Một chương trình giáo dục đồng đẳng quốc gia về những vấn đề HIV đã ra đời năm 1993 nhưng độ bao phủ của nó còn rất hạn chế. Một đánh giá cho thấy các giáo dục viên đồng đẳng đã thực hiện khoảng 7000 tiếp xúc với nhóm dân có nguy cơ cao hàng tháng. Các chương trình giáo dục viên đồng đẳng thay vì xây dựng các kỹ năng và thúc đẩy những thay đổi về hành vi nhằm làm giảm nguy cơ về
HIV, lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin bằng cách tư vấn thông qua tờ rơi, tờ gấp hoặc trong một số trường hợp cũng phát bơm kim tiêm sạch. (Ha et al., 2004)
Các dịch vụ y tế ở cả hai tỉnh đã tuyển giáo dục viên đồng đẳng để đi tiếp cận, và thường có sự hỗ trợ về chuyên môn và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận cộng đồng đối với việc tư vấn xét nghiệm tự nguyện của giáo dục viên đồng đẳng thường hướng tới các nhóm có nguy cơ cao như những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma túy, mà không phải là bạn tình hay cha mẹ của họ. Ở Hà Nội cũng đã có một số chương trình giáo dục đồng đẳng của ngành y tế và những ngành khác. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động giáo dục đồng đẳng có hiệu quả đối với những người hành nghề mại dâm và những người sử dụng ma túy lại vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể vì cả hai hoạt động này đều phạm pháp. Cảnh sát có thể chất vấn các giáo dục viên đồng đẳng nếu tìm thấy họ mang bao cao su hoặc bơm kim tiêm. Vì những lý do pháp lý và thực tế, các quan chức y tế đôi khi tuyển những người đã từng nghiện ma túy cho dù sau đó họ có thể có nguy cơ tái nghiện vì họ phải tiếp xúc với ma túy.