Những vấn đề chính trong hoạt động kiểm soát HIV/AIDS ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 26 - 27)

Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam năm 1990, đại dịch này đã liên tục phát triển trong tất cả các nhóm dân số được khảo sát (Avert, 2006). Tình trạng lây nhiễm HIV đã tăng lên trong phạm vi cả nước, đặc biệt trong đội ngũ những người nghiện chích ma túy; ở một số tỉnh, 50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở những người tiêm chích ma túy (UNAIDS, 2005). Tổng tỷ lệ gái mại dâm nhiễm HIV năm 2005 là 6,5%, tuy nhiên nhiều người trong số họ cũng đồng thời là những đối tượng tiêm chích ma túy (SRV, 2003d). Việc dùng chung kim tiêm diễn ra phổ biến; khi tiến hành khảo sát hành vi, kết quả cho thấy ít nhất có đến 28% số người tiêm chích ma túy dùng chung dụng cụ tiêm chích (UNAIDS & WHO, 2004).

Tính đến tháng 11/2005, tổng số ca nhiễm HIV thống kê được trên toàn bộ 64 tỉnh thành cả nước là 102.391, trong đó có 10.911 ca mới nhiễm, 16.917 đã bước sang giai đoạn AIDS và 9.862 người đã chết. Mười sáu phần trăm số ca nhiễm HIV thống kê được là nữ giới (UNGASS, 2005). Ước tính số người phải sống chung với vào thời điểm cuối năm 2005 là 263.000 (UNAIDS, 2005).

Các trung tâm cải tạo cho những đối tượng mắc phải các “tệ nạn xã hội” như mại dâm và sử dụng ma túy là một điểm mấu chốt có thể giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ tương hỗ giữa HIV/AIDS và nạn tiêm chích ma túy bằng cách tiêm chích trực tiếp vào tĩnh mạch đang diễn ra tại Việt Nam. Một tỷ lệ lớn những người tiêm chích ma túy đang cai nghiện và cải tạo trong các trung tâm này. Mặc dù các điều kiện cụ thể có khác nhau, nhưng nhìn chung tình trạng nhiễm HIV khá phổ biến; khoảng 30-60% học viên có thể bị nhiễm HIV. Khi các học viên vào ra cộng đồng dân cư, HIV và các bệnh truyền nhiễm đó cũng đi theo họ.

Hiện tại, nạn dịch này vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị và một số khu vực nông thôn nghèo đói hơn, với tỷ lệ di cư cao. Các khu vực biên giới cũng rất quan trọng; có một tỷ lệ tập trung khá cao những người nhiễm HIV ở các khu vực miền núi phía Bắc, giáp với biên giới Việt – Trung, hoặc ở phía nam đồng bằng sông Cửu Long gần biên giới với Cam-pu-chia và ở các thành phố cảng như Hải Phòng.

Đáng báo động là hiện nay nạn dịch này đang bắt đầu di chuyển từ những nhóm nguy cơ cao sang những người dân bình thường, mà phần lớn là lây truyền qua con đường tình dục thông qua khách hàng của những người hành nghề mại dâm. Dẫn chứng cho sự chuyển dịch này là tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trong số phụ nữ đi khám thai và nam thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Tỷ lệ nhiễm trong nhóm tân binh tại Việt Nam đã tăng từ 0,04% năm 1996 lên 0,95% năm 2000, sau đó giảm xuống 0,39% năm 2004. Tuổi trung bình của NCH tại Việt Nam đang có xu hướng giảm; hiện tại số người dưới 30 tuổi chiếm tới 64% tổng số người nhiễm HIV (SRV, 2003d). Như đã trình bày ở phần trên, vợ và bạn gái của những đối tượng tiêm chích ma túy, trong đó có nhiều người đã và đang có kế hoạch xây dựng gia đình, đang bị gia tăng t ỷ lệ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV. Nhiều người trong số họ không sử dụng ma túy và cũng không hành nghề mại dâm. Trong số những chị em đi khám thai ở Hà Nội năm 1994, số ca nhiễm HIV là 0%. Nhưng đến năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên 1,25% (UNAIDS, 2005). Hình 3 cho biết sự phân bố tỷ lệ phụ nữ có thai nhiễm HIV trên cả nước. Năm 2002, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6.000 ca phụ nữ dương tính với HIV sinh con. Tuy nhiên chỉ có khoảng 8% trong số đó (500 người) được phát hiện bởi hệ thống chăm sóc y tế. (SRV, 2003c) Đến thời điểm năm 2004, các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã được lên kế hoạch ở 20 tỉnh thành trên cả

Phần II

Tổng quan về đại dịch HIV và hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam 13

nước. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc vào chất lượng của những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ, trong khi yếu tố này có sự biến thiên đáng kể giữa các địa phương trên cả nước.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con (MTCT) có thể xảy ra trong các giai đoạn sau 1) khi mang thai, 2) khi chuyển dạ và sinh con hoặc 3) khi cho con bú. Ngay cả khi không có bất kỳ chiến lược can thiệp nào được áp dụng, hầu hết các trẻ sẽ không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro lây truyền có thể rất khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là do tình trạng của người mẹ.

Ở các nước giàu, tỷ lệ PLTMC đã giảm xuống chỉ còn ở mức 1-2% số ca sinh con ở các phụ nữ nhiễm HIV sau khi người ta cho áp dụng trên diện rộng một số biện pháp can thiệp

như: kết hợp liệu pháp điều trị ARV cho các phụ nữ nhiễm HIV, tư vấn và xét nghiệm HIV, điều trị ngắn hạn bằng thuốc phòng ARV trước và sau khi sinh con, mổ đẻ có chọn lọc, và sử dụng sữa bột an toàn thay cho sữa mẹ (Mofenson & McIntyre, 2000). PLTMC ban đầu được đưa vào áp dụng ở những nước giàu, khi mà các loại ARV còn đắt đến mức việc các bệnh nhân ở các nước nghèo có thể được điều trị là một điều không tưởng.

Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ quốc tế rộng rãi từ hệ thống các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, và nhiều nhà quyên góp song phương bao PEPFAR, AUSAID, and DGIS. Dự phòng, Thông tin – giáo dục – truyền thông và giám sát đã đang được ưu tiên, tuy nhiên chăm sóc và điều trị hiện nay cũng đang nhân được tăng ngân sách. Chăm sóc và hỗ trợ là một ưu tiên PEPFAR, nhà quyên góp quốc tế lớn nhất, cung cấp 67 triệu đôla Mĩ trong năm 2007 và ước tính 84 triệu đô năm 2008.

Tuy nhiên những phát triển tích cực trong việc chú ý hơn và tăng thêm quỹ cho việc điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, bên cạnh dự phòng, lại bị đối trọng bởi chính sách quốc gia, trong đó tiếp tục coi mua bán dâm và sử dụng ma tuý là phạm tội cũng như môi trường quốc tế ngày càng bảo thủ, điển hình là (không phải chỉ duy nhất) chính sách PEPFAR hạn chế hoạt động của các chương trình HIV cho các đối tượng hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý.

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 26 - 27)