trên với tên gọi khác ở ví dụ này tác giả đặt là “canbang”. Sau đó tạo 1 nút lệnh điều khiển sự xuất hiện của “canbang” như bước 3 nhưng chỗ Show hidden object, chọn đường link dẫn tới hidden object là canbang.

Lưu ý: Phần mềm Lecturemaker là phần mềm có sự tương tác rất cao với người học nên chương trình thiết kế các nút (button) để khi muốn nội dung nào xuất hiện thì click vào button đó. Cách thiết kế giống bước 3.

Ở ví dụ này tác giả thiết kế 3 region buttton và đặt một region buttton vào chữ phương trình để khi click sẽ xuất hiện Fe+Cl2, một region buttton vào mũi tên để khi click sẽ xuất hiện sản phẩm (FeCl3), một region buttton vào sản phẩm (FeCl3) để khi click sẽ xuất hiện các hệ số cân bằng.

Sau khi hoàn thành ta có phương trình như sau:

Để soạn nhanh ở các slide tiếp theo ta Copy slide trước ở khung bên trái giao diện chương trình và Paste để được slide mới và tiến hành sửa slide vừa paste.

Bước 4. Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng

Lecturemaker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: câu hỏi đa lựa chọn (Multiple Choice Quiz) và câu hỏi trả lời ngắn (Short Anwer Quiz).

- Câu hỏi đa lựa chọn: Insert/ Multiple Choice Quiz. Trên slide xuất hiện các hộp text box để ta nhập câu hỏi và các phương án trả lời

- Sau khi nhập hết câu hỏi và các phương án trả lời, bạn xác định phương án trả lời đúng bằng cách tích chọn vào số thứ tự bên cạnh phương án trả lời.

Hình 1.22. Câu hỏi nhiều lựa chọn trong Lecturemaker

Bước 5. Thiết kế dàn ý bài giảng

Hình 1.23. Dàn ý bài giảng

- Thiết kế từng button hoặc khung hình theo ý thích/ chèn textbox gõ chữ/ chèn button. - Hyperlink: Click chuột phải/ Object property/ Go to the specified slide/ chọn slide muốn hyperlink/ OK.

Hình 1.24. Tạo hyperlink

Bước 6. Thiết kế các liên kết khác

- Thiết kế dòng chữ để liên kết đến một trang web hay gửi vào mail nào đó: Ta gõ chữ trong textbox, bôi đen chữ, bấm phải và chọn Hyperlink.

- Tạo các liên kết đa dạng: Tạo một button bằng cách Insert/ Button/ General Button. Click chuột phải vào button đó và chọn Object Property.

- Đổi tên button và lựa chọn các dạng liên kết trong mục When button is clicked.

Bước 7. Sử dụng các hiệu ứng cho trang trình chiếu và các đối tượng

- Chọn Control/ Slide Transition Effect ta chọn hiệu ứng cho trang trình chiếu.

- Click đôi chuột vào đối tượng nào đó Menu Format sẽ hiện khung Animation cho phép tạo hiệu ứng cho đối tượng đó.

Bước 8. Chạy thử chương trình và sửa chữa

Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn menu View/ Run All Slide hay nhấn phím F5 để chạy tất cả các slide của bài giảng đã thiết kế. Kiểm tra lại hình ảnh, các liên kết, các âm thanh, các video, …

Bước 9. Đồng bộ nội dung bài giảng với video (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hỗ trợ HS tự học ta có thể thu âm bài giảng sinh động như trực tiếp được GV dạy. Có thể thực hiện theo 2 cách

- Thu âm trực tiếp bài giảng bằng phần mềm Lecturemaker

GV thường thu âm ở nhà rồi sau tiết học cho HS nghe lại bài giảng để tự ôn lại kiến thức. Quy trình thu âm như sau:

+ Soạn kịch bản bài học, có thể soạn cụ thể ra lời giảng ứng với mỗi slide để khi thu âm lời văn liền mạch.

+ Thu âm: Insert/ Record lecture/ chọn Record Sound/ Chọn nút Record và bắt đầu thu âm.

- Đồng bộ video

+ GV thu hình đang giảng bài trước bằng webcam hay máy quay. + Ở slide đầu tiên: Insert/ video.

+ Click chuột phải/ Object Property/ Sync with Slide/ Sync Setup.

+ Click nút play video để video chạy, dựa vào nội dung video đang chạy tương ứng với slide nào thì bạn chỉ cần kích nút Sync ở bên dưới. Khi đó, trên cột Sync Time sẽ thể hiện thời gian bắt đầu xuất hiện Slide nội dung khi video chạy tới.

