Kết quả điều tra:

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 34 - 43)

8. Những đóng góp của luận văn

2.1.2. Kết quả điều tra:

Chúng tôi phát ra 60 phiếu, thu về 60 phiếu với kết quả về trình độ chuyên môn – Kinh nghiệm của GV như sau:

33

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn – Kinh nghiệm của GV

Trình độ chuyên môn-Kinh nghiệm SL (n=60) Tỷ lệ %

Trình độ đào tạo

Sau đại học 0 0

Đại học sư phạm mầm non 31 51,6 Cao đẳng sư phạm mầm non 21 35 Trung cấp sư phạm mầm non 8 13,4 Sơ cấp sư phạm mầm non 0 0

Chưa qua đào tạo 0 0

Số năm dạy trẻ MN

Dưới 5 năm 6 10

Từ 5 đến 10 năm 34 56,7

Trên 10 năm 20 33,3

Số năm dạy MGL (5-6 tuổi)

Dưới 5 năm 15 25

Từ 5 đến 10 năm 34 56,7

Trên 10 năm 11 18,3

Từ kết quả bảng 2.1 ở trên cho thấy: Tất cả GVMN được điều tra đều đã qua đào tạo đúng chuyên môn. 100% GV đạt trình độ từ trung cấp đến đại học sư phạm mầm non. Cụ thể, trình độ đại học có 31 GVMN (chiếm 51,6%), trình độ cao đẳng có 21 GVMN (chiếm 35%), trình độ trung cấp có 8 GVMN ( chiếm 13,4%).

Đa số GV có thâm niên trong nghề cao, hơn 2/3 GV có thâm niên dạy trẻ MN từ 5 năm trở lên. (Từ 5 đến 10 năm chiếm 56,7%, trên 10 năm chiếm 33,3%). Đặc biệt, trong 60 GV được khảo sát có 34 GVMN (Chiếm 56,7%) có thâm niên dạy MGL từ 5 đến 10 năm; 11 GVMN (Chiếm18,3%) có thâm niên dạy MGL trên 10 năm. Điều này phản ánh phần lớn GV có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MGL (5-6 tuổi).

2.1.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của TCHT đối với việc phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT ở một số trường MN thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

34

Bảng 2.2: Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của TCHT đối với phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

STT Mức độ SL (n=60) Tỉ lệ %

1 Rất quan trọng 22 36,7

2 Quan trọng 36 60

3 Không quan trọng 2 3,3

Tổng cộng 60 100

Kết quả điều tra nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của TCHT đối với việc phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng: Đa số GVMN (96,7%) đều nhận thức được tầm quan trọng của TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

Chỉ có 2 GVMN (chiếm 3,3%) cho rằng TCHT không quan trọng đối với việc phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

2.1.2.2. Thực trạng về thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của GV ở một số trường MN thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

* Thực trạng về nguồn TCHT mà GVMN sử dụng nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của GVMN ở một số trường MN thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.3: Thống kê ý kiến GV về nguồn TCHT và mức độ sử dụng các nguồn TCHT

TT Nguồn TCHT Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL % 1

Tài liệu của Vụ GDMN (Tuyển tập trò chơi; Tuyển tập các bài soạn gợi ý)

60 100 0 0 0 0

2 Sưu tầm qua các tài liệu tham

35 3 Học kinh nghiệm của đồng

nghiệp 0 0 37 61,7 23 38,3 4 Tự thiết kế theo sáng tạo của

bản thân 0 0 7 11,6 53 88,4 5 Các nguồn khác 0 0 2 3,3 58 96,7

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.3 chúng tôi thấy nguồn TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT mà GVMN sử dụng tương đối rộng (Tài liệu của Vụ Giáo dục Mầm non, sưu tầm qua các tài liệu tham khảo; Học kinh nghiệm của đồng nghiệp; Tự thiết kế; Internet) nhưng GV chủ yếu sử dụng những trò chơi có sẵn. 100% GVMN thường xuyênsử dụng các TCHT phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT có sẵn trong các tài liệu của Vụ Giáo dục Mầm non. Bên cạnh đó còn những nguồn TCHT khác mà GVMN cũng đã sử dụng như sưu tầm qua các tài liệu tham khảo, tự thiết kế theo sự sáng tạo của bản thân, học kinh nghiệm của đồng nghiệp, sưu tầm từ Internet. Với nguồn TCHT từ các tài liệu tham khảo khác, chỉ có một GVMN sử dụng ở mức độ thường xuyên(Chiếm 1,7 %); 20% ở mức độ thỉnh thoảngvà có đến 78,3%

chưa bao giờsử dụng các TCHT trong các tài liệu tham khảo khác.

Một số GVMN có học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để có thêm TCHT nhưng ở mức độ thường xuyên thì không có ai, có 37 người (Chiếm 61,7%) thỉnh thoảng làm việc này.

Ở "Các nguồn khác" có 2 GVMN (Chiếm 3,3%) đã đưa ra thêm một nguồn trò chơi nữa mà họ sử dụng là internet nhưng cũng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng.

