Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dựa trên cơ sở chiến

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 80 - 82)

chiến lược phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Phương châm chiến lược trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 là An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững. Để đáp ứng được mục tiêu chiến lược và những nhiệm vụ trước mắt, việc đào tạo cán bộ, viên chức Chi nhánh phải đạt được mục tiêu: về số lượng đảm bảo đủ cơ cấu cán bộ nghiệp vụ của một ngân hàng chính sách chuyên nghiệp, hiện đại; về chất lượng, cán bộ viên chức phải có nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, sáng tạo, có kiến thức về quản lý kinh tế, am hiểu sâu sắc điều

70

kiện phát triển, hội nhập, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ khách hàng văn minh, tận tình chu đáo. Xuất phát từ mục tiêu đó, phải xây dựng được chiến lược đào tạo nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, nhằm tìm ra con đường ngắn nhất đi tới mục tiêu. Đào tạo bồi dưỡng nhân lực phải được tiến hành liên tục, hệ thống, chuyên sâu theo từng ngành nghề, phải có quá trình và được tổ chức thực hiện, đánh giá trong từng thời kỳ, do vậy, cần có kế hoạch dài hạn và chi tiết đảm bảo đúng hướng nhưng có điều chỉnh linh hoạt thích ứng với từng giai đoạn và điều kiện cụ thể.

Với đặc trưng là một ngân hàng chính sách, để đạt được mục tiêu trên, chiến lược tổng thể về đào tạo tại Chi nhánh trong những năm tới là:

Thực hiện xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau.

Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường.

Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác

71

nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài.

Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau: Đảm bảo mỗi năm có ít nhất 50% số lượng cán bộ được qua đào tạo, bồi dưỡng cập nhật trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ. 100% số cán bộ nghiệp vụ được bồi dưỡng, tập huấn dưới hình thức tập trung, tại Chi nhánh và tự học tập những kiến thức pháp luật, phong cách làm việc, sử dụng thành thạo, khai thác được các chương trình phần mềm trên máy tính… tuỳ theo yêu cầu, tính chất công việc đang đảm nhận. 100% cán bộ dưới 50 tuổi thuộc các chức danh lãnh đạo phòng, chuyên viên chính, chuyên viên chưa có trình độ đại học phải được đào tạo trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công việc được giao.

Chuẩn hoá 100% cán bộ lãnh đạo Chi nhánh chưa có trình độ lý luận chính trị cao cấp được đào tạo tại chức hoặc tập trung.

Khuyến khích cán bộ trẻ hiện đang công tác tại Chi nhánh học cao học như thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin…

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (Trang 80 - 82)