Một nhân tố quan trọng trong dự phòng lây truyền mẹ con đối với phụ nữ là lựa chọn việc chấm dứt mang thai ngoài ý muốn, điều đó có nghĩa là tiếp cận với việc phá thai an toàn. Việc nạo phá thai ở Việt Nam là hợp pháp, và nó còn được sử dụng như một biện pháp kế hoạch hoá gia đình trên quy mô lớn. Việt nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. 82% phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ đã ít nhất một lần phá thai (General Statistics Office, 2005; MOH & UNFPA, 1999) Hàng năm, 40% trong tổng số các trường hợp có thai ở Việt Nam kết thúc bằng việc phá thai (UNFPA, 2007). Những ước tính dựa trên số liệu của Bộ y tế năm 1998 cho thấy, những phụ nữ chưa kết hôn chiếm 30% tổng số các trường hợp phá thai.
Phá thai phổ biến đến mức người ta có thể khẳng định rằng, hầu hết những phụ nữ đến chăm sóc trước sinh đều muốn có con, còn nếu không họ đã đi thẳng tới các dịch vụ phá thai. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Một phụ nữ mới lập gia đình có thể không được phép phá thai nếu cô ta không chứng minh được rằng người chồng hợp pháp của mình đồng ý cho cô ta phá thai. Do vậy, những rào cản về văn hoá đã được chuyển thành những rào cản về hành chính tại các cơ quan y tế.
“Nếu một phụ nữ tới đây và cô ấy vừa mới cưới thì tôi muốn đảm bảo chắc chắn rằng gia đình cô ấy đồng ý với quyết định của cô ấy. Đối với những nữ thanh niên chưa kết
hôn thì việc đó lại hoàn toàn khác. Cô ấy không muốn bất cứ ai trong gia đình mình biết và không muốn hoặc không cần sự đồng ý của họ.” (nhân viên y tế nữ, cấp quận, Hà Nội).
Những phụ nữ đã hoàn thành nghĩa vụ với gia đình “hạnh phúc” của mình không cần có sự chấp thuận của gia đình. Một số ít phụ nữ sớm phát hiện tình trạng nhiễm HIV của mình trong thai kỳ đã được khuyến khích phá thai. Tuy nhiên, việc xét nghiệm HIV thường chỉ được thực hiện vào tháng thứ bảy của thai kỳ. Vì vậy, ở thời điểm này, việc lựa chọn phá thai đã là quá muộn. Và thậm khí ngay cả khi một phụ nữ có HIV tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế đúng lúc đi chăng nữa, có thể cô ấy cũng không nhận được những lời khuyên hữu ích.
“Có một bác sĩ thật khủng khiếp. Bà ta bảo tôi đứng cách xa bà ta ra. Bà ta hỏi tôi là tôi có muốn phá thai không. Mà để phá thai tôi phải trở về nhà viết đơn có chữ ký của bố mẹ tôi. Bà ta sẽ phá thai cho tôi nếu tôi có chữ ký. Nếu tôi muốn giữ đứa trẻ, thì cũng không sao. Vì vậy, tôi đã chẳng biết điều gì khi rời phòng khám. Tôi thực sự mong muốn người ta trao đổi với tôi về căn bệnh, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con, tình hình tài chính của tôi, tôi có nên cho trẻ uống sữa ngoài hay không hoặc nếu tôi chết tôi cần phải làm gì, ai sẽ chăm sóc con tôi? Nhưng bà ta đã không nói gì về những vấn đề này với tôi hết (một phụ nữ có HIV, 33 tuổi).”
Ở một vài nơi, phụ nữ muốn phá thai trước tiên sẽ được xét nghiệm HIV nhưng việc tư vấn về HIV và phá thai không đi liền với việc kế hoạch hoá gia đình,