Đánh giá về kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 59 - 60)

Hàng năm Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương xây dựng kế hoạch đào tạo theo trình tự sau:

Bước 1: Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo đối với từng cán bộ, viên chức thông qua phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng.

Bước 2: Căn cứ thông tin trên phiếu khảo sát của cán bộ, viên chức và kết quả rà soát, đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ nhân sự, giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương xem xét, xây dựng kế hoạch đào tạo, bao gồm:

- Đăng ký nhu cầu tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, viên chức của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Lập danh sách cán bộ tham gia các loại hình đào tạo, kế hoạch tự tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương.

Bước 3: Trên cơ sở đăng ký của các Chi nhánh, nhiệm vụ của ngành và kinh phí dành cho đào tạo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng và thông báo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho toàn hệ thống.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vào cuối Quý II hàng năm. Đối tượng tham gia các khoá đào tạo tập trung do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện thường là lãnh đạo cấp phòng trở lên.

49

Quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo đã giúp Chi nhánh xác định được nhu cầu đào tạo hàng năm: Số lượng đào tạo cho các nguồn lực cần thiết, trong đó gồm các đối tượng đào tạo như cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật, nhân viên phục vụ…; Chương trình đào tạo để phục vụ cho công việc gì và ảnh hưởng tới công việc ra sao; Phương pháp đào tạo: đào tạo tại chỗ hay tập trung, đào tạo ngắn hạn hay dài hạn…. Từ kế hoạch đào tạo hàng năm, Chi nhánh đưa ra các giải pháp cho vấn đề phát triển nhân lực của đơn vị, chủ động trong việc bố trí sắp xếp công việc, giành thời gian hợp lý cho đào tạo. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch đào tạo của Chi nhánh chủ yếu dựa trên nhu cầu đào tạo của cá nhân, đáp ứng mong đợi của cá nhân nhưng chưa phân tích nhu cầu công việc nên chưa gắn liền với thực tiễn của Chi nhánh, chưa chỉ ra được chính xác: ai, khi nào, cần đào tạo cái gì. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo kế hoạch đào tạo hàng năm chậm, làm ảnh hưởng đến việc chủ động triển khai đào tạo từ đầu năm đến khi được thông báo, do chưa có kế hoạch. Đối tượng đào tạo tập trung còn hạn chế do chỉ ưu tiên cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 59 - 60)