Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế, số 12/2002, trang 8 9.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 41 - 43)

V ăn phòng quản lý thị trường công nghệ

63 Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế, số 12/2002, trang 8 9.

64 Trong bài viết "Sự cần thíêt ban hành Luật Chuyển giao công nghệ" (Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4-2004), tác giả Đặng Duy Thịnh đã nêu rõ ý đồ khắc phục các vấn đề đang tồn tại thông qua Luật Chuyển giao công tác giả Đặng Duy Thịnh đã nêu rõ ý đồ khắc phục các vấn đề đang tồn tại thông qua Luật Chuyển giao công nghệ.

Mt là, sau các quy định chính sách mang tính hệ thống, nguyên tắc cần tiếp tục có những quy định chính sách cụ thể, mang tính hành động, có thử nghiệm, ... đảm bảo dùng biện pháp pháp luật để quy phạm hoá hành vi chuyển giao công nghệ. Ngoài việc rà soát, điều chỉnh các quy định cụ thểđã có, chắc chắn sẽ phải bổ sung thêm nhiều quy định cụ thể mới. Giống như Trung Quốc, riêng về hợp đồng công nghệ, ở cấp Trung ươngđã có các văn bản: Luật hợp đồng công nghệ nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa; Điều lệ thực hiện Luật Hợp

đồng công nghệ nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa; Quy định tạm thời về quản lý hợp đồng công nghệ; Quy tắc (thử) về xem xét công nhận hợp đồng công nghệ; Chỉ thị của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước về tăng cường công tác đăng ký xem xét công nhận hợp đồng công nghệ.

Hai là, ngay cả khi chính sách đã cụ thể thì vẫn cần có những giải thích, tuyên truyền từ cấp nhà nước trung ương. Chúng ta nên chú ý soạn thảo và lưu hành các văn bản dưới dạng "Người phụ trách Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước giải thích về việc đánh giá thành quả

công nghệ và quyền sở hữu có liên quan tới thực hiện hợp đồng công nghệ", "Giải thích một số chính sách cụ thểđối với thị trường công nghệ của Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước" như Trung Quốc đã làm. Qua đây sẽ có cơ hội đề cập làm rõ nhiều vấn đề/tình huống sát với cuộc sống đang diễn ra65.

Các giải thích này thể hiện nhận thức rõ ràng của Trung ương. Trên có sởđó, chúng

đóng vài trò to lớn trong việc phổ biến, thẩm thấu và biến những nhận thức của Trung ương trở thành định hướng cho việc ban hành các chính sách ở các địa phương.

Vừa qua ở nước ta, Chính phủđã chú ý tới hoạt động tuyên truyền pháp luật với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7-1-1998 về việc tăng cường

65 Trong "Người phụ trách Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước giải thích về việc đánh giá thành quả công nghệ và quyền sở hữu có liên quan tới thực hiện hợp đồng công nghệ" đã tiến hành hỏi đáp 7 vấn đề: (1) Thành quả và quyền sở hữu có liên quan tới thực hiện hợp đồng công nghệ" đã tiến hành hỏi đáp 7 vấn đề: (1) Thành quả công nghệ được hoàn thành do thực hiện hợp đồng công nghệ căn cứ vào tiêu chuẩn nào để tiến hành nghiệm thu? Tranh chấp phát sinh trong đánh giá thành quả công nghệ của người đương sự cần xử lý như thế nào? (2) Giám định thành quả công nghệ có liên quan của quốc gia có những quy định gì? Khi xử lý các vụ việc đánh giá thành quả công nghệ có liên quan, có thể dựa vào ý kiến của cá nhân chuyên gia để giám định không? (3) Khi thành quản công nghệ không phù hợp với điều kiện quy định của hợp đồng công nghệ, thậm chí có sai sót nghiêm trọng, bên đưa ra thành quả công nghệ có phải đã cấu thành tội phậm không? Hợp đồng công nghệ này có phải là hợp đồng không có giá trị không? (4) Quyền lợi công nghệ là gì? Xâm hại quyền lợi công nghệ của người khác phải có trách nhiệm gì? (5) Hiểu thế nào về quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng thành quả công nghệ phi sáng chế? Nó có phải là "quyền sở hữu" về thành quả công nghệ phi sáng chế không? (6) Luật hợp đồng công nghệ quy định: "Quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng thành quả công nghệ chức vụ thuộc về đơn vị", chính sách hiện hành cho phép cán bộ KH&CN thông qua kiêm chức, phát huy mặt mạnh về chuyên môn nhằm phục vụ cho xây dựng kinh tế, hai vấn đề này có mâu thuẫn với nhau không" "Thành quản công nghệ" và "Công nghệ" nói ở đây có gì khác nhau không? (7) Hợp đồng quy định quyền sử dụng thành quả công nghệ phi sáng chế nào đó thuộc về một bên, vậy bên kia không thể sử dụng thành quả công nghệ này để tiến hành công tác công tác nghiên cứu - triển khai mới không?