Một điều đáng nói ở đây là không có GVMN nào thường xuyên tự thiết kế TCHT theo sự sáng tạo của mình. Chỉ có 7 GVMN (Chiếm 11,6 %) thỉnh thoảngtự thiết kế TCHT theo sự sáng tạo của mình. Có đến 53 GVMN (88,4%) chưa bao giờ tự thiết kế TCHT theo sự sáng tạo của bản thân.

Khi được phỏng vấn với câu hỏi: "Theo cô, vì sao GVMN ít thiết kế TCHT mà đa số chỉ chú ý sử dụng TCHT có sẵn ? " thì lý do mà đa số các GVMN trả lời: Dùng trò chơi có sẵn là cách mà họ vẫn làm từ lâu nay, nó không mất thời gian và tâm trí mà vẫn có hiệu quả; Không có thời gian thiết kế, không đủ khả năng, TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ trong hoạt động LQVT hiếm thấy đề cập đến trong các tài liệu chuyên môn nên GV cũng

36

không quan tâm sử dụng trò chơi này; Không có tài liệu hướng dẫn cách thiết kế trò chơi mới, tạm thời sử dụng một số trò chơi đã có, ngại suy nghĩ trò chơi mới.

*Thực trạng thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của GVMN ở một số trường MN thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Để tìm hiểu việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của GVMN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở từng dạng trò chơi và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Thống kê những dạng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5- 6 tuổi) trong hoạt động LQVT mà GVMN đã thiết kế và sử dụng.

TT Các dạng trò chơi Mức độ thiết kế và sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %

1 Phân nhóm, phân loại dựa trên

dấu hiệu chung về hình dạng. 0 0 3 5 57 95 2 Phân nhóm, phân loại dựa trên

dấu hiệu chung về kích thước. 0 0 2 3,4 58 96,6

3

Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về vị trí trong không gian.

0 0 1 1,66 59 98,4

4

Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về SL có gắn với đồ vật

0 0 1 1.66 59 98,4

5

Phân nhóm, phân loại dựa theo dấu hiệu chung về SL nhưng tách khỏi đồ vật

37

Kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy: Ở tất cả các dạng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT được ít GVMN thiết kế và sử dụng. Chẳng hạn, dạng trò chơi "Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về hình dạng" chỉ có 3 GVMN (5%) thỉnh thoảngmới thiết kế, dạng trò chơi phân nhóm, phân loại dựa vào dấu hiệu chung về kích thước, chỉ có 2 GVMN (3,4%) thỉnh thoảngmới thiết kế và sử dung, dạng trò chơi "Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về SL có gắn với đồ vật" chỉ có 1 GVMN thỉnh thoảng mới thiết kế và sử dụng. Đặc biệt là dạng trò chơi đòi hỏi KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau về SL có tách khỏi đồ vật (Dạng trò chơi KQH theo dấu hiệu bên trong, bản chất hơn thì không có GVMN nào thiết kế. Dạng trò chơi "Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về vị trí trong không gian" cũng chỉ có 1 GVMN thỉnh thoảngmới thiết kế (Chiếm 1,6% ).

Bảng 2.5: Thống kê những TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT mà GVMN thiết kế và sử dụng.

TT Các dạng trò chơi Tên trò chơi Ghi chú

1

Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về hình dạng.

-Tìm hình giống nhau. -Hình nào thừa

-Khối cùng nhóm.

Trường MNAn Bình. Trường MN Hoa Sen. Trường MN An Bình.

2

Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về kích thước.

-Tìm bạn cùng nhóm. -Ai là bạn của tôi.

Trường MN Hoa Mai. Trường MN Tân Phong.

3

Phân nhóm, phân loại dựa trên dấu hiệu chung về vị trí trong không gian. - Chọn các con vật chạy cùng hướng. Trường MN Hướng Dương. 4

Phân nhóm,phân loại dựa trên dấu hiệu chung về SL.

-Về đúng nhà. -Tìm bạn.

-Chọn những số 8.

Trường MN Tân Mai. Trường MN An Bình. Trường MN Hoa Sen.

Nhận xét chung về những TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT mà GVMN đã thiết kế và sử dụng:

38

Trong các trò chơi trên chủ yếu là trò chơi yêu cầu trẻ KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau ở bên ngoài như dấu hiệu chung về hình dạng, về kích thước, về chữ số đó là những trò chơi: Tìm hình giống nhau, hình nào thừa, khối cùng nhóm, tìm bạn cùng nhóm, ai là bạn của tôi, về đúng nhà, tìm bạn, chọn đúng những con số 8. Trò chơi yêu cầu trẻ KQH theo dấu hiệu bên trong (Dấu hiệu chung bản chất hơn) rất ít, chỉ có trò chơi Chọn các con vật chạy cùng hướng là yêu cầu trẻ KQH theo dấu hiệu chung về vị trí không gian khi lấy đối tượng khác làm chuẩn.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đi tìm hiểu về yêu cầu thực hiện trò chơi đối với trẻ khi GVMN tổ chức TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

*Thực trạng mức độ yêu cầu thực hiện trò chơi đối với trẻ khi GVMN tổ chức TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT

Bảng 2.6: Thống kê ý kiến GV về yêu cầu thực hiện trò chơi

TT Yêu cầu thực hiện trò chơi

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Chưa giờ bao

SL % SL % SL % 1 - Tìm ra đặc điểm chung giống nhau để thực hiện hành động phân nhóm 60 100 0 0 0 0 2 - Giải thích cách phân nhóm, sau khi đã thực hiện được hành động phân nhóm theo dấu hiệu chung nào đó.

