Mặc dù khoản phải thu tăng sẽ góp phần làm tăng tài sản lưu động. Tuy nhiên nếu khoản phải thu quá nhiêu chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn. Công ty sẽ không có vốn để xoay vòng và sẽ lại đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Công ty cần cần làm sao cho khoản phải thu ở mức hợp lý nhất Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc thu tiền từ bán hàng làm cho vốn cần thiết tái sản xuất không đảm bào buộc công ty phải gia tăng vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của những đơn vị khác. Tuy nhiên chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu càu dẫn tới tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu và chi phí đi kèm. Để có một chính sách tín dụng hợp lý chúng ta cần quan tâm đến tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu và rủi ro bán chịu.
Công ty có thể thành lập một bộ phận để tìm hiểu thông tin của khách hàng mua chịu, phân tích uy tín tài chính của khách hàng để quyết định xem có nên bấn chịu hay không. Lưu giữ đầy đủ những thông tin về các khách hàng đã từng mua chịu của công ty, xem xét xem những khách hàng này có thanh toán đúng hẹn trong những lần trước không và xem xét kĩ tình hình tài chính hiện tại của khách hàng để quyết định xem có nên bán chịu cho những khách hàng đó trong các làn tiếp theo không.
Áp dụng các điều khoản bán chịu để có thể tăng doanh thu và thu hồi được vốn nhanh. Cụ thể công ty có thể áp dụng điều khoản chiết khấu (giảm giá cho khách hàng thanh toán theo thòi hạn mà công ty đưa ra) để thu hồi tiền bán hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, công ty chỉ nên áp dụng chính sách bán chịu khi thu nhập từ chính sách bán chịu lớn hơn chi phí mà công ty mất đi khi thực hiện bán chịu.