Trong "Giải thích một số chính sách cụ thể đối với thị trường công nghệ của Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước" đã đề cập hỏi đáp 25 vấn đề như: (1) Thị trường công nghệ là gì? Thông qua thị trường công nghệ có thể tiến hành giao dịch những gì? (2) Tiến hành giao dịch công nghệ có bắt buộc phải lập hợp đồng công nghệ dưới dạng hình thức văn bản không? Hợp đồng thoả thuận bằng lời có hiệu lực không? (3)Hợp đồng công nghệ là gì? Phân biệt thế nào giữa hợp đồng công nghệ với hợp đồng không liên quan tới công nghệ? ....

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệđã ra chỉ thị số 03/2003/CT-BKHCN ngày 18-2-2003 về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về KH&CN và Quyết định số

04/2003/QĐ-BKHCN ngày 18-2-2003 về việc ban hành Chương trình hành động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về KH&CN (giai đoạn 2003 - 2007). Đặc biệt, pháp luật về chuyển giao công nghệ là một trong những nôi dung được chú trọng tuyên truyền66. Dù vậy, kết quả mang lại dường như vẫn khá hạn chế và còn phải tiếp tục đổi mới hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về chuyển giao công nghệ. Thiết nghĩ, kinh nghiệm của Trung Quốc về lưu hành những văn bản giải thích về chính sách chuyển giao công nghệ là một tham khảo có ý nghĩa đóng góp cụ thể vào nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Ba là, Trung ương phải thiết lập những chuẩn mực quốc gia tối thiểu đểđịa phương tuân thủ theo; chẳng hạn như các tiêu chí và phương pháp thông kê về chuyển giao công nghệ, phân định giữa hợp đồng chuyển giao công nghệ với hợp đồng triển khai công nghệ và với hợp đồng tư vấn công nghệ, tiêu chuẩn giám định hợp đồng công nghệ và mẫu hợp đồng, chế độ biểu dương và khen thưởng công tác thị trường công nghệ, ... và bao gồm cả việc ban hành Quy chế về Chợ công nghệ và thiết bị như đã nêu trong Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ.

Hiện đang có những yêu cầu cần được chú ý giải quyết sớm như:

- "Chúng tôi đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nên có kế hoạch chỉ đạo và hỗ trợ

các địa phương tổ chức các loại hình Techmart thiết thực và có hiệu quả"67.

- "Việc đánh giá trình độ công nghệ tiến hành không có hiệu quả vì không biết theo tiêu chuẩn nào"68.

- "Hiện tại nhiều ngành, nhiều địa phương đang triển khai hoạt động đánh giá hiện trạng năng lực công nghệ của ngành và địa phương mình với các nhóm tư vấn khác nhau. Các nhóm triển khai công việc độc lập, chưa có các hoạt động trao đổi học thuật. Nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đứng ra chủ trì để các nhóm có thể hợp tác, trao đổi trên cơ sở đó xây dựng một nền tảng phương pháp luận và các công cụ giúp đánh giá thống nhất để có thể áp dụng chung cho toàn quốc. Việc thống nhất

66 Nội dung pháp luật cần truyên truyền, phổ biến trong Chương trình hành động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về KH&CN (giai đoạn 2003 - 2007) bao gồm: pháp luật về KH&CN, pháp luật về sở truyền, phổ biến phát luật về KH&CN (giai đoạn 2003 - 2007) bao gồm: pháp luật về KH&CN, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật và chuyển giao công nghệ, pháp luật về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, pháp luật về an toàn kiểm soát bức xạ.

67 Ý kiến của ông Mai Ngọc Lý (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định) trả lời phỏng vấn trên báo Khoa học và Phát triển - "KH&CN địa phương tham gia tạo lập thị trường công nghệ", Báo Khoa học và Phát Khoa học và Phát triển - "KH&CN địa phương tham gia tạo lập thị trường công nghệ", Báo Khoa học và Phát triển, số từ 15-21/4/2004, trang 7.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)