Tên gọi món ăn biểu trưng cho sự giao tiếp khéo léo của con

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 83 - 133)

mày đòi xôi gấc. Nghĩa đen của câu thành ngữ này là ăn mày thì ai cho gì thì nhận đó, không được đòi hỏi này nọ. Ăn mày mà được mọi người cho ăn cơm hay ăn bánh là rất may mắn, không nên đòi thêm xôi gấc. Bởi vì, xôi gấc là

một món ăn ngon – được nấu từ nếp trộn với ruột gấc, màu đỏ, vị hơi ngọt. Còn nghĩa bóng là muốn ám chỉ những người không hiểu rõ hoàn cảnh, thân phận mình, cứ mơ tưởng viển vông, đòi hỏi người khác những chuyện quá đáng, không thể chấp nhận được. Xôi gấc trong câu thành ngữ này không chỉ hiểu là xôi gấc mà còn được hiểu là món này món nọ. Như vậy, xôi gấc không còn mang nghĩa đen mà đã chuyển sang nghĩa ẩn dụ.

3.3.3.7. Tên gọi món ăn biểu trưng cho sự giao tiếp khéo léo của con người con người

- Canh suông khéo nấu thì ngon Mẹ già khéo nói thì con đắt chồng.

Người xưa có câu “trai ba mươi hãy còn son, gái ba mươi đã toan về già”, nhằm so sánh sự khác nhau về mức độ còn son giữa con trai và con gái khi đang ở cùng độ tuổi ba mươi. Khi vào độ tuổi ba mươi người con trai vẫn còn trẻ, trong khi đó độ tuổi ba mươi của người con gái thì được mọi người cho là đã toan về già. Bên cạnh việc so sánh mức độ trẻ già giữa người con trai và người con gái, người xưa còn muốn nói rằng con gái ở độ tuổi ba mươi thì khó lấy chồng, còn con trai thì ngược lại, ba mươi tuổi thậm chí bốn mươi tuổi vẫn lấy được vợ. Có lẽ, người xưa muốn khuyên nhủ chị em phụ nữ nên lấy chồng sớm, đừng để đến tuổi ba mươi, nếu để đến tuổi ba mươi có lẽ sẽ

già và xấu thì khó có người con trai nào chịu cưới về làm vợ. Tuy nhiên, có một số cô gái mặc dù ở độ tuổi khó lấy chồng nhưng nhờ tài ăn nói khéo léo của bà mẹ thì sẽ đắt chồng. Bởi vì, người mẹ khéo léo chắc chắn sẽ dạy bảo được con gái và làm tấm gương để con gái học hỏi. Cho nên, ca dao có câu “canh suông khéo nấu thì ngon, mẹ già khéo nói thì con đắt chồng”. Canh suông là món ăn gồm bún chan nước thịt hầm có pha một chút màu, tôm và rau tươi. Đây là một món ăn rất bình thường của người dân Nam Bộ. Để có

được món canh suông ngon, người nấu phải thật khéo léo trong cách lựa chọn nguyên liệu chế biến. Ngoài ra, gia vị cho vào món canh phải vừa ăn. Còn người con gái muốn đắt chồng thì người mẹ phải có tài ăn nói khéo léo, bởi vì khi người mẹ giao tiếp lịch sự và có duyên thì con gái sẽ học hỏi từ mẹ. Nếu như cô gái rơi vào độ tuổi ba mươi mà ăn nói mặn mà có duyên thì chắc chắn sẽ tìm được người chồng ưng ý. Mặc dù, canh suông là một món ăn rất bình thường, không cầu kỳ như các món ăn khác nhưng biết cách chế biến thì sẽ được nhiều người yêu thích. Người con gái cũng vậy, có thể cô gái không có hình thức ưa nhìn nhưng nhờ sự dạy bảo của người mẹ mà biết cách ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh thì sẽ được mọi người yêu mến. Đặc biệt là các chàng trai đều thích những cô gái ăn nói có duyên. Bài ca dao trên ca ngợi sự khéo léo của con người trong giao tiếp, đặc biệt là vai trò của người mẹ. Canh suông từ một món ăn rất đơn giản, đã được tác giả dân gian mượn làm đối tượng để so sánh, canh suông – mẹ già.

Tóm lại, khi tên gọi món ăn đi vào thơ ca dân gian nó vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát (trừu tượng hóa). Các món ăn được con người chế biến ra và đặt tên gọi cho chúng. Vì vậy, nó rất gần gũi với đời sống hàng ngày của người bình dân. Khi thổ lộ tình cảm hay phản ánh đời sống vật chất và tinh thần, người bình dân thường hay sử dụng những hình ảnh gần gũi, gắn bó với cuộc sống của họ. Do đó, chúng ta dễ bắt gặp các tên gọi món ăn trong

thơ ca dân gian. Tính biểu trưng của một số tên gọi món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân gian đã mang đậm dấn ấn về tư duy nhận thức, cách cảm cách nghĩ, tư duy thẩm mỹ và văn hóa, phong tục của người Việt được đúc kết từ ngàn đời.

