năm 2009 giảm 24.055.488 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 4,39% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí tăng 153.500.545 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 29,30% so với năm 2009.
Lợi nhuận của công ty có sự giảm sút qua các năm. Năm 2009, lợi nhuận của công ty đạt 17.295.522 ngàn đồng giảm 15,05% (giảm 3.064.781 ngàn đồng) so với năm 2008 và năm 2010 đạt 14.713.682 ngàn đồng giảm 13,94% (giảm 2.411.228 ngàn đồng) so với năm 2009. Lợi nhuận giảm qua các năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đang đi xuống.
3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦACÔNG TY CÔNG TY
3.6.1. Thuân lơi • •
+ Công ty Cổ phần Thuỷ sản Kiên Giang tiền thân là Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang cũ nên được ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang và các ban ngành có liên quan nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi ữong lĩnh vực kinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản.
+ Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang là công ty Nhà nước thành lập, từ lâu đã xây dựng được thương hiệu trong kinh doanh nên Công ty cổ phần Thuỷ sản ra đời đã có ngay một thương hiệu cho mình nhằm mở rộng quan hệ mua bán trong và ngoài nước.
+ Công ty Cổ phần thuỷ sản Kiên Giang ra đời đã có ngay một mô hình sản xuất ổn định từ dây chuyền sản xuất, công nhân sẵn có và nhân viên quản lý có nhiều kinh nghiệm.
+ Sở hữu một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề cao được bố trí phù hợp với từng vị trí công việc, các bộ phận được phân công một cách hợp lý, mỗi nhân viên công ty đều có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Hệ thống máy móc, thiết bị được cải tiến hiện đại, ít gây tiếng ồn và khí thải từ nhà máy nên ít gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến con người.
+ Các nhà máy và xí nghiệp nằm gần khu cảng cá ven biển nên rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu trục tiếp từ các ngu dân tưomg đối dễ dàng.
+ Giao thông đuờng thủy, bộ đều thuận tiện cho việc giao dịch mua bán xuất nhập khẩu trong và ngoài nuớc.
+ Địa bàn thuộc khu vực vùng bán đảo Cà Mau, vùng phát triển nuôi trồng thủy sản nên nguồn nguyên liệu thủy hải sản dồi dào, phong phú.
+ Chủ trương của tỉnh đang thúc đẩy nền kinh tế phát triển nên tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty hoạt động trong lmh vực khai thác, đánh bắt, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản.
+ Mặt hàng sản xuất đạt tiêu chuẩn có chất lượng cao nên uy tín Công ty ngày càng lớn, khách hàng mua bán ngày càng nhiều.
+ Với sự phát triển lớn mạnh của đất nước, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, công ty càng có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ mua bán với các nước bên
ngoài.
3.6.2. Khó khăn
+ Do trước khi cổ phần hóa, công ty bị lỗ nên sau khi cổ phàn công ty phải chuyển lỗ sang làm lợi nhuận chưa phân phối của công ty bị giảm, vốn kinh doanh còn hạn chế nên một số máy móc, thiết bị cũ vẫn chưa được thay thế hết nên gây khó khăn trong quá trình sản xuất đạt định mức cho phép. Công ty chưa tạo ra lợi nhuận như mong muốn nên rất ít các thành viên góp vốn vào công ty, gây khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, công ty phải đi vay ngân hàng và trả lãi hàng tháng.
+ Một số cán bộ, công nhân viên không đủ năng lực nên phải cho thôi việc và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực mới có trình độ phù họp.
+ Một số xí nghiệp, nhà xưởng có dấu hiệu xuống cấp cần phải được cải tạo và sửa chữa.
+ Thị trường thủy hải sản luôn luôn biến động theo thị trường, gây khó khăn cho công ty trong việc lấp kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch chiến lược phát triển.
+ Với chính sách mở cửa, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào kinh doanh cùng ngành nghề gây nhiều khó khăn cho công ty trong nước.
