Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10, ban cơ bản [32]

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 57)

8. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu

2.1.Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10, ban cơ bản [32]

2.1.1. Cấu trúc nội dung

- Chương 1, 2, 4, 7 gồm hệ thống kiến thức cơ sở, dùng làm lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các chất hóa học:

+ Cấu tạo nguyên tử.

+ Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.

+ Liên kết hóa học.

+ Phản ứng hóa học.

+ Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Kiến thức trong 5 chương này gồm các lí thuyết chủ đạo giúp nghiên cứu cấu trúc của các chất và mối quan hệ nhân quả giữa thành phần cấu tạo và tính chất của các chất.

- Chương 5, 6 là các nhóm nguyên tố hóa học

+ Nhóm Halogen.

+ Nhóm Oxi.

2.1.2. Mục tiêu dạy học

Hình 2.3. Mục tiêu về thái độ chương trình hóa học lớp 10, ban cơ bản

2.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực 2.2.1. Đảm bảo tính khoa học sư phạm 2.2.1. Đảm bảo tính khoa học sư phạm

- Nội dung bài giảng phải chính xác, khoa học, đủ nội dung, rõ trọng tâm.

- Nội dung thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng đa phương tiện (multimedia) để cho quá trình nhận thức của HS theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

- Các trang trình chiếu, các công cụ và phương tiện phải phù hợp với mục đích dạy và học.

2.2.2. Đảm bảo việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện dạy học

- Phương pháp dạy học: + Phối hợp tốt các PPDH.

+ Khai thác triệt để PPDH tích cực. + Tăng cường liên hệ thực tiễn. + Đảm bảo tính liên môn.

+ Tăng cường sử dụng phiếu học tập, tổ chức hoạt động nhóm. + Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm.

+ Tạo cơ hội cho HS hoạt động. Một đặc trưng cơ bản của DH tích cực là dạy và học thông qua các hoạt động học tập của HS. Do vậy khi thiết kế bài giảng nên ưu tiên thời gian cho các hoạt động. Tuy nhiên không vì thế mà sắp xếp quá nhều hoạt động (khoảng 7-9 hoạt động/ 1 tiết là phù hợp).

- Phương tiện dạy học: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện dạy học phù hợp nội dung, kiểu BLL.

2.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Xây dựng giáo án điện tử cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. Cần đáp ứng được:

- Mục tiêu bài học.

- HS ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập. - HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.

- HS được thực hành, luyện tập.

- Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.

2.3.4. Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng

Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.5. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu

Khi thiết kế một phần mềm nói chung, BGĐT nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng.

Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu GV,…

Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng BGĐT.

2.3.6. Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức bài giảng

Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc cập nhật để chỉnh sửa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai.

2.3.7. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức

- Về màu sắc của nền hình

Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

- Về font chữ

Nên dùng font chữ đậm, rõ và gọn, phổ biến như Arial, Time New Roman...

- Về kích cỡ chữ

GV thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Tuy nhiên, để HS có thể quan sát được thì kích cỡ phải từ 20 trở lên.

- Về tính cân đối

Giữa các tiêu đề, các đoạn văn, hình ảnh… trên một slide cũng như toàn bộ bài giảng phải có sự cân đối hài hòa với nhau giúp HS dễ dàng theo dõi bài.

- Về trình bày nội dung trên nền hình

Khi trình bày nội dung cần chừa ra khoảng trống đều ở hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình. Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì không nên sử dụng.

2.3. Quy trình thiết kế hồ sơ BGĐT theo hướng dạy học tích cực [63]

Thiết kế hồ sơ BGĐT có thể xây dựng theo quy trình các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.

Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung trọng tâm. Bước 3: Chia bài học thành từng phần ứng với mỗi hoạt động dạy học. Bước 4: Xác định PP và hình thức tổ chức DH với từng hoạt động. Bước 5: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức.

Bước 6: Xây dựng thư viện tư liệu.

