Thông tin từ cuộc trao đổi với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14-6-2006.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 75 - 80)

II. GI ẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆỞĐỊA PHƯƠNG

144 Thông tin từ cuộc trao đổi với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14-6-2006.

145 Ban soạn thảo Luật Chuyển giao công nghệ: "Dự án Luật Chuyển giao công nghệ - Tài liệu tham khảo", Hà Nội, Tháng 5-2006, trang 17. Nội, Tháng 5-2006, trang 17.

146 Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở năm 2003 "Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu" , Hà Nội, tháng 4-2004, trang 55. cứu và phát triển sau nghiệm thu" , Hà Nội, tháng 4-2004, trang 55.

- Có những quy định nhấn mạnh hoạt động chính của tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ tập trung vào các mặt:

+ Xây dựng hệ thống thông tin về các viện nghiên cứu (năng lực của các viện này, công nghệ mà họ có, ...) và của các doanh nghiệp (thông tin về nhu cầu công nghệ và đổi mới công nghệ).

+ Kết nối cung cầu, lựa chọn công nghệ, giúp hai bên ký kết hợp đồng công nghệ. + Tổ chức các hội thảo, toạđàm, triển lãm công nghệ.

+ Các dịch vụ KH&CN khác theo yêu cầu.

Ngoài ra, kinh nghiệm của Mỹ nhấn mạnh chức năng Đánh giá các cơ hội chuyển giao cộng nghệ, kinh nghiệm của Trung Quốc nhấn mạnh hoạt động đại lý uỷ thác, ... của các tổ

chức dịch vụ chuyển giao công nghệ cũng rất đáng được nghiên cứu để áp dụng vào nước ta. - Đối với các lĩnh vực cụ thể như tư vấn chuyển giao công nghệ (tư vấn kỹ thuật và tư

vấn pháp lý), giám định, ... cần có những quy định riêng cho phù hợp. 2.3 Các chính sách khuyến khích

- Đảm bảo các ưu đãi về tài chính và hỗ trợ về thủ tục nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ, nhất là các dịch vụ đánh giá, thẩm định và giám

định công nghệ. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ mang tính độc lập, theo hướng chuyên môn hoá.

- Đầu tư thoảđáng cho các trung tâm khuyến công - nông - lâm - ngư, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN. Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác tích cực giữa các tổ chức trung gian KH&CN với các tổ chức KH&CN của Nhà nước nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ tư vấn KH&CN phi lợi nhuận cho cộng đồng.

- Chú trọng huy động các chuyên gia giỏi, các tổ chức KH&CN có năng lực và uy tín tham gia hoạt động trong các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ147; cần tạo điều kiện thuận lợi trong công tác và sinh hoạt, có chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với lực lượng chuyên gia tham gia dịch vụ chuyển giao công nghệ.

- Có chính sách khuyến khích một số cơ quan nghiên cứu khoa học chuyển đổi thành cơ quan dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến khích cán bộ KH&CN lập cơ quan dịch vụ

chuyển giao công nghệ.

147 Một điều thuận lợi là đang có nhiều ý kiến nhấn mạnh tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ là một nhiệm vụ cần coi trong của các tổ chức NC&PT, ví dụ: Bạch Tân Sinh "Xác định lại vai trò của tổ chức NC&PT nhiệm vụ cần coi trong của các tổ chức NC&PT, ví dụ: Bạch Tân Sinh "Xác định lại vai trò của tổ chức NC&PT công nghệ trong hệ thống đổi mới công nghệ quốc gia ở Việt Nam", Nội san Nghiên cứu chính sách KH&CN, số 8/6-2004; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh "Một số ý kiến về hoạt động KH&CN tại Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh", Báo cáo tham luận tại Hội toàn ngành triển khai Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, Khoá IX - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội, tháng 4-2004; ... Trên thực tế cũng đã có nhiều ví dụ về những tổ chức NC&PT tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ có kết quả như Viện Cơ học ứng dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Ngô ...

