Nghĩa biểu trưng của một số tên gọi món ăn Nam Bộ trong thơ ca

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 75 - 76)

3.3.3. Nghĩa biểu trưng của một số tên gọi món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân gian ca dân gian

Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng [60; 404]. Chẳng hạn, cặp biểu trưng “gừng cay – muối mặn” chính là biểu tượng cho hương vị tình vợ chồng nồng nàn, thủy chung, đậm đà, thấm sâu. Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu trưng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Nghĩa biểu trưng thường là có lí do, có thể được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời còn có thể được dựa trên cả sự “gán ghép” theo chủ quan của con người [58; 405].

Tính biểu trưng trong thơ ca dân gian thể hiện ở những hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể miêu tả trong ngôn từ, là nhằm nói về những ý niệm khái quát hóa. Nghĩa biểu trưng được dựa trên các phương thức chuyển nghĩa từ như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Khả năng chuyển biến ý nghĩa từ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của con người. Như vậy, tính biểu trưng, ở những mức độ khác nhau, có liên quan đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người. Do đó, tìm ý nghĩa biểu trưng trong thơ ca dân gian cũng là cách tiếp cận đến đặc trưng văn hóa, bản sắc văn hóa của một dân tộc.

Một sự vật do có nhiều đặc trưng, cho nên có thể biểu trưng cho nhiều ý niệm khác nhau. Do đó trong thơ ca dân gian, có những từ tùy thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể mà có thể được hiểu theo những nghĩa biểu trưng khác nhau. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy các tên gọi món ăn xuất hiện trong thơ ca dân gian mang những nghĩa biểu trưng khác nhau.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)