Bước 7: Lựa chọn phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học. Bước 8: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

Bước 9: Viết bản hướng dẫn sử dụng.

Dưới đây là nội dung chi tiết của từng bước.

2.3.1. Xác định mục tiêu bài học

Đây là việc làm đầu tiên của người GV. Phải chỉ rõ học xong HS sẽ đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau bài học.

Mục tiêu bài học cần nêu rõ sau khi học, HS có những kiến thức mới nào? kĩ năng mới nào? Có thái độ tích cực gì?

2.3.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung trọng tâm

Cần bám sát chương trình, SGK bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc.

Tuy nhiên, để xác định đúng kiến thức cơ bản mỗi bài cần đọc thêm tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc bài học làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức trong bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm. Lưu ý, việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3. Chia bài học thành từng phần ứng với mỗi hoạt động dạy học

Mỗi bài học có thể chia ra thành nhiều hoạt động nối tiếp nhau ứng với phần vào bài, các nội dung chính bài học và phần củng cố. Trong mỗi hoạt động có thể gồm các hành

động, thao tác cơ bản, khác nhau để thực hiện mục tiêu đề ra. Giữa các hoạt động nên có sự chuyển ý để bài giảng logic, hấp dẫn. Việc chia ra thành từng hoạt động dạy học tạo nhiều điều kiện cho GV trong khâu thiết kế.

2.3.4. Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học với từng hoạt động

Đối với những nội dung vừa sức, thích hợp GV có thể cho HS tự nghiên cứu với SGK, sơ đồ, thí nghiệm... để nắm bài học.

Với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Ví dụ như suy luận tính chất hóa học từ cấu hình electron, từ cấu tạo nguyên tử...dưới hình thức làm bài tập, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập do GV thiết kế trước.

Với những nội dung phức tạp, khó nên sử dụng các PP đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình nêu vấn đề, thí nghiệm trực quan để hướng dẫn HS từng bước lĩnh hội kiến thức.

Các hình thức dạy học cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ để cho các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.

2.3.5. Multimedia hoá kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT, là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với bài giảng truyền thống, hoặc bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:

- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...

- Xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.

- Chọn lựa các phần mềm dạy học cần dùng.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các video, hình ảnh, âm thanh cần đảm bảo các yêu cầu về nội dung, PP, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.

2.3.6. Xây dựng thư viện tư liệu

Sau khi có đầy đủ tư liệu cần cho BGĐT, phải tiến hành sắp xếp thành thư viện tư liệu gồm các thư mục chứa nội dung phục vụ bài giảng. Điều này giúp tìm kiếm thông tin nhanh

chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.

2.3.7. Lựa chọn phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học

Sau khi các tư liệu đã được chuẩn bị, để xây dựng BGĐT GV, có thể sử dụng phần mềm phù hợp ví dụ như: Powerpoint, Flash, Dreamweaver, Violet, Lecturemaker...

Trước hết cần chia quá trình dạy học thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide.

Nội dung trình bày ngắn gọn, dùng một loại font chữ phổ biến… Trong mỗi bài dạy màu nền (background) thống nhất cho các trang/ slide.

Không lạm dụng các hiệu ứng trình diễn làm phân tán chú ý của HS.

Thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic để bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, HS dễ tiếp thu.

2.3.8. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

Thiết kế xong phải tiến hành chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai sót về kỹ thuật trên máy vi tính).

Chỉnh sửa và hoàn thiện BGĐT.

2.3.9. Viết bản hướng dẫn

Bản hướng dẫn phải nêu lên được - Kỹ thuật sử dụng.

- Ý đồ sư phạm của từng phần trong bài giảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- PPDH, cách kết hợp với các phương tiện dạy học khác (nếu có). - Hoạt động của GV và HS, sự phối hợp giữa GV và HS.

- ...