3.4. Tiểu kết

Nhìn chung, phương thức định danh món ăn Nam Bộ giống phương thức định danh trong tiếng Việt toàn dân. Đó là phương thức ghép (ghép chính phụ) các yếu tố, vay mượn ngôn ngữ khác, dựa vào thuộc tính đặc trưng của đối tượng... Tuy nhiên, có đặc điểm khác biệt là tên gọi món ăn Nam Bộ là tên gọi của những sản phẩm ẩm thực mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, ví dụ, chuột đồng chiên, cá lóc nướng trui, canh chua cá linh, rắn mối nướng... Cách tri nhận của người Việt Nam Bộ là chú ý dựa vào đặc điểm về chất liệu, hình dạng, màu sắc hoặc thuộc tính đặc trưng của mỗi món ăn để định danh.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy của con người. Con người dùng ngôn ngữ để tri nhận các sự vật, hiện tượng và phân cắt hiện thực khách quan. Phân tích tính biểu trưng trong ngôn ngữ không chỉ có mối quan hệ giữa âm với sự vật, hiện tượng mà còn có mối quan hệ có nguyên do giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Việc tìm hiểu tính biểu trưng của một số từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân gian nhằm mục đích làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Chúng ta có thể xây dựng một vốn từ vựng lớn về các từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ theo phương thức ghép từ (có lí do) – một phương thức cấu tạo từ được người Việt sử dụng trong hoạt động ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Đề tài “Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ” được triển khai nghiên cứu theo khuynh hướng kế thừa những thành tựu của Việt ngữ học.

Luận văn lựa chọn một số vấn đề lý luận cơ bản về từ vựng học và đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy để thực hiện đề tài. Đó là đặc điểm cấu tạo từ; đặc trưng văn hóa – dân tộc của sự phạm trù hóa hiện thực và bức tranh ngôn ngữ về thế giới, đặc trưng văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa – dân tộc của ý nghĩa từ.

Dựa vào đặc điểm định danh, luận văn đã miêu tả được một số đặc trưng văn hoá – dân tộc của các tên gọi món ăn Nam Bộ. Đặc điểm PNNB và văn hóa Nam Bộ được biểu hiện qua cách định danh các món ăn của người Việt Nam Bộ.

Về nguồn gốc, người Việt chủ yếu sử dụng từ thuần Việt để định danh món ăn Nam Bộ. Bởi vì, đa phần dân cư là người Việt. Ngoài ra, một số tên gọi món ăn được vay mượn từ các ngôn ngữ Hoa, Khơme, Chăm, Ấn – Âu... Trong đó, từ ngữ vay mượn tiếng Hoa là nhiều nhất. Bên cạnh đó, có một số tên gọi món ăn Nam Bộ đã xảy ra hiện tượng không đồng nhất; hiện tượng không đồng nhất giữa PNBB và PNNB.

Về cấu tạo, tên gọi món ăn Nam Bộ chủ yếu được người Việt thêm các yếu tố chỉ đặc trưng như chất liệu, cách thức chế biến, tính chất, nguồn gốc... vào sau tên gọi chỉ món ăn. Tên gọi món ăn Nam Bộ thường là tên ghép (hầu hết là ngữ ghép chính – phụ ) với số lượng rất lớn. Những tổ hợp ghép chính phụ có cấu trúc danh – danh, danh – động, danh – tính. Từ đơn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Các từ ngữ chỉ tên gọi món ăn Nam Bộ thường có đặc điểm từ loại là danh từ, động từ, tính từ. Kích thước của tên gọi món ăn rất đa dạng.

Về cách gọi tên món ăn: người Việt dựa vào đặc trưng về chất liệu, cách thức chế biến, hình thức, màu sắc, nguồn gốc... để định danh món ăn. Cách định danh mỗi loại món ăn được người Việt chú ý lựa chọn những đặc trưng nhất định và có sự phân biệt với các món ăn cùng nhóm, cùng loại.

Về ngữ nghĩa: tên gọi món ăn Nam Bộ là tên gọi trực tiếp. Ngoài ra, có một số tên gọi món ăn khi đi vào thơ ca dân gian đã chuyển sang nét nghĩa mới.

