8. Những đóng góp của luận văn
3.3. Trưng cầ uý kiến chuyên gia về các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho
cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của BGH (6 người) và GVMN (60 GV) về các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT chúng tôi thiết kế và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5: Kết quả thống kê các ý kiến về các TCHT đã được thiết kế
STT Nội dung nhận xét BGH GVMN n=66 SL % 1 Giá trị của TC Mới 6 60 66 100 Cũ 0 0 0 0
94 2
Mục đích, nội dung các TC có phát triển KQH cho trẻ
Có 6 60 100
Không 0 0 0
3
Luật chơi đối với trẻ
Dễ 0 0 0 0 Phù hợp, rõ ràng 6 50 56 84,85 Khó 10 10 15,15 4 Hướng dẫn cách chơi Rất rõ ràng 4 57 61 92,42 Rõ ràng 2 3 5 7,58 Không rõ ràng 0 0 0 0 5 Hình thức chơi Rất phù hợp 3 4 7 10,60 Phù hợp 3 56 59 89,40 Chưa phù hợp 0 0 0 0 6
TC phù hợp lứa tuổi MGL (5-6 tuổi)
Rất phù hợp 5 45 50 75,75 Phù hợp 1 15 16 24,25 Không phù hợp 0 0 0 0 7 Đồ chơi Dễ chuẩn bị 6 60 66 100 Khó chuẩn bị 0 0 0 0 8 Về tổ chức TC Rất dễ tổ chức 3 26 29 43,94 Dễ tổ chức 3 34 37 56,06 Khó tổ chức 0 0 0 0
Kết quả thu được từ bảng 3.5 cho thấy:
- Tất cả các ý kiến đã công nhận các TCHT mà chúng tôi thiết kế là những trò chơi mới chưa có trong các tài liệu tham khảo và các TC này có mục đích và nội dung chơi nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.
- Về luật chơi: Phần lớn các ý kiến cho rằng luật chơi phù hợp với trẻ (84,85%), chỉ có 15,15% ý kiến còn lại cho rằng luật chơi khó đối với trẻ. Những TCHT có luật chơi khó với trẻ được nêu ra cụ thể là các trò chơi “Họ hàng nhà sâu”, “Ong xây tổ”.
- Cách hướng dẫn của các TC được nhận xét là rõ ràng và rất rõ ràng tương ứng với 66 người được hỏi.
95
- Hình thức chơi: các ý kiến cũng nhất trí cho rằng hình thức chơi của các TC là phù hợp.
- 100% ý kiến cho rằng TC phù hợp lứa tuổi MGL (5-6 tuổi). Đồ chơi dễ chuẩn bị. - Về tổ chức TC:66 người được hỏi đều đưa ra lựa chọn các TC rất dễ và dễ tổ chức cho trẻ chơi.
Như vậy,qua trưng cầu ý kiến của 66 người bao gồm 6 cán bộ quản lý và GV chúng tôi nhận thấy các TCHT mà chúng tôi đã thiết kế là những TC mới, có tác dụng phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT và sự phù hợp của các trò chơi này về luật chơi, về cách hướng dẫn các TCHT, hình thức chơi cũng như sự dễ dàng trong chuẩn bị đồ chơi tổ chức cho trẻ chơi.
96
Tiểu kết chương 3
Qua quá trình thiết kế và thử nghiệm các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Khi thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ cần phải dựa trên cơ sở định hướng và những nguyên tắc thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.
2. Chúng tôi đã thiết kế các nhóm TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT như sau:
- Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển KQH dựa theo dấu hiệu chung giống nhau bên ngoài.
- Nhóm TCHT giúp trẻ phát triển KQH dựa theo dấu hiệu chung giống nhau ở bên trong, bản chất hơn.
- Nhóm TCHT nhằm giúp trẻ khái quát bằng ngôn ngữ.
3. Kết quả TN và thăm dò ý kiến chuyên gia đã cho thấy hiệu quả cũng như tính khả thi khi sử dụng của các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT đã được chúng tôi thiết kế.
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục trí tuệ nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. KQH vừa là thao tác cơ bản của tư duy phản ánh năng lực tư duy của con người, vừa là sản phẩm của tư duy.
Khái quát hóa là thao tác trí tuệ người ta dùng nó để hợp nhất nhiều đố tượng khác nhau thành một nhóm hay một loại dựa trên cơ sở chúng có những thuộc tính chung giống nhau.
