Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Khoá XI quy định: "Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm môi giới chuyển giao công nghệ; tư vấn chuyển

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 72 - 73)

II. GI ẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆỞĐỊA PHƯƠNG

132 Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Khoá XI quy định: "Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm môi giới chuyển giao công nghệ; tư vấn chuyển

10 Khoá XI quy định: "Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm môi giới chuyển giao công nghệ; tư vấn chuyển giao công nghệ; đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ".

Cho đến nay, trên địa bàn các địa phương đã xuất hiện nhiều tổ chức tham gia hoạt

động dịch vụ chuyển giao công nghệ với các mô hình phong phú và đa dạng. Theo một thống kê thì ở thời điểm năm 2002 có khoảng 36, viện trường và trung tâm đã tham gia chuyển giao công nghệ cho nông dân và chuyển giao công nghệ cho các loại hình doanh nghiệp công nghiệp; 60-70% trong tổng số 6000 hợp tác xã hiện tham gia vào cung cấp dịch vụ khuyến nông; cả nước hiện có khoảng 2.300 câu lạc bộ có hoạt động khuyến nông133.

Đồng thời, giống như và cùng với tình hình chung của chuyển giao công nghệ và thị

trường KH&CN, hệ thống tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệở địa phương nước ta hiện còn có nhiều hạn chế so với thế giới và với yêu cầu phát triển của các địa phương. Có thể đồng tình với các ý kiến nhận định rằng:

- "Ở nước ta, các loại hình trung gian KH&CN mới đang ở giai đoạn sơ khai. Mặc dù

đã có những nỗ lực nhất định, song nhìn chung các dịch vụ trung gian, môi giới KH&CN còn rất thiếu, yếu và không đồng bộ"134.

- "Hệ thống tổ chức chuyển giao công nghệ chưa đủ mạnh để có thểđộc lập đánh giá công nghệ, tư vấn công nghệ cho doanh nghiệp mà chủ yếu làm môi giới chuyển giao là chính"; "Nhìn chung ở nước ta, vai trò của người môi giới, các tổ chức tư vấn chưa phát triển, chưa được người sử dụng tín nhiệm, nên chưa phát huy được vai trò đích thực của mình"135.

- 'Sự thiếu vắng các dịch vụ cung cấp thông tin chuyên nghiệp đã làm hạn chế rất lớn

đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Các tổ chức thông tin KH&CN hoạt động mang tính chất công thường cung cấp thông tin không kịp thời, thiếu cụ thể, do đó thường không giúp ích được nhiều cho các doanh nghiệp khi họ tìm kiếm công nghệ"136.

- "Dịch vụ tư vấn KH&CN nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng trên địa bàn coi như là con số 0"137.

- "Mặc dù Nhà nước đã có những quan tâm và có những chính sách ưu đãi cụ thểđối với người môi giới trung gian, tuy nhiên hoạt động này còn bị ràng buộc bởi có chế và chưa thể trở thành một lực lượng mạnh mẽđể thúc đẩy chuyển giao kiến thức mới vào sản xuất và

đời sống"138.

133 Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Đặng Hoài Thu: " Xây dựng luận cứ cho việc phát triển các tổ chức dịch vụ KH&CN ở địa phương", Chuyên đề phục vụ Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐT-2003/26 (Nghiên cứu nâng cao KH&CN ở địa phương", Chuyên đề phục vụ Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐT-2003/26 (Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý KH&CN ở địa phương).

134 Tạ Bá Hưng: "Cần phát triển các tổ chức trung gian công nghệ", Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 3-2005, trang 23. trang 23.

135 Báo cáo tổng hợp Đề tài cơ sở năm 2003 "Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thức đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu" (Chủ nhiệm Nguyễn Lan Anh), Hà nội, 4-2004, trang 20, 58. cứu và phát triển sau nghiệm thu" (Chủ nhiệm Nguyễn Lan Anh), Hà nội, 4-2004, trang 20, 58.

136 Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ 2005 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) "Thị trường KH&CN ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp" (Chủ nhiệm Nguyến Thị Hường), Hà Nội - 2006, trang 69. Nam: thực trạng và giải pháp" (Chủ nhiệm Nguyến Thị Hường), Hà Nội - 2006, trang 69.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 72 - 73)