3.6.3. Định hướng phát triển của công ty
* về thị trường:
- Tập trung mở rộng thị trường trong và ngoài nước, xem thị trường trong nước phát triển ổn định lâu dài làm tiền đề phát triển thị trường ngoài nước.
- Triển khai ngay các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến và thành lập bộ phận chuyên trách thị trường nội địa tại xí nghiệp Đông lạnh.
- Đi đôi với việc tạo ra sản phẩm, công ty đang xúc tiến việc đãng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá tiếp thị, xây dựng mạng lưới và kênh phân phối sản phẩm trên cả nước và ngoài nước.
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống của Công ty và từng bước mở rộng tạo thêm mối quan hệ với những khách hàng mới.
- Trong công tác tổ chức phát triển sản xuất, từng đơn vị phải rà soát lại năng lực sản xuất của mình và nhanh chóng điều chỉnh các khâu bất họp lý với mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành.
- Xí nghiệp Đông lạnh phải khẩn trương rà soát lại năng lực thu mua nguyên liệu, năng lực chế biến để chủ động nguồn cung ứng ra thị trường. Xí nghiệp Đông lạnh càn nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị.
* về công tác quản lý và điều hành:
- Duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên giữa bộ phận nghiệp vụ vãn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc khác.
- Trong quan hệ giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu với Phòng kinh doanh, càn nhanh chóng củng cố, thống nhất việc chỉ đạo điều hành đảm bảo
CH NG4
PHN TÍCH TÌNH HÌNH TI CHÍNH c ACƠNGTYC PH NTH Y
s NKĨN GIANG
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁCBÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phân tích khái quát tình hình tài chính sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, tình hình kinh doanh của công ty trong những kỳ đã qua. Phân tích bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho chúng ta thấy được sự biến động của từng khoản mục trong tổng tài sản và nguồn vốn của công ty, tình hình huy động và phân bổ nguồn vốn, đồng thời thấy được sự tăng giảm của doanh thu, chi phí, lợi nhuận, qua đó có được sự đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của công ty.
4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng qua ba năm nhưng tốc độ tăng qua các năm không nhiều. Năm 2008, giá trị tài sản của công ty là 622.697.826 ngàn đồng. Đến năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng 14.319.676 ngàn đồng tức tăng 2,30% so với năm 2008. Trong đó tài sản ngắn hạn của công ty tăng 7.441.152 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 1,92 % và tài sản dài hạn của công ty tăng 6.878.524 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 2,91%. Năm 2010, công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào tài sản ngắn hạn (làm cho tài sản ngắn hạn tăng 77.807.994 ngàn đồng tức tăng 19,74 %) và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn (giá trị đầu tư vào tài sản dài hạn giảm 9.057.256 ngàn đồng tức giảm 3,73%) nhưng do tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên đã làm cho tổng tài sản tăng 10,79 % so với năm 2009 tức tăng 68.750.738 ngàn đồng.
Bảng 4.1 :TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008-2010
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang)
Qua hình 4.1 ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản (>60%) nên tổng tài sản tăng qua các năm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng qua các năm. Dưới đây là biểu đồ biểu diễn cơ cấu của các khoản mục trong tổng tài sàn.
ED Tài sản ngắn hạn Ẽ2 Tài sàn dài hạn
61,86%
Hình 4.1: cơ CẮU TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008-2010
Nguồn vốn của công ty cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2009, nợ phải trà tăng 83.338.923 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 29,63% trong khi đó vốn chủ sở hữu (chiếm tỉ trọng nhỏ hơn) giảm 69.019.247 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 20,22% so với năm 2008 nên đã làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng 2,3% (tăng 14.319.676 ngàn đồng). Sang năm 2010, nợ phải trả tăng 11,38 % (tăng 41.511.081 ngàn đồng) và vốn chủ sở tăng 10 % (tăng 27.239.657 ngàn đồng) nên đã làm cho tổng nguồn vốn tăng 68.750.738 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 10,79% so với năm 2009.
