Tên gọi món ăn biểu trưng sự không chung thủy trong cuộc

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 81 - 82)

phải biết cố gắng đồng lòng nắm tay nhau để vượt qua. Để khẳng định tình cảm vợ chồng gắn bó thủy chung, tác giả dân gian đã ví vợ chồng như xôi đậu vò, một tình cảm dẻo dai và tròn trịa. Bởi vì, xôi đậu vò càng nắm thì càng dẻo, càng vo thì càng tròn và tình vợ chồng cũng được so sánh như thế, luôn luôn gắn bó và khắng khít với nhau. Hình ảnh xôi đậu vò từ nghĩa biểu vật – xôi nấu trộn với đậu xanh chín giã nhỏ và đánh tơi, khi ăn thì vo xôi tròn lại cho dẻo để dễ ăn, nhưng khi đi vào thơ ca dân gian đã chuyển sang nét nghĩa

mới. Đó là nghĩa biểu trưng, xôi đậu vò là hình ảnh so sánh tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn. Tình cảm vợ chồng trở nên cao đẹp và thiêng liêng khi cả hai cùng biết giữ gìn và vun đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình.

3.3.3.5. Tên gọi món ăn biểu trưng sự không chung thủy trong cuộc sống vợ chồng sống vợ chồng

- Nhà ai chồng quỉ vợ ma Hễ ông ăn chả thì bà ăn nem

Đói cơm khát nước tèm lem No cơm ấm áo lại thèm nọ kia.

Để diễn tả tình cảm vợ chồng yêu nhau thắm thiết, thơ ca dân gian thường hay nói “Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng

hãy con cay, Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Tình cảm vợ chồng bên cạnh vị ngọt của tình yêu thì đôi lúc cũng gặp phải những vị mặn, đắng cay trong cuộc sống. Những vị mặn và đắng cay chính là những thử thách, thăng trầm, khó khăn, gian khổ mà cuộc sống vợ chồng thường hay gặp. Cốt yếu là vợ chồng phải biết vượt qua để chứng minh lòng chung thủy của họ đối với nhau. Tác giả dân gian đã ca ngợi sự gắn bó keo sơn của vợ chồng. Mặc dù, họ có trãi qua khó khăn nhưng họ luôn luôn nghĩ về nhau và cùng phấn đấu để vượt qua thử thách nhằm hướng đến tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng lúc nào cũng muôn màu muôn vẻ và có những nghịch lý không thể ngờ. Nếu trong khó khăn gian khổ thì vợ chồng “Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” cùng vượt qua để có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng đến khi no cơm, áo ấm thì ông ăn chả, bà lại ăn nem. Có thể nói khi đầy đủ về vật chất, tình cảm vợ chồng cũng có sự thay đổi. Để phê phán sự không chung thủy trong cuộc sống vợ chồng, tác giả dân gian thường dùng hai hình ảnh chả và nem. Nếu như ông chồng có đi tìm nhân tình mới thì bà vợ cũng vậy. Chả, nem là hai món ăn ngon – mang nét nghĩa biểu vật nhưng khi đi trong bài ca dao đã chuyển sang nét nghĩa mới. Đó là nét nghĩa biểu trưng – Chả và nem chính là hình ảnh nhân tình của ông chồng và bà vợ. Như vậy, chả và nem là hình ảnh ẩn dụ.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 81 - 82)