Nhân tố 3.1: Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc trước sinh

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 51 - 52)

theo các xét nghiệm khác. Cả phụ nữ mang thai và nhân viên y tế đều ủng hộ việc xét nghiệm HIV trước sinh. Phụ nữ đánh giá cao tư vấn về xét nghiệm trước sinh của các cán bộ y tế có chuyên môn.

Phác đồ ARV 3 thuốc an toàn, hiệu quả và phác đồ một liều duy nhất Nevirapine đang ngày càng sẵn có tại Hà Nội. Cán bộ y tế ở cả hai tỉnh đều nhận thức được nguy cơ lây truyền HIV thông qua bú sữa mẹ. Hiện nay, hệ thống chuyển tuyến hai chiều giữa bệnh viện và các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao dành cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc phòng bệnh bằng ARV cho PLTMC vẫn chưa có tại Thái Nguyên. Trong các phòng khám và bệnh viện ở cả hai tỉnh, trừ bệnh viện Phụ sản Trung ương, phụ nữ bị buộc phải xét nghiệm HIV trước khi sinh ; đây là một việc làm không hợp với đạo đức xét theo các tiêu chuẩn y tế quốc tế. Các nhân viên y tế cấp quận thực hiện các xét nghiệm HIV thường kỳ khi các bà mẹ mang thai ở tháng thứ 7 đến tháng thứ 8. Các mẫu dương tính được gửi tới phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia để kiểm tra lại. Nếu kết quả vẫn là dương tính, những phụ nữ này sẽ được thông báo kết quả thông qua hình thức thông báo kết quả dựa vào cộng đồng. Nhân viên y tế cấp quận sẽ chuyển những phụ

nữ mang thai có HIV tới các bệnh viện tỉnh và trung ương để họ sinh tại đó.

Phụ nữ hiếm khi tới các điểm TVXNTN trong thời gian mang thai vì các điểm này nhắm tới đối tượng đích là nhóm có nguy cơ cao. Các nhân viên ở đó chỉ xét nghiệm HIV chứ không khám hay xét nghiệm các bệnh khác hoặc những vấn đề về sức khoẻ quan trọng khác đối với phụ nữ có thai. Nhân viên y tế tránh chuyển những phụ nữ này tới các cơ sở chỉ xét nghiệm HIV, ngay cả khi dịch vụ ở đó miễn phí, do vấn đề phân biệt, kỳ thị đi kèm với HIV.

Bệnh nhân và gia đình của họ hoàn toàn không hài lòng với hệ thống thông báo kết quả xét nghiệm HIV. Việc nhân viên y tế thông báo kết quả xét nghiệm dương tính cho chồng của họ và những người khác mà không có sự đồng ý của bệnh nhân là vi phạm quyền của người bệnh, và làm tăng sự bất bình đẳng giới và lứa tuổi ở cấp độ gia đình.

Chúng tôi đã đánh giá 6 nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của yếu tố thứ ba này:

3.1 Các dịch vụ CSTS

3.2 Tiếp cận với xét nghiệm HIV sớm trong thai kỳ. thai kỳ.

3.3 Cung cấp kết quả xét nghiệm HIV cho phụ nữ và gia đình của họ (hệ thống phụ nữ và gia đình của họ (hệ thống thông báo)

3.4 Cung cấp thuốc phòng bệnh ARV an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai có và hiệu quả cho phụ nữ mang thai có HIV.

3.5 Cung cấp các dịch vụ sinh sản phù hợp nhất cho phụ nữ mang thai có HIV. nhất cho phụ nữ mang thai có HIV.

3.6 Tư vấn và hỗ trợ nuôi trẻ an toàn.

Nhân tố 3.1: Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc trước sinh sóc trước sinh

Chất lượng và số lượng của dịch vụ CSTS quyết định khả năng tiếp cận việc sinh đẻ an toàn của phụ nữ, trong đó có phụ nữ nhiễm HIV. Tại Hà Nội, hầu hết phụ nữ được cung

Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé

Khám phá các Chương trình Dự phòng Lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Hà Nội và Thái Nguyên

38

cấp dịch vụ CSTS trong suốt thời gian mang thai và sinh con tại các bệnh viện. Tỷ lệ phụ nữ sinh tại nhà không có sự giúp đỡ của nhân viên y tế ở khu vực Đông Bắc (trong đó có Thái Nguyên) là 32,6% và 1,7% ở lưu vực sông Hồng (trong đó có Hà Nội). Tính trung bình, tỷ lệ phụ nữ ở khu vực thành thị tới dịch vụ trước sinh ít nhất 1 lần là 90,4%, ba lần là 72,6%, được cung cấp dịch vụ sinh an toàn là 40,5% và được kiểm tra cân nặng là 63,5% (MOH, General Statistical Office, & Coverage of Public Health Programs, 2003).

Ở những vùng sâu, vùng xa và nông thôn của Thái Nguyên, nhiều phụ nữ sinh con tại các trạm y tế xã. Chất lượng của các dịch vụ chăm sóc trước sinh thay đổi theo các cấp. Phụ nữ mang thai có thể tiếp cận chăm sóc trước sinh tại cấp xã, nhưng có thể cần chuyển tuyến để có thể tiếp cận với dịch vụ này ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Đối với việc chuyển tuyến lên cấp trung ương, về hình thức phải có hồ sơ y tế, nhưng thường thì các bệnh viện trung ương khó có thể từ chối bệnh nhân. Chi phí chăm sóc trước sinh và sinh nở đối với những ca không phức tạp ở tuyến dưới sẽ thấp hơn so với việc đưa lên tuyến trên. Trong thực tế, nhiều phụ nữ có khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế sinh đẻ ở tuyến trên nên đến đó để sinh, góp phần vào tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Nhóm nghiên cứu chú ý thấy rằng các bác sĩ sản khoa, đặc biệt là trong các phòng hộ sinh tại bệnh viện tuyến huyện, có nhiều thời gian và không gian dành cho các sản phụ hơn là các bác sĩ đã bị quá tải tại tuyến trung ương. Cán bộ y tế ở tuyến dưới không lo lắng lắm về vấn đề HIV một phần là do những ca phức tạp như nhiễm HIV đã được đưa lên tuyến trên. Cần phải lưu ý tới sự thiếu quan tâm của cán bộ y tế chăm sóc trước sinh vì tình trạng nhiễm HIV của hầu hết phụ nữ chỉ được biết đến khi thai đã 7, 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, trước đó những phụ nữ nhiễm HIV có thể tới các cơ sở y tế cấp xã hoặc cấp huyện để được chăm sóc trước sinh, do vậy các cán

bộ, nhân viên tại đó có thể bị phơi nhiễm mà không hề biết. Số lượng phụ nữ có thai được phát hiện nhiễm HIV trong hệ thống y tế còn ít cũng góp phần vào sự thiếu quan tâm tới vấn đề HIV của các nhân viên y tế. Cán bộ y tế ở tất cả các tuyến đều lo ngại về viêm gan B mặc dù rất ít người nhớ rằng họ đã được tiêm phòng.

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)