2.4. Hệ thống hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10, ban cơ bản bằng phần mềm Lecturemaker theo hướng dạy học tích cực Lecturemaker theo hướng dạy học tích cực

Chúng tôi đã thiết kế 10 hồ sơ BGĐT chương trình lớp 10, ban cơ bản. Gồm các dạng bài sau:

2.4.1. Dạng bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới

- Bài dạy về học thuyết cơ bản: Bài thành phần nguyên tử. - Bài dạy về khái niệm cơ bản: Bài liên kết cộng hóa trị. - Bài dạy về lý thuyết phản ứng: Bài tốc độ phản ứng hóa học.

- Bài dạy về chất hóa học: Bài oxi- ozon; hiđro clorua – axit clohiđric; clo.

- Bài dạy về cơ sở khoa học của sản xuất hóa học: Bài axit sunfuric - muối sunfat.

2.4.2. Dạng bài luyện tập

Bài luyện tập thành phần nguyên tử.

2.4.3. Dạng bài ôn tập

Bài ý nghĩa BTH các nguyên tố hóa học.

2.4.4. Dạng bài thực hành

Bài thực hành số 1.

Trong chương 2 chúng tôi trình bày 4 giáo án tương thích với file trình chiếu. Các giáo án còn lại và hồ sơ BGĐT được đính kèm trong đĩa.

* Giáo án 1. Dạng BLL truyền thụ kiến thức mới

Bài dạy về lý thuyết phản ứng

BÀI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Học sinh biết: + Khái niệm về tốc độ phản ứng. + Công thức tính tốc độ phản ứng. - Học sinh hiểu:

+ Ảnh hưởng của nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt của chất phản ứng, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

- Học sinh vận dụng tác động các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng.

2. Kỹ năng

Quan sát, rút ra nhận xét các thí nghiệm.

- Giáo án word và Lecturemaker. - Phim thí nghiệm, tranh ảnh.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trực quan. - Đàm thoại gợi mở. - Nghiên cứu trong SGK.

- Sử dụng PHT. - Sử dụng bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP

PHT số 1 Hãy tìm các pư xảy ra theo tốc độ sau

Tốc độ pư lớn Tốc độ pư trung bình Tốc độ pư nhỏ

PHT số 2 Hoàn thành bảng sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm Hiện tượng PTPƯ

dd BaCl2 + dd H2SO4 dd Na2S2O3 + dd H2SO4

PHT số 3

1. Trong các pư hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Nồng độ BaCl2, H2SO4, Na2SO4, HCl thay đổi như nào theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pư người ta dùng đại lượng nào? Hãy phát biểu đại lượng đó.

IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Ổn định lớp

- GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

* PP đàm thoại, sử dụng PHT.

- GV cho HS hoàn thành PHT 1. Qua đó dẫn dắt vào bài.

- Pư chậm như pư gỉ sắt.

- Pư xảy ra nhanh như pư cháy.

- Để đánh giá mức độ nhanh chậm của pư hóa học người ta dùng đại lượng tốc độ pư.

Chúng ta cùng tìm hiểu đại lượng này qua bài học hôm nay.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

* Phương pháp trực quan, đàm thoại.

- GV: Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, hoàn thành PHT số 2.

- HS:

+ Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn xuất hiện ngay kết tủa trắng.

+ Phản ứng (2) một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. - GV cho HS hoàn thành nội dung PHT số 3.

1. Trong các pư hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Nồng độ BaCl2, H2SO4, Na2SO4, HCl thay đổi như nào theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pư người ta dùng đại lượng nào? Hãy phát biểu đại lượng đó. - HS:

1. Theo thời gian nồng độ BaCl2, H2SO4 giảm; nồng độ Na2SO4, HCl tăng theo thời gian.

2. Để biểu thị sự thay đổi nồng độ của các chất trong pưhh người ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng.

- GV dẫn dắt cho HS nêu khái niệm tốc độ pư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực (Trang 57)