về tỷ trọng thì có sự biến động giữa nợ phải ữà và vốn chủ sở hữu qua các năm nhu sau: Vào năm 2008 nợ phải trà chiếm 45,17% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2009 tỷ lệ này lại tăng lên 57,24% và năm 2010 tỉ lệ này là 57,55%. Sở dĩ có sụ biến động trên là do trong hai năm 2009 và 2010 công ty đã sử dụng thêm nợ để tài trợ cho tài sản và tận dụng thêm đuợc cơ hội tiết kiệm thuế. Tỉ trọng của vốn chủ hữu lại giảm qua các năm. Năm 2008, tỉ lệ của vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn là 54,82%, và giảm còn 42,76% trong năm 2009 và còn 42,45% trong năm 2010. Ta thấy trong hai năm 2009 và 2010 có sự dịch chuyển từ nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn tài trợ. Công ty càn chú ý đến việc sử dụng nợ cũng nhu cơ cấu lại tì trọng của hai khoản mục mục này trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Vì các tài sản của công ty, đặc biệt là tài sản cố định có đuợc nguồn tài trợ vững chắc nhu vốn chủ sở hữu sẽ tránh đuợc rủi ro khi sử dụng nợ để tài trợ vì nếu sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản khi càn thanh toán buộc đơn vị phải bán tài sản lúc đó ảnh huởng đến uy tín và quy mô của công ty.
Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010
E3 Vốn chủ sở hữu E3 Nợ phải trả
Hình 4.2: cơ CẤU NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008-2010 GVHD: Trương Thị Thúy Hằng Trang 31 SVTH:Lê Thanh Nga
TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch
Sổ tiền Tỷ Sổ tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số Tiền Tỷ Số Tiền Tỷ
4.1.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Tài sản của doanh nghiệp là kết quà của quá trình phân bổ và sử dụng nguồn vốn để phục vụ cho sàn xuất kinh doanh. Tùy vào đặc điểm sàn xuất kinh doanh của từng ngành mà doanh nghiệp càn phải đàu tu bao nhiêu vào tài sàn lưu động và bao nhiêu vào tài sàn cố định. Thông thường đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chủ yếu đàu tư vào hang thiết bị máy móc nhà xưởng gọi chung là tài sản cố định, còn đối với các doanh nghiệp thương mại chủ yếu đầu tư vào các tài sản lưu động. Đe hiểu rõ hơn về các quyết định đầu tư của công ty thì chúng ta nên đi vào phân tích chi tiết hơn tình hình tài sản của đơn vị.
Ta thấy tổng tài sàn của công ty tăng qua các năm. Giá trị tài sàn của công ty trong năm 2008 là 622.697.826 ngàn đồng. Đến năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng 14.319.676 ngàn đồng tức tăng 2,30% so với năm 2008. Năm 2010, tổng tài sản tiếp tục tăng 10,79 % so với năm 2009 tức tăng 68.750.738 ngàn đồng. Dưới đây là bảng thể hiện sự biến động của các khoăn mục trong tổng tài sản.
Bảng 4.2 :TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008-2010
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2010/2009 Sổ tiền Số tiền Số tiền Số
Tiền
Tỷ Số Tiền
Tỷ
(Nguồn: Phòng tài chính - kể toán công ty cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang)
'A-Tài sản ngắn hạn: của công tỵ trong năm 2008 là 386.635.682 ngàn
đồng. Sang năm 2009, tài sản ngắn hạn là 394.076.834 ngàn đồng tăng 7.441.152 ngàn đồng (tăng 1,92%) so với năm 2008 và năm 2010 tăng 77.807.994 ngàn đồng (tăng 19,74%) so với năm 2009. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích để thấy được sự biến động cuà các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và
nguyên nhân của sự biến động đó.