Khi phân tích tính biểu trưng của một số từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân gian, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc tên gọi món ăn, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, quan niệm về giá trị thẩm mỹ... trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Từ xa xưa, thơ ca dân gian đã hình thành do sự truyền miệng của tập thể nhân dân lao động. Người dân lao động đã mượn hình ảnh của các sự vật có thật trong cuộc sống để đưa vào tác phẩm của họ. Qua hình ảnh của các sự vật, người đọc sẽ hiểu về đời sống của người dân lao động xưa. Khi mà hình ảnh của sự vật đi vào thơ ca dân gian, bên cạnh nét nghĩa biểu vật nó còn mang nét nghĩa biểu trưng. Các tên gọi món ăn vốn thuộc sự vật vô tri vô giác và nó mang tính chất động hơn khi nó chuyển sang nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hoặc được chọn làm đối tượng so sánh. Khi đã chuyển sang một trường nghĩa mới, tên gọi món sẽ đóng vai trò là đối tượng thay thế con người để bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng khi con người muốn thổ lộ hay phản ánh một sự vật nào đó trong cuộc sống. Điều này đã được chứng minh trong một số từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Tp HCM

2. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

3. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên mọi miền đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

6. Đỗ Hữu Châu (1973), Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng, Tạp chí Ngôn ngữ số 4.

7. Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt

Nam, Đại học Huế.

8. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895), Đại Nam quốc âm tự vị (tập 2), Sài Gòn. 9. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn

hóa thông tin.

10. Nguyễn Đức Dương (1974), Về hiện tượng kiểu “ổng”, “chỉ”, “ngoải”, Ngôn ngữ số 1.

11. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí,Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

16. Lê Thị Mỹ Hạnh (2011), Văn hóa ẩm thực của người Việt miền Tây Nam

17. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục.

18. Trần Thị Mai Hồng (2006), Đặc trưng văn hóa Việt qua cách định danh

một số sản phẩm ẩm thực (lớp từ ngữ chỉ bánh, mứt, xôi, chè) ( Sơ bộ so sánh phương ngữ Nam Bộ với phương ngữ Bắc Bộ), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHKH XH & NV Tp HCM.

19. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ xã hội – Những vấn đề cơ bản,

Nxb Khoa học xã hội.

20. Nguyễn Thuý Khanh (1994), Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong

tiếng Việt, Văn hoá dân gian, số 1.

21. Nguyễn Lai (1993), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá”, Việt Nam – Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hà Nội.

22. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ ( những khác biệt về

từ vựng – ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Trần Thị Ngọc Lang (2002), Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ), Ngôn ngữ số 2.

24. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Hồ Lê, Thạch Phương, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hoá

dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Sơn Nam (1993), Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, Nxb Tp HCM.

27. Sơn Nam, Đất Gia Định xưa, Nxb Tp HCM.

28. Nhiều tác giả (1999), Nam Bộ xưa và nay, Nxb Tp HCM – T/c Xưa & Nay.

30. Nhiều tác giả (2000), Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM.

31. Nguyễn Trí Niên (1982), Một số ý kiến về những hiện tượng tương ứng về từ vựng giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Hà Nội.

32. Hoàng Phê ( chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng .

33. Nguyễn Thanh Quang (2003), Đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá Việt ở

ĐBSCL, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Tp HCM. 34. Huỳnh Kim Quy (1978), “Từ mượn gốc Khơme và Quảng Đông, Triều

Châu trong phương ngữ Nam Bộ” – Nghiên cứu một số đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ – Tư liệu của Ban Ngữ Văn, Viện Khoa học xã hội tại Tp HCM.

35. Trịnh Sâm (2002), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ.

36. Saussure, F – D – (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Vương Hồng Sển (1991), Từ vị tiếng nói miền Nam, Nxb Trẻ Tp HCM. 38. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005), Những món ăn miền Nam được ưa

chuộng, Nxb Phụ nữ.

39. Nguyễn Kim Thản (1964), Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương ngôn Nam Bộ,Văn học số 8.

40. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Kim Thản (1993), “Sự phản ánh một nét văn hóa vật chất của

người Việt vào ngôn ngữ”, Việt Nam – những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa,

Hà Nội.

42. Dương Thị Thanh Thanh (2004), Đặc điểm ngữ nghĩa và cấu tạo các từ

từ địa phương Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV Tp HCM.

43. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Hồ Bá Thâm (2003), Văn hoá Nam Bộ vấn đề và phát triển, Nxb Văn hóa thông tin.

45. Hồ Văn Tuyên (2005), Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ,Luân văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Tp HCM. 46. Hồ Xuân Tuyên (2004), Ngôn ngữ vùng sông nước qua một cuốn sách,

Ngôn ngữ & Đời sống, số 3.

47. Hồ Xuân Tuyên (2010), Món ăn dân dã của người Bạc Liêu, Nxb Dân Trí.

48. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.

49. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

50. Đoàn Thiện Thuật (1980), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 51. Ngô Thị Thúy (2010), Văn hóa ẩm thực cư dân Việt ở Đông Nam Bộ,

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường ĐHKH XH & NV Tp HCM.

52. Ngô Thị Bích Tiên (1968), Nhìn qua việc dùng từ địa phương miền Nam trong một số tác phẩm văn học gần đây, Nghiên cứu ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Huỳnh Công Tín (1996), Hiện tượng biến âm trong phương ngữ Nam Bộ,

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 83 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)