Yếu tố chỉ loại món ăn + các đặc tính khác

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 66 - 70)

gai, bánh hỏi, bánh phục linh, bê thui bóp thấu, bê thui xào lăn...

Dựa vào các mô hình trên, chúng ta có thể rút ra được những nhận xét về đặc điểm tri giác và cách lựa chọn đặc trưng định danh các món ăn nói chung và định danh các món ăn ở Nam Bộ nói riêng. Có thể thấy rằng trong các món ăn Nam Bộ, những đặc trưng được chú ý tri giác và lựa chọn nhiều nhất để định danh món ăn Nam Bộ là đặc trưng về chất liệu. Đó có thể là chất

liệu chính hoặc chất liệu phụ. Đặc trưng về chất liệu được chú ý lựa chọn trước hết là do Nam Bộ có nguồn sản vật dồi dào dễ tìm kiếm và mùa nào thì có thức ấy. Sự lựa chọn như thế còn có một nguyên do nữa là tạo nên sự khác biệt giữa các món ăn với nhau. Vì vậy, đặc trưng về chất liệu là đặc trưng cơ bản trong quá trình định danh các món ăn. Ngoài ra, chất liệu chính là bản chất của sự vật. Con người cũng có thể dễ dàng tiếp nhận bằng thị giác một cách rõ ràng. Từ chất liệu chính, con người có thể khu biệt món ăn này với món ăn khác. Điều này cho thấy tên gọi món ăn Nam Bộ hầu hết là tên gọi trực tiếp. Do đặc điểm loại hình tiếng Việt được tạo theo kiểu phân tích tính, cho nên, chúng ta thường dễ dàng thấy được lý do của tên gọi món ăn Nam Bộ. Đối với ngôn ngữ Ấn – Âu, từ thường được tạo theo kiểu hòa kết, tổng hợp tính, cho nên, chúng ta khó tìm được lý do tên gọi món ăn của một số ngôn ngữ Ấn – Âu. Qua ý nghĩa của một từ, chúng ta có thể hình dung cách tư duy của mỗi cộng đồng người, dân tộc. Từ đó, con người sẽ tìm ra được đặc điểm văn hóa của mỗi cư dân. Quá trình tìm hiểu phương thức biểu thị của mỗi món ăn Nam Bộ thông qua từ, tổ hợp từ dùng làm tên gọi đã giúp cho chúng ta hiểu được đặc điểm văn hóa Nam Bộ. Cuộc sống của người Việt Nam Bộ thường gắn liền với đồng ruộng, ao cá, sông hồ, biển cả, rừng núi. Cho nên, các món ăn đều xuất phát từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên.

Qua cách định danh các món ăn của người Việt Nam Bộ, chúng ta thấy có sự xuất hiện các yếu tố như cá lóc, cá khoai, cua đinh, rắn hổ đất, rắn mối, rắn rồng ri voi, thịt sấu, rẹm, ba khía, chuột đồng, đuông, ếch, lươn, tôm, cua đồng, ốc lác, ốc len, ốc bươu, bông điên điển, dừa, lá sen non, bông so đũa, bưởi, lá cẩm, gấc.... Các yếu tố trên chính là chất liệu của vùng sông nước Nam Bộ dùng để chế biến các món ăn như cháo đậu xanh rắn hổ đất,

cá lóc nướng lá sen non, cá lóc nướng trui, chuột đồng xào lăn, chuột đồng xào sả ớt, đuông chà là chiên bột, đuông dừa chiên bột, đuông nướng lửa than, lươn nướng, ốc lác luộc lá ổi, ốc len hầm sả, bông so đũa luộc, dưa điên điển, dưa ngó sen, gỏi bưởi, xôi gấc, xôi lá cẩm.... Đây là những món ăn đặc sản và tạo được nét riêng cho ẩm thực của người Việt Nam Bộ. Tên gọi các món ăn rất bình dị, dân dã nhưng mang đậm phong vị của người phương Nam. Có một số tên gọi món ăn mang đậm chất hoang dã của người dân Nam Bộ như rắn nướng, rắn mối nướng, cháo đậu xanh rắn hổ đất, thịt sấu xé phay. Các yếu tố rắn, thịt sấuđã cho thấy Nam Bộ là vùng đất có nhiều động vật hoang dã. Trong buổi đầu khai hoang của con người, họ đã vượt qua nỗi sợ về hùm beo, rắn rết, cá sấu để biến chúng thành những món ăn độc đáo mà chỉ có ở Nam Bộ. Đây là đặc trưng về tính cách của người Nam Bộ.

Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt Nam Bộ có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa. Vào mùa nóng, người Nam Bộ rất thích ăn canh chua, canh chua cá lóc, canh khổ qua, canh khổ qua dồn thịt... Bởi vì, vị chua của canh và vị đắng của trái khổ

qua sẽ giúp cho cơ thể con người được thanh nhiệt. Vào mùa nước nổi, người Nam Bộ thường ăn các món được chế biến từ lươn, chuột đồng, ếch, cua đồng, ốc... đặc biệt là khi nước lũ về thì người dân vùng sông nước rất thích ăn món canh chua cá linh bông điên điển, một món ăn rất đặc trưng của vùng nước nổi. Tên gọi của các món ăn trên đã cho thấy người Nam Bộ có cách ăn

uống theo mùa. Người Nam Bộ đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ họ và đã hòa mình vào với thiên nhiên. Ăn theo mùa là đặc điểm ẩm thực của Nam Bộ, thể hiện sự linh hoạt của người Nam Bộ, là lúc sản vật ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.

