Hiện tượng không đồng nhất tên gọi giữa PNNB và PNB B

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 47 - 48)

Hiện tượng không đồng nhất trong cách gọi tên món ăn giữa PNNB và PNBB không phải do cách đọc chệch âm, mà nguyên nhân chính là do cách tri nhận của người dân ở hai vùng có sự khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc định danh món ăn không giống nhau.

Trong PNNB, thức ăn được làm bằng một số loại rau muối chua được gọi là dưa, chẳng hạn như dưa cà, dưa cải, dưa giá, dưa hành, dưa kiệu. Trong khi đó PNBB thì dùng từ muốinhư hành muối, kiệu muối, cà muối... có khi PNBB cũng dùng từ chua như dưa chua.

Chè là món ăn rất được người miền Nam ưa chuộng bởi vì nó có vị đặc trưng đó vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa, ví dụ: chè đậu trắng, chè bưởi, chè chuối, chè đậu ván... Đối với PNBB, chè chỉ được xem là món ăn được nấu bằng đường, đỗ. Món chè làm bằng sữa đậu nành và chế sữa vào nồi cho đông lại, khi ăn cho nước đường và nước cốt dừa, PNNB gọi

là chè tàu hủ còn PNBB gọi tào phở. Hay có một món chè người Việt Nam Bộ gọi chè trôi nước hoặc chè xôi nước, còn người Việt Bắc Bộ gọi bánh trôi nước. Một dẫn chứng khác là PNNB có chè nha đam, còn PNBB gọi là thạch

lô hội.

Ngoài ra, phương ngữ Nam Bộ còn vay mượn từ của các ngôn ngữ khác để gọi tên món ăn như bò bít tết, xí quách, xíu mại, há cảo...

Như vậy, qua tên gọi một số món ăn, cách nhìn nhận đối tượng giữa hai vùng phương ngữ có sự khác nhau. Nếu như người Việt Nam Bộ nhìn nhận đối tượng dưới góc độ đặc trưng này thì người Việt Bắc Bộ nhìn nhận đối tượng dưới góc độ đặc trưng khác nên đối tượng được xếp vào hai loại khác nhau tuỳ theo cách tri nhận của người dân mỗi miền.

2.2. Đặc điểm cấu tạo – ngữ pháp của tên gọi món ăn Nam Bộ

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)