Dạng bài thực hành

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 66 - 106)

8. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu

2.4.4.Dạng bài thực hành

Bài thực hành số 1.

Trong chương 2 chúng tôi trình bày 4 giáo án tương thích với file trình chiếu. Các giáo án còn lại và hồ sơ BGĐT được đính kèm trong đĩa.

* Giáo án 1. Dạng BLL truyền thụ kiến thức mới

Bài dạy về lý thuyết phản ứng

BÀI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Học sinh biết: + Khái niệm về tốc độ phản ứng. + Công thức tính tốc độ phản ứng. - Học sinh hiểu:

+ Ảnh hưởng của nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt của chất phản ứng, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

- Học sinh vận dụng tác động các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng.

2. Kỹ năng

Quan sát, rút ra nhận xét các thí nghiệm.

- Giáo án word và Lecturemaker. - Phim thí nghiệm, tranh ảnh.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trực quan. - Đàm thoại gợi mở. - Nghiên cứu trong SGK.

- Sử dụng PHT. - Sử dụng bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP

PHT số 1 Hãy tìm các pư xảy ra theo tốc độ sau

Tốc độ pư lớn Tốc độ pư trung bình Tốc độ pư nhỏ

PHT số 2 Hoàn thành bảng sau

Thí nghiệm Hiện tượng PTPƯ

dd BaCl2 + dd H2SO4 dd Na2S2O3 + dd H2SO4

PHT số 3

1. Trong các pư hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Nồng độ BaCl2, H2SO4, Na2SO4, HCl thay đổi như nào theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pư người ta dùng đại lượng nào? Hãy phát biểu đại lượng đó.

IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Ổn định lớp

- GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

* PP đàm thoại, sử dụng PHT.

- GV cho HS hoàn thành PHT 1. Qua đó dẫn dắt vào bài.

- Pư chậm như pư gỉ sắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Pư xảy ra nhanh như pư cháy.

- Để đánh giá mức độ nhanh chậm của pư hóa học người ta dùng đại lượng tốc độ pư.

Chúng ta cùng tìm hiểu đại lượng này qua bài học hôm nay.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

* Phương pháp trực quan, đàm thoại.

- GV: Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, hoàn thành PHT số 2.

- HS:

+ Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn xuất hiện ngay kết tủa trắng.

+ Phản ứng (2) một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. - GV cho HS hoàn thành nội dung PHT số 3.

1. Trong các pư hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Nồng độ BaCl2, H2SO4, Na2SO4, HCl thay đổi như nào theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pư người ta dùng đại lượng nào? Hãy phát biểu đại lượng đó. - HS:

1. Theo thời gian nồng độ BaCl2, H2SO4 giảm; nồng độ Na2SO4, HCl tăng theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pưhh người ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng.

- GV dẫn dắt cho HS nêu khái niệm tốc độ pư.

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Cho HS vận dụng tính tốc độ pư Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Hoạt động 4: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

* Phương pháp trực quan, đàm thoại.

- GV: Quan sát thí nghiệm của dung dịch H2SO4 với 2 dung dịch Na2S2O3 có nồng độ khác nhau.

+ Cốc (a) 25ml Na2S2O3 0,1M + Cốc (b) 10ml Na2S2O3 0,1M

• 15ml nước cất → nồng độ của Na2S2O3 còn 0,04M.

+ Trường hợp nào dung dịch trong cốc chuyển từ trong suốt sang trắng đục nhanh hơn?

- HS: Quan sát trả lời.

- GV: Cho HS quan sát phim thí nghiệm ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng.

+ Từ các dữ liệu ở phản ứng hãy nhận xét về sự liên quan giữa áp suất và tác động của phản ứng có chất khí tham gia.

- HS:

+ Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.

- GV cho HS quan sát thí nghiệm phản ứng của dung dịch H2SO4 0,1M với dd Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ thường và khi đun nóng khoảng 50oC. Trường hợp nào phản ứng xảy ra nhanh hơn? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.

- GV: Cho HS quan sát thí nghiệm phản ứng xảy ra giữa dung dịch axit HCl có cùng thể tích cùng nồng độ với 2 mẫu đá vôi có kích thước khác nhau, Nhận xét, so sánh mức độ sủi bọt khí CO2 ở mỗi trường hợp, từ đó kết luận về sự liên quan giữa diện tích bề mặt chất rắn với tốc độ phản ứng.

- HS: Quan sát nhận xét và kết luận. Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- GV: Nêu hiện tượng khi quan sát sự phân hủy của H2O2 trong dung dịch ở điều kiện thường và khi rắc thêm vào 1 ít bột MnO2. So sánh 2 thí nghiệm, nhận xét và kết luận.

Khi kết thúc phản ứng chất xúc tác MnO2 không bị tiêu hao.