KQH của trẻ MGL được phát triển cùng với hình thức tư duy đặc trưng của trẻ. Tư duy trực quan hình ảnh là kiểu tư duy đặc trưng của trẻ MGL (5-6 tuổi), vì vậy KQH của trẻ mới dừng ở trình độ KQH tiền khái niệm, khái quát các biểu tượng. Khả năng KQH của trẻ MGL thể hiện ở mức độ KQH của trẻ, đánh giá khả năng KQH của trẻ là xác định xem trẻ đang có khả năng KQH ở mức độ nào? Mức độ KQH bằng hành động hay khái quát bằng ngôn ngữ.
2. Khái quát hóa của trẻ em được phát triển từ thấp lên cao, từ KQH kinh nghiệm đến KQH bằng lý luận. Trẻ MGL(5-6 tuổi) mới chỉ đạt trình độ KQH kinh nghiệm, trình độ KQH biểu tượng.
3. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG, các trò chơi trong hoạt động vui chơi rất phong phú và đa dạng, TCHT nhằm phát triển các thao tác tư duy trong đó thao tác KQH có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ MG.
4. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT còn thấp, đa số trẻ mới dừng ở chỗ biết tìm ra dấu hiệu chung của các đối tượng và thực hiện được hành động phân nhóm các đối tượng theo dấu hiệu chung, chưa biết giải thích hành động phân nhóm các sự vật của mình, chưa biết dùng từ khái quát để gọi tên chung cho nhóm đã khái quát. Trẻ thực hiện những bài tập đòi hỏi KQH theo dấu hiệu chung giống nhau bên ngoài tốt hơn so với bài tập đòi hỏi trẻ phải KQH dựa vào đặc điểm chung giống nhau bên trong bản chất hơn. Nguyên nhân của thực trạng trên là do GV chưa tích cực sử dụng các trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ trong hoạt động LQVT. Nguồn trò chơi GV sử dụng để tổ chức cho trẻ chơi còn nghèo nàn, đơn giản, chỉ đòi hỏi trẻ thực hiện hành động KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài như hình dạng, kích thước...chưa rèn cho trẻ KQH dựa theo dấu hiệu chung giống nhau bên trong.
98
5. TCHT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT. GVMN đã nhận thức tốt điều này song thực tế thiết kế và sử dụng loại trò chơi này còn nhiều hạn chế. Rất ít GVMN tự thiết kế các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH trong hoạt động LQVT mà chủ yếu dựa vào nguồn trò chơi có sẵn trong tuyển tập các trò chơi và trong các tài liệu hướng dẫn, nguồn trò chơi này còn ít ỏi, trò chơi chủ yếu yêu cầu trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, vì vậy trẻ rất ít được chơi những trò chơi KQH theo dấu hiệu bên trong bản chất hơn. Khi tổ chức TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ, nhiều GV vẫn chưa quan tâm đến việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng KQH bằng ngôn ngữ như giải thích hành động phân nhóm sự vật theo dấu hiệu chung và dùng từ khái quát để đặt tên chung cho nhóm.
6. Kết quả TN cho thấy: Khả năng KQH của nhóm trẻ ĐC ở lần đo sau TN không có sự tiến bộ rõ rệt so với lần đo trước TN. Khả năng KQH của nhóm trẻ TN ở lần đo sau TN có sự tiến bộ rõ rệt so với lần đo trước TN. Khả năng KQH của nhóm trẻ TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC ở sau TN. Đặc biệt sau TN, khả năng biết giải thích, biết dùng từ khái quát để gọi tên nhóm đã tăng lên một cách rõ rệt ở nhóm trẻ TN. Kết quả TN và thăm dò ý kiến chuyên gia đã khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các TCHT mà chúng tôi đã thiết kế nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.
2. Kiến nghị.
1. Kiến nghị với Vụ Mầm non, Bộ Giao Dục – Đào Tạo (GD - ĐT): Nên bổ sung thêm những trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH trong hoạt động LQVT, đặc biệt phải bổ sung thêm các dạng trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH theo dấu hiệu giống nhau bên trong, bản chất hơn để thúc đẩy khả năng tư duy và KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi), góp phần chuẩn bị tốt về mặt trí tuệ cho trẻ vào học toán ở lớp một.
2. Kiến nghị với sở GD - ĐT tỉnh Đồng Nai: Nên kết hợp với các trường sư phạm tổ chức bồi dưỡng lý luận và thực hành về thiết kế trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi), giúp GVMN nắm được lý luận có liên quan đến việc thiết kế trò chơi và có kỹ năng thiết kế trò chơi. Chính việc làm này giúp họ chủ động thiết kế các trò chơi một cách sáng tạo, phù hợp lứa tuổi.
3. Kiến nghị với các khoa mầm non của các trường sư phạm: Nên kết hợp với sở GD - ĐT, với Vụ Mầm non bồi dưỡng cho GVMN về việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ. Các khoa giáo dục mầm non của các trường sư phạm nên có kế hoạch xuất bản tuyển tập các trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-6 tuổi)
99
trong hoạt động LQVT vì các dạng trò chơi này còn nghèo, nội dung chơi chưa phù hợp với đặc điểm tư duy và đặc điểm KQH của trẻ mẫu giáo.
