Thực hiện chương trình đào tạo với phương pháp giảng dạy tiên

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 84 - 85)

tiên tiến

Trước hết cần đào tạo vào thời điểm thích hợp, tránh thời điểm cán bộ viên chức phải tập trung cho công tác chuyên môn để nâng cao hiệu quả đào tạo đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, thời điểm thích hợp là quý hai và quý ba hàng năm.

Phương pháp giảng dạy của giảng viên phải được cải tiến theo hướng áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Tạo điều kiện học viên có nhiều hoạt động trên lớp, tăng cường trao đổi để chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nhau.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách lựa chọn giảng viên có chất lượng phù hợp với từng loại đối tượng và từng khoá học. Có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên kiêm chức để truyền đạt bài giảng dễ hiểu, hấp dẫn và hiệu quả.

Lựa chọn phiên dịch, trợ giảng giỏi, có kinh nghiệm để tận dụng sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn dự án JICA (Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản) trong lĩnh vực quản lý rủi ro, quản lý nhân sự hiện nay ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Qua nghiên cứu thực tế, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương có thể lựa chọn một số phương pháp đào tạo dưới đây:

Phương pháp tổ chức hội nghị, thảo luận: Chi nhánh tổ chức những buổi thảo luận đưa ra vấn đề và các thành viên tham dự cùng giải quyết, trao

74

đổi kinh nghiệm. Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi, thông qua buổi thảo luận, mọi người sẽ học được kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm là các thành viên tham gia không nhận thấy mình đang được đào tạo và họ sẽ nhận thức, giải quyết các vấn đề khó khăn vì lợi ích tập thể nhiều hơn.

Phương pháp luân chuyển nhân lực nội bộ: Đây là phương pháp chuyển cán bộ viên chức từ vị trí này sang vị trí công tác khác. Kiến thức thu được qua quá trình này rất cần thiết để sau này họ đảm nhiệm những công việc cao hơn. Phương pháp này giúp cán bộ, viên chức không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi khi làm một công việc duy nhất, cung cấp cho công nhân viên những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trở thành người năng động để đối phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra.

Phương pháp đào tạo kĩ năng xử lý công văn, giấy tờ: Theo phương pháp này các thành viên được giao một số hồ sơ giấy tờ kinh doanh, không sắp xếp theo thứ tự đặc biệt nào, đòi hỏi phải xử lí khẩn cấp. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp giải quyết công việc nhanh gọn và giúp các thành viên làm việc một cách khoa học hơn.

Các phương pháp trên vừa nâng cao kĩ năng xử lí công việc cho cán bộ, viên chức của Chi nhánh đồng thời tiết kiệm chi phí đào tạo và có khả năng thích nghi nhanh với yêu cầu của công việc trong công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 84 - 85)