Người Nam Bộ có một số món ăn được chế biến từ đuông (loại ấu trùng kiến dương, sống trong ngọn dừa, chà là, đủng đỉnh hoặc sống trên ngọn

cau), heo sữa, bồ câu ra ràng như đuông chà là chiên bột, đuông chiên bơ, đuông dừa chiên bột, đuông hấp xôi, heo sữa quay, bồ câu ra ràng rô ti. Đây là những món ăn rất giàu dinh dưỡng. Tên gọi một số món ăn trên cho thấy

người Nam Bộsở thích ăn những loài động vật ở dạng bao tử (động vật còn rất non).

Trong tên gọi món ăn Nam Bộ các yếu tố chiên, nướng, hấp, xào, kho... thường xuyên xuất hiện. Điều này chứng tỏ người Nam Bộ có nhiều cách thức để chế biến món ăn. Sở dĩ người Nam Bộ có nhiều phương pháp để chế biến món ăn vì nguồn động, thực vật ở Nam Bộ rất dồi dào. Người Nam Bộ dùng nhiều cách chế biến món ăn để tạo cho người ăn không có cảm giác ngán ăn hoặc nhàm chán khi ăn cùng loại động vật hoặc thực vật, ví dụ: Nam Bộ có rất nhiều ếch nên từ ếch người Nam Bộ đã chế biến nhiều món, chẳng hạn món ếch thì có ếch chiên bơ, ếch dồn thịt hấp, ếch nướng chao, ếch nướng ngũ vị, ếch xào lăn, ếch xào sa tế, ếch xào sả ớt hoặc món cơm thì có

cơm chiên, cơm chiên Dương Châu, cơm cuộn lá sen, cơm dừa Bến Tre, cơm gà hấp dừa, cơm gà hấp thố hay món gồm có các món gà hấp cải bẹ xanh, gà hấp rau răm, gà hấp rượu, gà kho gừng, gà kho sả, gà nướng mọi, gà nấu bia,... Cách thức chế biến món ăn cho thấy người Nam Bộ rất linh hoạt trong cách ứng biến với nguồn sản vật có trong vùng.

Trong các tên gọi món ăn Nam Bộ thường xuyên xuất hiện các yếu tố

ngọt, chua. Điều này cho thấy khẩu vị của người Việt Nam Bộ thích dùng những món ăn có vị ngọt chua, một phần là do ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan, ví dụ như bánh bèo ngọt, bánh ít ngọt, bánh tét ngọt, cá điêu hồng hấp chua ngọt, cá phèn làm mắm chua, cua xào chua ngọt, sò huyết nướng sốt chua ngọt...

Trong món ăn Nam Bộ, chúng ta thấy yếu tố dừa xuất hiện rất nhiều. Dừa là một nguồn thực phẩm phong phú và dồi dào, tham gia vào các món ăn

và tạo nên hương vị độc đáo cho các món ăn. Người Nam Bộ đã dùng cơm dừa, nước dừa và nước cốt dừa để chế biến các món ăn có hương vị độc đáo mang đậm văn hóa ẩm thực Nam Bộ, ví dụ như bánh gói nước cốt dừa, cá lóc

quay nước cốt dừa, chân vịt um nước dừa, chuột đồng khìa nước dừa, gà nấu nước cốt dừa, kẹo dừa, rùa khìa nước dừa, tép ram nước cốt dừa. Nước dừa, cơm dừa vừa là chất đạm vừa là chất béo, phù hợp cư dân vùng khí hậu nóng.

Chè nấu nước cốt dừa là hương vị riêng của Nam Bộ.

Văn hóa ẩm thực Nam Bộ đã làm giàu thêm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người Nam Bộ ăn uống không cầu kì, tỉ mỉ, họ có thể ăn uống ngay trên đồng ruộng với cá lóc nướng trui hoặc rắn mối nướng và vài ly

rượu đế. Món ăn của Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây, nhiều dân tộc nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ. Những yếu tố tiếp biến văn hoá này cộng với yếu tố môi sinh tại chỗ đã tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa dạng, phong phú vừa đặc thù của vùng đất Nam Bộ.

Như vậy, chúng ta có thể rút ra kết luận: có nhiều cơ sở để gọi tên món ăn Nam Bộ, cơ sở chủ yếu đó là đặc trưng văn hóa, xã hội của vùng sông nước Nam Bộ. Những tên gọi món ăn tồn tại từ lâu và chính sự xuất hiện của chúng gắn với nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Để định danh món ăn, người Việt Nam Bộ đã sử dụng chủ yếu là từ thuần Việt, vì đa số các nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn đều gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam Bộ.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ món ăn nam bộ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)