Nhân tố 4.1: Tiếp tục chăm sóc những bà mẹ có HIV dương tính

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 62 - 63)

có HIV dương tính

4.2 Tiếp tục chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4.3 Hỗ trợ xã hội cho những phụ nữ có HIV dương tính và gia đình họ. dương tính và gia đình họ.

Nhân tố 4.1: Tiếp tục chăm sóc những bà mẹ có HIV dương tính có HIV dương tính

Sau khi sinh, những phụ nữ sẽ được ra viện ngay khi họ được coi là đã khoẻ về thể chất. Trong cả hai tỉnh nghiên cứu, chị em sau sinh sẽ được thăm khám tại nhà. Theo hướng dẫn về điều trị ARV năm 2005, họ cần phải được xét nghiệm CD4 thường xuyên để đánh giá xem liệu họ đã cần được điều trị thuốc kháng ARV hay chưa. Trong hệ thống y tế Hà Nội, không có sự tiếp tục chăm sóc cho phụ nữ và trẻ em sau khi sinh tại một trong các bệnh viện sản. Các bệnh viện cung cấp một số dịch vụ chăm sóc tại nhà cho những ca đẻ khó và phức tạp theo quy định của chính sách nhà nước, tuy nhiên các y tá cung cấp dịch vụ này theo hình thức tư nhân. Trẻ sơ sinh không ở trong bệnh viện sản quá 4 tuần. Khi một trẻ sơ sinh có những vấn đề về sức khoẻ, người ta sẽ chuyển trẻ tới một bệnh viện khác, ví dụ Viện Nhi. Việc thiếu những chăm sóc tiếp theo trong các bệnh viện sản không phải là kết quả của sự lựa chọn cá nhân của các bác sĩ; nhiều bác sĩ muốn biết điều gì đã xảy ra với bệnh nhân của họ sau khi đẻ. Hơn nữa, việc thiếu những dịch vụ tiếp theo là do thiếu tính liên tục trong hệ thống y tế, mà điều này dẫn tới việc không tạo ra được một dòng thông tin giữa các cơ sở y tế trong hệ thống.

Thái Nguyên không có các bệnh viện sản riêng nên không có sự phân biệt giữa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khoẻ sẽ được điều trị trong cùng một khoa với những trẻ khác dưới 16 tuổi. Theo các nhân viên y tế và bệnh nhân ở Thái Nguyên, việc chăm sóc tại nhà là do cá nhân chi trả nhưng các cán bộ trong chính quyền y tế cho rằng 98% phụ nữ tại tất cả các xã phường bao gồm cả vùng sâu vùng xa và cả những phụ nữ dân tộc thiểu số đã được nhận dịch vụ chăm

Phần III

Kết quả đánh giá về PLTMC tại Thái Nguyên và Hà Nội 49

sóc này. Không một ai trong số những phụ nữ nhiễm HIV được phỏng vấn thực sự được nhận những dịch vụ chăm sóc tiếp theo sau sinh. Sự khác biệt này cho thấy, hệ thống thông tin y tế hoặc trong khâu báo cáo cung cấp dịch vụ đang có vấn đề.

Ở Hà Nội, nhóm hỗ trợ Hoa Hướng dương cung cấp các dịch vụ chăm sóc tiếp theo cho những phụ nữ nhiễm HIV và trẻ sơ sinh theo một gói các dịch vụ toàn diện bao gồm cả ba mảng y tế, xã hội và kinh tế dựa trên kế hoạch phát triển cá nhân của mỗi thành viên. Tuy nhiên, một loạt các rào cản về pháp lý và thực tế liên quan tới đời tư của bệnh nhân đã ngăn cản những thành viên nhiễm HIV của nhóm hỗ trợ thực hiện việc tiếp cận có hiệu quả đối với các đồng đẳng viên trong môi trường bệnh viện. Việc tư vấn tại các địa điểm TVXNTN do các thành viên nhóm hỗ trợ thực hiện gặp khó khăn về pháp lý do luật quy định về tính riêng tư và sự tiếp cận hạn chế đối với các dữ liệu y tế. Các kết quả xét nghiệm HIV mà một giáo dục viên đồng đẳng cần để xác định xem họ có phải là người cần tư vấn hay không được coi là thông tin mang tính bảo mật được lưu giữ trong các hồ sơ bệnh án. Tờ rơi, danh thiếp và áp phích của nhóm hỗ trợ được treo trong phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, và một số nhân viên y tế sẽ giới thiệu chúng một cách tích cực tới nhóm. Nhưng gần đây những phụ nữ được chẩn đoán rất ngại tiết lộ tình trạng của mình cho bất kỳ ai. Những kinh nghiệm với nhóm hỗ trợ Hoa Hướng Dương, một nhóm các bà mẹ có HIV dương tính, những người chăm sóc và gia đình của họ ở Hà Nội cho thấy những cuộc tiếp xúc cá nhân trực tiếp của các đồng đẳng viên (một người phụ nữ khác sinh đẻ trong cùng một bệnh viện) hoặc của bác sĩ y tế của Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đang làm việc với nhóm là cách tốt nhất để những phụ nữ có thai có đủ tự tin để tham gia vào nhóm hỗ trợ. Việc bảo vệ tính bảo mật cho những người bà mẹ vừa sinh con có HIV dương tính đòi hỏi không một ai tiếp cận hoặc nói chuyện với

những phụ nữ này theo cách có thể làm lộ tình trạng bệnh của họ. Ở Hà Nội, những phụ nữ có HIV dương tính vừa sinh con sẽ được chuyển sang phòng có bệnh nhân có viêm gan B và HIV. Họ khó có thể nói chuyện với một giáo dục viên đồng đẳng mà không làm lộ tình trạng nhiễm HIV của mình. Việc treo các áp phích trên tường các phòng bệnh cũng là một vấn đề vì các áp phích về HIV có thể làm cho những người khác nghi ngờ khi đến thăm bệnh nhân.

Cho đến tháng 7 năm 2006, khi Uỷ ban Y tế Hà Lan – Việt Nam hỗ trợ thành lập ba nhóm Hoa Hướng Dương mới, tại các tỉnh khác vẫn chưa cho nhóm hỗ trợ cho các bà mẹ nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện nay những phụ nữ có HIV dương tính, ít nhất là ở các tỉnh dự án như Thái Nguyên, Cao Bằng, và Quảng Ninh đã có thêm cơ hội nhận các dịch vụ sau sinh toàn diện.

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)