Tại Hội nghị Công tác ứng dụng và triển khai công nghệ do Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15-4-2005, trong bài tham luận "Tình hình ứng dụng và triển khai công nghệ tại Trung tânm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 30 - 32)

Hà Nội vào ngày 15-4-2005, trong bài tham luận "Tình hình ứng dụng và triển khai công nghệ tại Trung tânm đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ", tác giả Ngô Ngọc Cát đã nêu lên kiến nghị "Thành lập các Trung tâm kiểm định (thẩm định) các sản phẩm KH&CN của Viện nhằm đánh giá tính ưu việt của các sản phẩm trước khi áp dụng đại trà". Thiết nghĩ những đánh giá nội bộ các đơn vị nghiên cứu không thể thay thế cho sựđánh giá

Áp dụng hình thức đăng ký là bắt buộc đối với kết quả công nghệđược tạo ra trong các chương trình, đề tài, dự án KH&CN sử dụng kinh phí của nhà nước. Đối với kết quả công nghệđược tạo ra từ nguồn kinh phí khác không phải của nhà nước, việc đang ký mang tính tự nguyện. Nhà nước khuyến khích đưa vào thị trường KH&CN và phổ biến rộng rãi những kết quả công nghệđã được đăng ký bằng cách công bố rộng rãi về những công nghệđã qua đăng ký và nhiều biện pháp khác.

Phân cấp quản lý đăng ký công nghệ nên theo hướng: Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chỉđạo và quản lý công tác đăng ký công nghệ trong toàn quốc; các Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách công tác đăng ký công nghệ tại địa phương mình.

III. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG

NGHỆ

Thực hiện các hoạt động của quản lý nhà nước địa phương về chuyển giao công nghệ nhưđã nêu ở mục trên đòi hỏi phải có phương thức quản lý phù hợp.

3.1 Tính chất quản lý nhà nước địa phương về chuyển giao công nghệ

Quản lý nhà nước địa phương về chuyển giao công nghệ có một số tính chất nổi bật cần lưu ý sau:

- Chính quyền địa phương tồn tại trong mối quan hệ hai chiều với chính quyền trung ương và với công dân, các tổ chức kinh tế - xã hội (Biểu đồ 2.1). Cả hai chiều này đều quan trọng trong việc xây dựng năng lực của chính quyền địa phương về quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ. Ở chiều dọc giữa các chính quyền, quan hệđược thực hiện trên cơ sở các quy định chính thức xác định rõ vai trò và những chức năng của từng cấp chính quyền. So với quan hệ theo chiều dọc thì quan hệ theo chiều ngang phức tạp hơn và thường không được chú ý đầy đủ. Để tích cực khai thác chiều ngang, cần tăng cường lôi cuốn công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia vào việc xây dựng chính sách và giám sát hoạt động của quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệởđịa phương.

Biểu đồ 2.1: Quan hệ chiều dọc và chiều ngang chi phối chính quyền địa phương

của cơ quan quản lý nhà nước; trái lại, điều mà các đơn vị NC&PT thấy cần thiết thì ở cấp chính quyền càng phải thấy cần thiết.

Chính quyền trung Chính quyền địa h Xã hội dân sự và khu vực tư nhân Trách nhiệm theo chiều dọc và những luật lệ giữa các chính quyền Sự linh động và trách nhiệm theo chiều

Ngun: Phỏng theo Ngân hàng thế giới "Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi - Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1998. trang 154 (Biểu đồ 7.3).

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, đóng góp của xã hội thông qua các tổ chức hiệp hội thường mang lại hiệu quả cao. Bởi vậy, các địa phương ở nước ta nên khuyến khích hình thành hiệp hội các doanh nghiệp, hiệp hội các nhà môi giới chuyển giao công nghệ,.. và tạo điều kiện để các tổ chức đó tham gia xây dựng chính sách và giám sát quản lý nhà nước về

chuyển giao công nghệ.

- Trên thực tế, chính phủ rất khó chỉ ra đầy đủ những gì cụ thểđịa phương phải làm. Ngay như ở Trung Quốc, trong một văn bản "Phát triển thị trường công nghệ Trung Quốc", Chính phủ cũng chỉđưa ra những nguyên tắc chung: "Ngoài pháp quy, chính sách của trung

ương, các địa phương, bộ ngành cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình ban hành và hoàn thiện các quy định và chính sách cụ thể về thị trường công nghệ, công tác này cần tuân theo 4 nguyên tắc sau: (1) Có lợi cho phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ; (2) Có lợi cho việc tăng cường năng lực mua bán sản phẩm công nghệ; (3) Có lợi cho việc động viên tính tích cực của đội ngũ cán bộ KH&CN; (4) Có lợi cho việc xử lý một cách chính xác mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân. Còn lại đòi hỏi cấp địa phương phải thể

hiện tính năng động sáng tạo trong quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra trên địa bàn".

Vừa qua nhiều địa phương đã thể hiện sự năng động, trong ban hành và thực thi những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Khánh Hoà, ... Thực tế cũng cho thấy, đó là những chính sách thường dễđi vào cuộc sống hơn cả. Đó là những hiện tượng đáng được khuyến khích trong thời gian tới. Đồng thời, để đẩy mạnh hơn nữa tính năng động, sáng tạo trong quản lý chuyển giao công nghệ, cấp địa phương nên chú ý tới các hướng: mạnh dạn thử nghiệm các mô hình quản lý mới; ban hành các văn bản mang tính chất tạm thời49; coi trọng hoạt động nghiên cứu chính sách ởđịa phương.

- Cần sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau phục vụ cho quản lý chuyển giao công nghệởđịa phương, trong đó các phương pháp cơ bản là:Phương pháp tổ chức - hành chính, Phương pháp kinh tế, Phương pháp tâm lý - giáo dục.

Hiện nay, trong quản lý KH&CN nói chung, các địa phương chủ yếu sử dụng phương pháp tổ chức hành chính và coi nhẹ các phương pháp khác. Điều này sẽ không

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở địa phương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)