Hình 1.25. Đồng bộ video

+ Để gỡ bỏ thời gian đồng bộ khỏi nội dung bài giảng, cũng trên cửa sổ đồng bộ video này, click chọn nút Remove All.

Bài giảng làm ra từ Lecturemaker có thể được dùng dạy học với nhiều hình thức như giảng bài trên lớp, học trực tuyến, hay tự học ở nhà. Phần mềm Lecturemaker cho phép kết xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

- Kết xuất bài giảng ra định dạng web

Bài giảng có thể lưu dưới dạng định dạng web. Nếu có trang web riêng, ta có thể đưa bài giảng đã kết xuất lên trang web của mình. Để kết xuất bài giảng: Từ nút truy cập nhanh, chọn Save As Web. Trên cửa sổ này chọn kiểu kết xuất bài giảng là HTML ở ô Save as Type, chọn kiểu định dạng để xem là Lecturemaker hay Flash, tại ô Viewer Format click chọn nút Save.

Đối với bài giảng kết xuất thành công dạng Viewer Format là Flash thì tại thư mục lưu sẽ có 2 file: 1 file.html và 1 file.swf. Để mở bài giảng này, kích mở từ file.html. Nếu kết xuất bài giảng theo dạng Viewer Format là Lecturemaker thì yêu cầu trên máy tính phải có cài đặt Lecturemaker Viewer thì mới có thể xem được bài giảng. Kết quả của kết xuất này là 1 file.html và 1 thư mục chứa nội dung bài giảng. Xem bài giảng bằng cách click mở file.html.

- Kết xuất ra định dạng SCO

Theo tiêu chuẩn SCORM, SCO (Sharable Content Object) là 1 đơn vị lưu trữ các thông tin học tập. Một SCO có thể là một đoạn văn cho tới hình ảnh, hoạt họa, video, hay có thể là một cấu trúc phức tạp kết hợp giữa văn bản và minh họa. SCO có thể chứa 1 SCO khác hoặc có thể là cả 1 khóa học.

Lecturemaker cho phép kết xuất bài giảng ra dạng SCO để phục vụ cho hệ thống học tập trực tuyến (LMS) ở mức độ cao. Tuy nhiên, cũng có thể dùng như với dạng kết xuất ra web.

Để thực hiện từ nút truy cập nhanh, chọn Save As/ Save As SCO. Ở cửa sổ này, ta lựa chọn tiêu chuẩn SCORM trong ô Save as type và chọn kiểu xem ở ô Viewer Format. Để xem bài giảng, chạy file.html.

- Kết xuất ra gói SCORM

Bài giảng có thể kết xuất thành gói SCORM đầy đủ, dùng cho các hệ thống học trực tuyến (LMS: Learning Management System) online hoặc offline. Lecturemaker hỗ trợ xuất bài giảng ra các gói SCORM:

+ SCORM 1.2.

+ SCORM 2004 3rd Edition.

Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As/ Save As SCORM Package, ở cửa sổ Save As

Hình 1.26. Kết xuất ra gói SCORM

Trên trang này có các cột:

+ Slide Number: Số thứ tự của các trang nội dung trong bài giảng. + Slide Name: Tên mặc định của trang nội dung.

+ SCO Name: Mỗi trang nội dung tương ứng với một đối tượng SCO. Ta đặt tên trên cột SCO Name cho từng trang nội dung để đảm bảo rằng các trang nội dung sẽ truy xuất được trên các hệ thống học tập trực tuyến. Nói cách khác, mỗi trang SCO sẽ là một mục liên kết trên menu định hướng bài giảng trên LMS.

Để đặt tên, chọn dòng SCO Name tương ứng với Slide đang chọn và bấm nút Edit SCO, sau đó đặt tên cho từng trang nội dung. Soạn thảo xong, click chọn OK. Khi đó, cửa sổ Save as SCORM Package ta đặt tên và lựa chọn định dạng đóng gói cho bài giảng. Kết quả sẽ được 1 file nén dùng cho các hệ thống học tập trực tuyến.

Bài giảng có thể kết xuất ra file chạy.exe để dùng cho học tập hoặc giảng dạy theo hình thức offline. Ở định dạng này, bài giảng có thể mang đến bất cứ máy nào có hệ điều hành Windows thì đều có thể chạy được mà không yêu cầu máy phải cài đặt phần mềm Lecturemaker. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn SaveAs/ Save As Exe.

Với file.exe này, ta có thể mang tới bất kì máy tính nào cũng được, và để chạy bài giảng, ta chỉ cần click mở file.exe.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 38 - 47)