- HS rút ra kết luận:

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

- GV lưu ý cho HS ngoài 5 yếu tố trên, môi trường, tốc độ khuấy trộn, tác dụng tia bức xạ cũng ảnh hưởng đến tốc độ pư.

Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng.

- Phương pháp đàm thoại, trực quan.

Giáo viên đặt một số câu hỏi áp dụng. 1) Tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí tạo nên nhiệt độ hàn cao hơn?

2) Tại sao khi đun bếp ở gia đình người ta thường đập nhỏ than, củi ra?

- GV chiếu cho HS quan sát 1 số hình ảnh về ứng dụng các điều kiên làm tăng tốc độ pư vào đời sống.

+ Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với nồi thường.

+ Than củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn.

- Cho HS vận dụng giải thích điều kiện để tăng tốc độ pư tổng hợp NH3.

- GV dùng sơ đồ hệ thống lại nội dung bài học.

- GV và HS đàm thoại về các kiến thức đã học trong bài.

* Sử dụng bài tập, đàm thoại

- GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm. 1. Đối với pư có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. nồng độ của các chất khí tăng lên.* B. nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. chuyển động của các khí tăng. D. nồng độ các khí không thay đổi. 2. Khi đốt pirit sắt FeS2, để hiệu suất cao cần

A. nghiền nhỏ vừa phải quặng pirit và cho dư không khí.*

B. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn. C. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn và dùng lượng thiếu không khí.

D. nghiền pirit thành bột và kk dư. 3. Chọn phát biểu đúng. Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ A. không đổi theo thời gian.

B. giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.

C. tăng dần theo thời gian.

D. giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng 0.* - GV: Dặn dò HS về làm bài tập SGK và chuẩn bị bài mới.

Bài dạy về chất hóa học

BÀI: OXI - OZON I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1) Kiến thức

- Học sinh biết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất.

+ Phương pháp điều chế khí oxi.

+ Ảnh hưởng của khí ozon đến đời sống trên trái đất.

- Học sinh hiểu:

+ Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon.

- Học sinh vận dụng:

Viết phương trình pư và giải bài tập liên quan. 2) Kỹ năng

- Giải bài tập và quan sát tranh ảnh, thí nghiệm và rút ra nhận xét.

II. CHUẨN BỊ

- Các mô hình, hình vẽ, tranh ảnh về Oxi – Ozon.

- Phim thí nghiệm Oxi + Kim loại, Phi kim, Hidro, Điều chế Oxi …

III.PHƯƠNG PHÁP - PP thuyết trình. - Sử dụng trò chơi. - Phương pháp trực quan. - Đàm thoại gợi mở. - Thảo luận nhóm HS. - Nghiên cứu SGK. - Sử dụng bài tập.

IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Ổn định lớp

- GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

Hoạt động 2: Vào bài

* Sử dụng trò chơi.

- Chơi trò chơi: nhìn hình đoán chất.

Là nhiên liệu tên lửa.

- Thổi vào lò luyện kim.

- Là sản phẩm của quá trình quang hợp.

- Cần cho quá trình hô hấp.

Qua trò chơi dẫn vào bài học. Hôm nay chúng ta sẽ học bài oxi-ozon, đây là những chất hết sức quen thuộc, chúng ta dang hít thở khí oxi và đuợc bảo vệ khỏi tia cực tím bằng tầng ozon.

- GV: Qua trò chơi giới thiệu cho HS các ứng dụng của oxi.

Hoạt động 4: Vị trí và cấu tạo

- GV: Cho HS biết ZO = 8, qua đó nêu vị trí và cấu tạo O2.

- HS: Oxi : Z 8= , nhóm VIA, CK2. LK.CHT không cực → CTCT : O O= .

- Cho HS quan sát sự hình thành phân tử Oxi.

Hoạt động 5: Tính chất vật lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đàm thoại và đàm thoại gợi mở (câu c)

- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí oxi đã chuẩn bị sẵn và đặt câu hỏi

a. Nêu trạng thái, màu sắc và mùi vị oxi. b. Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? Giải thích. c. Oxi tan được trong nước không? Nhiều hay ít. Chứng minh bằng ví dụ cụ thể.

* PP trực quan, đàm thoại, thuyết trình.

- GV: Dựa vào cấu hình electron, độ âm điện oxi hãy dự đoán khả năng hoạt động hóa học của oxi.

- HS: Oxi có tính oxh mạnh.

- HS: Oxi có thể td kim loại, phi kim, khí hiếm.

- GV: Nêu các hiện tượng trong đời sống có sự tham gia phản ứng của oxi.

+ Sắt bị gỉ.

+ Cồn cháy

+ Nấu bếp ga

- GV: Cho HS quan sát các đoạn phim thí nghiệm về tác dụng của kim loại, phi kim, hợp chất.