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn: là hai khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn
cũng như trong tổng tài sản (<2%). Năm 2008, giá trị của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 2.672.910 ngàn đồng. Năm 2009, giá trị của khoản mục này là 2.375.194 ngàn đồng giảm 11,14% so với năm 2008 tương
ứng với giảm 297.716 ngàn đồng. Có sự giảm sút này là do trong năm 2009 tiền mặt tại quỹ của công ty bị giảm mạnh. Neu năm 2008, giá trị tiền mặt tại quỹ của
công ty là 152.075 ngàn đồng thì đến năm 2009 giá trị của khoản mục này giảm chỉ còn 5.936 ngàn đồng (giảm 146.139 ngàn đồng tức giảm 96,1% so với năm 2008). Khoản mục tiền gửi ngân hàng cũng giảm nhẹ, tiền gửi ngân hàng năm 2009 là 2.369.258 ngàn đồng giảm 151.577 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 6,01% so với năm trước. Nguyên nhân là trong năm 2009 công ty có chi tiền để thanh toán các khoản phải trả và hang trải chi phí hoạt động của công ty. Năm 2010, vốn bằng tiền tăng 7.853.642 ngàn đồng tức tăng 330,65 % so với năm 2009. Trong năm này, khoản mục tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh. Cụ thể, tiền mặt tăng 47.302 ngàn đồng (tăng 796,87 %) và tiền gửi ngân hàng tăng 7.806.340 ngàn đồng (tăng 329,48 %) so với năm 2009. vốn bằng tiền tăng như vậy là do sự tăng lên của doanh thu từ việc bán hàng, thu hồi giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn, thanh lý máy móc, phương tiện vận tải cũ.. .Lượng tiền tăng như
vậy là họp lý vì như vậy mới trang trài được các khỏan chi phí hoạt động và cải Bảng 4.3: TÌNH HÌNH VỐN BẰNG TIÈN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM
2008-2010
KHOẢN MỤC Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch
Sổ tiền Sổ tiền Số tiền SỔ Tiền Tỷ SỔ Tiền Tỷ
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Co Phần Thủy Sản Kiên Giang)
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản ngắn hạn. Năm 2008, giá trị của khoản mục khoản phải thu là 162.783.257 ngàn đồng. Khoản phải thu giảm ờ năm 2009 và lại tăng ở năm 2010. Cụ thể, khoản phải thu ở năm 2009 giảm với tỷ lệ 27,05% (tuơng ứng 44.027.720 ngàn đồng ) so với năm 2008. Năm 2010 tăng với tỷ lệ 51,82% (tương ứng 61.539.866 ngàn đồng) so với năm 2009. Từ trên cho thấy, tình hình khoản phải thu có sự biến đổi liên tục qua các năm và đã tác động đáng kể đến tài
sản lưu động (vì khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản lưu động) theo cả hai chiều hướng.
So với năm 2008, khoản phải thu trong năm 2009 giảm chủ yếu là do khoản mục phải thu khác giảm 80.020.152 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 71,99% (do phần tiền lãi, cổ tức được chia phải thu từ hoạt động tài chính giảm). Khoản mục phải thu khách hàng tuy tăng 22.858.388 ngàn đồng (tăng 44,28%) và khoản mục trả trước người bán tăng 13.134.044 ngàn đồng nhưng tốc độ tăng của hai khoản mục này nhỏ hơn tốc độ giảm của khoản mục phải thu khác nên làm cho khoăn mục khoăn phải thu ngắn hạn giảm. Nhưng đến năm 2010, khoản phải thu lại tăng mạnh. Trong đó, phải thu khách hàng tăng 21.063.228 ngàn đồng tức tăng 28,28%, phải thu khác tăng 159,99% tương ứng với mức tăng GVHD: Trương Thị Thúy Hằng Trang 35 SVTH:Lê Thanh Nga
49.817.714 ngàn đồng so vói năm 2009. Ta thấy khoản phải tìiu khách hàng của công ty tăng qua các năm cũng là điều dễ hiểu vì công ty đang tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã có thêm nhiều khách hàng với những đon đặt hàng lớn, và để có thể thu hút và giữ chân khách hàng công ty nới lỏng chính sách tín dụng mà cụ thể ở đây là nới rộng thời gian thanh toán. Trong năm này, khoản phải thu khác tăng mạnh là do khoản phải thu từ tiền lãi và cổ tức được chia phải