- Các chính quyền địa phương dựa vào từng đặc điểm của địa phương mà ban hành các chính sách hỗ trợđối với các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, bao gồm các hỗ trợ

về thuế, về nguồn vốn tín dụng và đầu tư, vềđất.

2.4 Tăng cường quản lý các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệởđịa phương

Đã có ý kiến cho rằng "Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, dù dưới hình thức nào, các tổ chức tư vấn dịch vụ làm cầu nối giữa người bán, người mua công nghệ cũng phải báo

đảm các điều kiện cần thiết có tính pháp lý và phải đăng ký hoạt động trước cơ quan quản lý nhà nước, nếu không sẽđẻ ra các tổ chức tư vấn "rởm" hoặc yếu kếm về năng lực"148. Tăng cường quản lý các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệởđịa phương có thểđược thực hiện thông qua các biện pháp:

- Xây dựng một cách nghiêm túc và hợp lý các chỉ tiêu về kiểm định, phê chuẩn, củng cố, kiểm tra và chấp nhận các đơn vị mua bán công nghệ.

- Tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp149 phải được phép của cơ

quan có thẩm quyền; trong đó cơ quan quản lý KH&CN (ở địa phương là sở Khoa học và Công nghệ) đóng vai trò thẩm định tư cách nghề nghiệp, cấp giấy phép chứng nhận tư cách nghề nghiệp, đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan cho đăng ký.

- Những người làm công tác dịch vụ chuyển giao công nghệ trong các tổ chức dịch vụ

chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp phải qua bồi dưỡng đào tạo, kiểm tra của bộ phận có trách nhiệm và được cấp Giấy chứng nhận người hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Khoản 2 thuộc Điều 6 của Nghịđịnh 87/2002/NĐ-CP ngày 5-11-2002 của Chính phủ

về sử dụng chuyên gia tư vấn cũng đã quy định về những tiêu chuẩn mà các chuyên gia tư vấn phải đạt, Điều 33 của Luật Chuyển giao công nghệđược Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Khoá XI cũng quy định tiêu chuẩn giám định viên công nghệ. Tuy vậy vẫn cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể và phù hợp hơn đối với lĩnh vực dịch vụ

chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, cán bộ môi giới chuyển giao công nghệ phải có tiêu chuẩn tốt nghiệp đại học hoặc cao học hoặc tiến sĩ và

được đào tạo thêm nghề tư vấn, môi giới, thương mại KH&CN theo 3 cấp: Trợ lý tư vấn viên, Tư vấn viên, Tư vấn viên cao cấp. Các chức danh này sau khi tốt nghiệp được cấp Chứng chỉ

và Giấy phép hành nghề tư vấn, môi giới công nghệ. Chẳng hạn thời gian và chi phí các khoá

đào tạo tại một cơ sở là Trung tâm đào tạo của Viện Thương mại KH&CN Trung Quốc là: (1)

148 Nguyễn Văn Thực "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp như thế nào cho thích hợp ?", Báo Quân đội nhân dân ngày 8-2-1998, trang 2. dân ngày 8-2-1998, trang 2.

149 Hiện có những cách hiểu như: "Các tổ chức chuyên nghiệp là các tổ chức chuyển giao công nghệ, các trung tâm thông tin công nghệ, các trung tâm khuyến nông (hoạt động dưới dạng các đơn vị sự nghiệp của nhà nước), tâm thông tin công nghệ, các trung tâm khuyến nông (hoạt động dưới dạng các đơn vị sự nghiệp của nhà nước), các hợp tác xã, các tổ chức tư nhân, các tổ chức tự nguyện (như câu lạc bộ khuyến nông). Tổ chức không chuyên bao gồm các trung tâm chuyển giao công nghệ của các trường đại học và các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) và doanh nghiệp" (Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Đặng Hoài Thu: " Xây dựng luận cứ cho việc phát triển các tổ chức dịch vụ KH&CN ở địa phương", Chuyên đề phục vụ Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐT-2003/26 - Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý KH&CN ở địa phương). Tuy nhiên ở đây, đề tài quan niệm "tổ chức dịch vụ Chuyên nghiệp" là những đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với chức năng chính là dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Trợ lý tư vấn viên: 150 giờ học; học phí: 1.980 Nhân dân tệ; (2) Tư vấn viên: 120 giờ học; học phí: 2.980 Nhân dân tệ; (3) Tư vấn viên cao cấp: 100 giờ học; học phí: 4.980 Nhân dân tệ. 2.5 Phát triển quan hệ bình đẳng, phối hợp giữa các loại tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ

- Khắc phục tình trạng các tổ chức dịch vụ ngoài nhà nước chưa được tạo một sân chơi bình đẳng với các tổ chức của nhà nước do đó chưa có điều kiện để phát triển; khả năng tiếp cận của các tổ chức này đối với nguồn tài trợ của nhà nước kém hơn nhiều so với các tổ chức của nhà nước. Nhà nước nên tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các mô hình tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệđể các tổ chức này buộc phải nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường. Một trong những đổi mới có tính chất quyết định việc này là đổi mới cách thức tài trợ cho hoạt động dịch vụ KH&CN nói chung và cho các tổ chức dịch vụ KH&CN của nhà nước nói riêng.

- Quan niệm đúng đắn về xã hội hoá hoạt động KH&CN ở địa phương. Nhấn mạnh nguyên tắc: mức độ, tính chất tham gia vào hoạt động KH&CN của các đối tượng xã hội phù hợp với năng lực KH&CN của từng đối tượng.

Hiện ở địa phương đang có khá nhiều lực lượng tham gia đưa KH&CN vào nông nghiệp và đến người nông dân, bao gồm các loại khuyến (khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư), các loại hội (hội nông dân, hội làm vườn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,...), trung tâm học tập công đồng, thu viện huyện, xã,... Có nhiều lực lượng nhưng công việc chuyển tải KH&CN vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Tức là đông nhưng chưa mạnh. Có thể nhận thấy điểm yếu của các lực lượng này trên các mặt: trình độ của đội ngũ còn hạn chế (thậm chí có những nới, người tốt nghiệp lớp 7 đi truyền bá kiến thức KH&CN cho người học lớp 12), KH&CN chưa được chuyển tải một cách trực tiếp, thiếu lực lượng làm hạt nhân đủ sức phối, kết hợp các lực lượng khác nhau lại.

Nói cách khác, phong trào xã hội hoá hoạt động KH&CN mới thiên về bề rộng mà chưa đi vào chiều sâu, mới phát triển các lực lượng nghiệp dư và chưa liên kết nghiệp dư với chuyên nghiệp.

Để khắc phục tình trạng đông mà không mạnh, cần chú ý tăng cường hoạt động các nhà khoa học ở viện nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia tư vấn, dịch vụ chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp. Các nhà khoa học và chuyên gia tư vấn, môi giới sẽ tạo kênh trực tiếp đưa KH&CN đến người dân, và cũng là hạt nhân liên kết các lực lượng tham gia chuyển tải tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn nông thôn. Đồng thời cần thay đổi phương thức chuyển giao công nghệ. Thay thế quan hệ bao cấp bằng quan hệ thị trường có ý nghĩa vừa là

điều kiện cho chuyển giao trở nên bền vững, vừa tạo sức ép khiến người dân sử dụng hiệu quả hơn những công nghệ có trong tay. Thực tếở một sốđịa phương đã cho thấy rằng, khi phải bỏ tiền ra mua, người dân thường biết quý trọng và tích cực khai thác tác dụng của các công nghệ hơn.

- Khuyến khích thành lập hiệp hội những người hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ.