- GV: Hướng dẫn HS hoàn thành và cân bằng các PTPƯ của oxi td kim loại.

- GV: Cho HS hoàn thành và cân bằng các PTPƯ của oxi td phi kim.

- GV: Chiếu phim hoạt hình tổng hợp tính chất hóa học oxi.

- HS: quan sát và nhận xét.

Hoạt động 7: Điều chế

* Trực quan, đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm.

- GV: Trong các chất sau, chất nào dùng điều chế O2? KMnO4, KClO3, Na2SO4… - GV: Yêu cầu HS giải thích cách chọn. - Chia nhóm 2 bạn thảo luận.

- GV: Có 2 phương pháp thu khí là dời chỗ nước và dời chỗ không khí. Vậy thu oxi bằng phương pháp nào?

- 2 phương pháp vì oxi nặng hơn không khí và oxi ít tan trong nước.

- GV cho HS xem phim thí nghiệm điều chế O2 từ KClO3 và KMnO4.

- GV lưu ý HS thao tác làm thí nghiệm và yêu cầu HS giải thích tại sao phải để đầu ống nghiệm hơi chúc xuống.

* Đàm thoại nêu vấn đề

- GV:

+ Nguồn nguyên liệu nào trong tự nhiên có thể dùng điều chế oxi?

+ Dựa vào tính chất vật lí nào để tách được oxi từ không khí?

+ Tại sao khi điện phân nước cần hòa tan một ít H2SO4 hoặc NaOH?

B.OZON

GV giới thiệu về tầng ozon. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 8: Ozon

* Thuyết trình, đàm thoại.

- GV: Nêu định nghĩa về dạng thù hình của đơn chất.

- GV: Nêu tcvl, dự đoán tính chất hóa học của ozon.

- GV: Cho biết sự tạo thành ozon trong tự nhiên:

+ Trong khí quyển: tạo ra do sấm chớp, tia tử ngoại.

+ Trên mặt đất: oxh nhựa thông, rong biển.

- GV: Giới thiệu về tầng ozon.

* Nghiên cứu SGK

- GV: Nghiên cứu SGK, cho biết những ứng dụng của ozon.

+ Làm cho không khí trong lành.

+ Sát trùng nước sinh hoạt, khử mùi, bảo quản hoa quả.

+ Chữa sâu răng.

+ Lá chắn bảo vệ sinh vật và trái đất.

* Hoạt động nhóm

- GV: Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách cho HS thảo luận nhóm theo tổ về hiện trạng tầng ozon và giải pháp bảo vệ môi trường.

+ Cho HS quan sát về lỗ thủng tầng ozon qua các năm.

+ Mỗi ngày mặt trời chiếu các tia tử ngoại xuống trái đất.

+ Trái đất đang kêu cứu.

+ Mỗi chúng ta hãy kêu gọi mọi người bảo vệ tầng ozon.

+ Bằng cách nói không với CFC.

* Sử dụng bài tập

- Cho HS làm các câu trắc nghiệm.

1. Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây?

A. CaCO3. B. KMnO4 *. C. (NH4)2SO4. D. NaHCO3.

2. Ứng dụng nào không phải của ozon? A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi. C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 3. Trong các câu sau, câu nào sai?

A. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Oxi nặng hơn không khí. C. Oxi tan nhiều trong nước*.

D. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Hoạt động 10. Dặn dò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nhắc nhở HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

* Giáo án 3. Dạng bài ôn tập

BÀI: Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- HS biết:

+ Từ cấu tạo nguyên tử HS có thể suy ra tính chất hóa học và ngược lại. + So sánh tính chất của nguyên tố này với nguyên tố khác.

+ Dự đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của nguyên tố chưa biết. - Học sinh hiểu:

Quy luật biến đổi tính chất để so sánh các tính chất của nguyên tố này với nguyên tố khác.

- Học sinh vận dụng:

Giải các bài tập; so sánh tính chất hóa học nguyên tố với nguyên tố lân cận.

2. Kỹ năng

Rèn luyện các kỹ năng: so sánh, suy luận, thảo luận nhóm.

- So sánh tính chất hóa học của nguyên tố với các nguyên tố lân cận. - Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng HTTH.

+ Có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

+ Có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó và các nguyên tố thuộc cùng nhóm.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo án word và Lecturemaker. - Bảng tuần hoàn. - Các bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm. - Sử dụng bài tập. - Đàm thoại.

IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng

- GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

1. Nguyên tố X có STT bằng 17. Cho biết các thông tin về cấu tạo nguyên tử X và viết cấu hình e của X.

Mendeleep đã phát minh ra bảng tuần hoàn và được đánh giá là một trong những phát minh làm thay đổi thế giới. Vậy tại sao bảng tuần hoàn được đánh giá như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa bảng

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 66 - 106)