4. Kiến nghị với các trường MN: Ban giám hiệu cần thường xuyên kiểm tra kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ của GV về việc sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung kế hoạch nhằm tăng cường TCHT phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi).
5. Kiến nghị với GVMN: GVMN cần tích cực, chủ động hơn trong việc thiết kế và sử dụngTCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) vì đây là nội dung quan trọng trong giáo dục trí tuệ để chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Chương trình Giáo Dục Mầm Non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa (1995), Giáo dục học mầm non, Tập II, Nxb ĐHQG Hà Nội 1.
3. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa (1995), Giáo dục học mầm non, Tập III, Nxb ĐHQG Hà Nội 1.
4. Nguyễn Ngọc Bảo - Đỗ Thị Minh Liên (2008), Giáo trình Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học Sư phạm.
5. Đào Việt Cường (2008), “Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
6. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Vũ Thị Chín (Lược dịch), (1989), Các thuyết về tâm lý học phát triển, Nxb Văn hóa thông tin.
8. Daporogiet A.V (1977), Tâm lí học, Tập I(Phạm Minh Hạc lược dịch), Nxb Giáo dục. 9. Daporogiet A.V (1977), Tâm lí học, Tập II(Phạm Minh Hạc lược dịch), Nxb Giáo dục. 10. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Giáo dục.
11. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, Nxb Giáo dục .
13. Thanh Hà, Thanh Hương, Bích Liên (2012), Đồng hành với các trò chơi của trẻ, Nxb Dân trí.
14. Trần Thị Thúy Hà (2010), “ Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo chủ đề”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (Biên dịch), 2003, Một số công trình tâm lý học A.N. Leonchiep, Nxb Giáo dục.
101
16. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Lê Khanh (1989)
Tâm lí học, Tập 1, Nxb Giáo dục.
17. Phạm Minh Hạc (Tuyển lựa và tổng chủ biên), (1978), Tâm lý học Liên Xô, Nxb Tiến Bộ.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập tâm lí học Piagie, Nxb Giáo dục.
20. Lê Thị Hài (1998), “Tìm hiểu biểu tượng số học ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, Luận văn thạc sĩ khoa học sư phạm tâm lý, Viện khoa học giáo dục.
21. Trần Thị Hằng (2005), “Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
22. Nguyễn Thị Hòa (2006), Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi),Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo trình Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm. 24. Nguyễn Thị Hòa (2006), “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trò chơi học tập”, Nxb Đại học sư phạm.
25. Nguyễn Thị Hòa (2007), Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, Nxb Đại học sư phạm.
26. Ngô Công Hoàn (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Quý, (2007),
Những trắc nghiệm tâm lý, Tập I (Trắc nghiệm về trí tuệ), Nxb Đại học Sư phạm. 27. Howard Gardner (1998), Cơ cấu trí khôn – Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
28. Trương Xuân Huệ (1997), Phương pháp hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW3.
29. Trương Xuân Huệ (2001), Phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn, tài liệu lưu hành nội bộ, trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW3.
30. Trương Xuân Huệ (2004), “Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án tiến sĩ
102
31. Lê Thu Hương (2010), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề dành cho trẻ 5-6 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.
32. Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên), (2010), Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN mẫu giáo lớn (5-6 tuổi),Nxb Giáo dục Việt Nam.
33. Jean Piagie (1998), Tâm lí học trí khôn, Nxb Giáo dục.
34. Phan Trung Kiên (2008), “Sử dụng trò chơi nhằm hình thành iểu tượng hình dạng, kích thước ở trẻ mẫu giáo lớn”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
35. Đỗ Thị Minh Liên (2010), Lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
36. Phan Kim Liên (1990), Làm quen với toán qua trò chơi, Nxb Giáo dục.
37. Liublinxkaia A.A (1976), Tâm lí học trẻ em, Tập II, Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
38. Mukhina V.X (1981), Tâm lí học mẫu giáo, Tập I,Nxb Giáo dục. 39. Mukhina V.X (1981), Tâm lí học mẫu giáo, Tập II,Nxb Giáo dục.
40. Lê Thị Thanh Nga (1997), “Khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5 tuổi và con đường hình thành trên các tiết học làm quen trẻ với SL và hình dạng”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, Trường đai học sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.
41. Lê Thị Thanh Nga (2006), Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán ban đầu, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
42. Vũ Thị Ngân (1997), “Khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5 tuổi và con đường hình thành trên giờ học làm quen trẻ với đồ vật và thiên nhiên”, Luận văn thạc sĩ