Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 38 - 40)

1.2.7.1. Các thách thức trong công tác đào tạo

Không phải lúc nào đào tạo cũng được nhìn nhận như một khoản đầu tư đem lại siêu lợi nhuận, mà nó cũng có những thách thức. Để có được hiệu quả từ công tác đào tạo, phải xem xét các thách thức chủ yếu như: Đào tạo có phải là giải pháp không; Mục tiêu đào tạo có rõ ràng và có thực tế không; Đào tạo có phải là đầu tư tốt không; Đào tạo có kết quả không. Ngoài ra đào tạo

28

còn gặp một số rào cản bất lợi như đào tạo thường được xem là một chi phí hơn là một đầu tư; Sự bám sát của đối thủ cạnh tranh để thu hút những nguồn nhân sự đã được đào tạo; Về ngắn hạn người ta thường có xu hướng giảm số nhân viên đang đào tạo hơn là đang làm việc.

1.2.7.2. Yếu tố năng lực của người học

Học tập là việc diễn ra ngay trong bản thân người học và nó là cái cá nhân của người ấy. Khả năng của người học ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của tổ chức. Người học phải là người biết chủ động tìm kiếm cơ hội học hỏi, biết đặt ra mục tiêu cá nhân và có thái độ tích cực thì việc học sẽ đạt kết quả trọn vẹn và chỉ khi người học thực sự muốn học thì hiệu quả đào tạo mới có cơ hội xuất hiện.

1.2.7.3. Nội dung chương trình, chất lượng giảng viên

Nội dung chương trình đào tạo phải được lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn của học viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức chứ không phải theo xu thế của xã hội hay nhu cầu cá nhân.

Chọn được giảng viên “chuẩn” giúp khoá đào tạo cầm chắc 50% thành công. Tổ chức không chỉ quan tâm đến chuyên môn của giảng viên mà cả những yếu tố khác như sự nhiệt tình, khả năng truyền đạt, hoà đồng,…

1.2.7.4. Chính sách của doanh nghiệp

Chính sách, triết lý kinh doanh, những tư tưởng, quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo. Chính sách của doanh nghiệp đầu tư thích đáng cho quá trình đào tạo, ưu tiên, khuyến khích người lao động tích cực học tập, sẽ cổ vũ, động viên người lao động tham gia nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

1.2.7.5. Môi trường văn hoá - xã hội

29

quá trình đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong phát triển sản xuất kinh doanh, có điều kiện về kinh phí dành cho đào tạo nhân lực đồng thời người lao động có nhu cầu đào tạo lớn, thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 38 - 40)