2.6 Đổi mới Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cấp tỉnh

Những năm gần đây, kể từ khi có Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV về hướng dẫn tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND về hoạt động KH&CN ở các địa phương, các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cấp tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay đã có khoảng 80% các tỉnh thành có Trung tâm này.

Nhìn chung, các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các tỉnh, thành đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, chuyển giao thành công nhiều công nghệ, góp phần phát triển kinh tế

của địa phương. Một số Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đã chuyển đổi hoạt động theo cơ chế của một đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập có thu.

Bên cạnh đó, hoạt động của các Trung tâm này cũng gặp nhiều trở ngại như:150

- Hành lang pháp lý cho hoạt động chưa hoàn thiện và đồng bộ nên gây những khó khăn lúng túng trong tổ chức và hoạt động của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN: Những chính sách về biên chế, về hợp đồng lao động, về tuyển dụng, vềđào tạo đối với cán bộ, viên chức ở các trung tâm chưa rõ ràng hoặc chưa được địa phương tổ chức thực thi; những chính sách về tài chính, vềđầu tư... cho các trung tâm còn bất cập, không thể hiện sự

quan tâm đầy đủđến chủ trương ưu tiên xây dựng và phát triển hệ thống các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN ởđịa phương.

- Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng của các trung tâm rất thiếu và yếu: bình quân một Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh có biên chế thấp hơn một Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh gấp 5-7 lần . Cán bộ làm việc tại các Trung tâm hầu hết là cán bộ mới tuyển dụng hoặc cán bộ “dôi dư” khi xắp xếp bộ máy ở các

đơn vị quản lý nhà nước chuyển sang.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của hầu hết các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN còn rất yếu kém; ở nhiều tỉnh, Trung tâm còn chưa có trụ sở, chưa có các phòng thí nghiệm, cơ sở

thực hành thí nghiệm, thiếu trang thiết bị máy móc, thiếu phương tiện đi lại phục vụ công tác nghiên cứu triển khai...

- Nguồn đầu tư tài chính cho Trung tâm thiếu hoặc không ổn định do cơ chếđầu tư tài chính cho trung tâm không rõ ràng, không thể hiện được định hướng ưu tiên cho các Trung tâm phát triển (nơi nào mà lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở thiếu quan tâm thì rất khó khăn).

- Trừ một số tỉnh như Bắc Giang, Hà Tĩnh thì hầu hết các tỉnh không có đơn vị ứng dụng KH&CN cấp huyện, nên rất khó khăn cho việc nắm bắt cũng như đáp ứng nhu cầu về

KH&CN cho cơ sở.

150 Theo Nguyễn Văn Liễu: "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ KH&CN ở địa phương", Chuyên đề phục vụ Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐT-2003/26 (Nghiên cứu nâng cao chất lượng địa phương", Chuyên đề phục vụ Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐT-2003/26 (Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý KH&CN ở địa phương).

- Thực tế của trung tâm ứng dụng và chuyển giao của tỉnh là nặng về "ứng dụng" còn rất hạn chế về mặt "chuyển giao".151

Như vậy, ngoài việc kiên trì chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN còn là thực hiện các hỗ trợ về đầu tư, đào tạo cán bộ, ... Nên theo phương châm vừa tích cực, vừa thận trọng đối với việc áp dụng cơ chế mới theo Nghịđịnh 115; đó cũng có nghĩa là chú ý đến các ý kiến đã nêu lên:

* "Việc dần chuyển đổi các tổ chức hưởng ngân sách nhà nước sang cơ chế tự chủ, tự

trang trải là hợp xu thế phát triển. Song việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập tại các

địa phương cũng cần cân nhắc thận trọng, có lý có tình do đặc thù về tổ chức quản lý của ngành KH&CN nước ta trong suốt bao nhiêu năm nay vẫn chưa hình thành được phòng quản lý cấp huyện. Trong hoàn cảnh đó. việc sát nhập hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp KH&CN

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)