10 16 20 33,33 30 50

3 - Dùng từ đặt tên chung cho

nhóm. 0 0 8 13,4 52 86,6

Quan sát bảng 2.6 chúng tôi nhận thấy khi tổ chức TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT có tới 100% GV đã chú ý yêu cầu trẻ tìm ra đặc điểm chung giống nhau và phân nhóm phân loại dựa vào đặc điểm chung giống nhau đó. Có tới 30% GV đã chú ý đến yêu cầu giải thích vì sao trẻ lại xếp những vật đó vào cùng một nhóm, tuy nhiên mức độ thực hiện khác nhau. Cụ thể, chỉ có 10 GV (16%) thường xuyên yêu cầu trẻ thực hiện việc này và có 20 GV (33,33%) thỉnh thoảng mới yêu cầu trẻ thực hiện. Yêu cầu trẻ dùng từ khái quát để gọi tên chung cho nhóm có rất ít GV thực hiện.

Qua tìm hiểu và quan sát GV tổ chức cho trẻ chơi, chúng tôi thấy nhiều GV chỉ yêu cầu trẻ KQH bằng hành động chưa yêu cầu trẻ KQH bằng ngôn ngữ như chưa yêu cầu trẻ

39

giải thích cách phân nhóm, phân loại, chưa yêu cầu trẻ dùng từ khái quát để đặt tên chung cho nhóm. Ví dụ đối với trò chơi "Tìm hình giống nhau" qua quan sát GV tổ chức cho trẻ chơi chúng tôi thấy GV chỉ yêu cầu trẻ tìm các hình có hình dạng giống nhau để vào 1 rổ sau đó GV nhận xét các nhóm trẻ tìm hình bỏ vào rổ có đúng yêu cầu không. Một rổ hình toàn là hình vuông thì GV nhận xét là trẻ đã tìm đúng các hình có cùng dạng hình vuông bỏ vào rổ. Một rổ ngoài hình vuông mà còn có thêm 1 hình tròn thì cô nhặt hình tròn đó ra và nói hình này khác các hình vuông trong rổ nên không để chung.Ngược lại, nhiều GV đã dạy trẻ biết tìm ra dấu hiệu chung giống nhau để phân nhóm, phân loại sự vật và đã chú ý dạy trẻ biết dựa vào đặc điểm chung giống nhau giải thích vì sao lại chọn những vật đó bỏ vào cùng một nhóm. Tuy nhiên, đa số GV mới chỉ thực hiện yêu cầu này ở những trò chơi yêu cầu trẻ KQH dựa theo dấu hiệu giống nhau ở bên ngoài. Hầu hết GV chưa quan tâm đến việc yêu cầu trẻ dùng từ khái quát để đặt tên cho nhóm.

* Thực trạng mức độ sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong các hoạt động hàng ngày ở trường MN

Bảng 2.7: Thống kê mức độ sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ

MGL (5-6 tuổi) trong các hoạt động hàng ngày ở trường MN

TT Hoạt động

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %

2 Hoạt động học có chủ

đích 2 3,4 45 75 13 21,6 3 Hoạt động vui chơi 1 1,6 29 48,4 30 50 4 Hoạt động ngoài trời 0 0 5 8,4 55 91,6 5 Sinh hoạt hàng ngày 0 0 5 8,4 55 91,6

GV chủ yếu sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động học tập còn các hoạt động khác thì rất ít sử dụng loại TCHT này. Cụ thể:

Trong các hình thức hoạt động, GV rất ít sử dụng TCHT và chủ yếu chỉ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng.

Phần lớn GV sử dụng TCHT trong hoạt động học tập (chiếm 78,4%), nhưng thực tế trong số này chỉ có 3,4 % GV là sử dụng TCHT ở mức thường xuyên còn có tới 75% GV chỉ thỉnh thoảngmới sử dụng.

40

Tiếp đến là hoạt động vui chơi, có 50% GV sử dụng TCHT trong hoạt động này nhưng đa phần (Chiếm 48,4%) thỉnh thoảnghọ mới sử dụng mà thôi.

Đối với hoạt động ngoài trời có đến 91,6% GV chưa bao giờsử dụng TCHT cho hoạt động này, họ cho rằng trong hoạt động ngoài trời chủ yếu dành thời gian cho trẻ vận động mặt khác việc tổ chức TCHT khó kiểm soát vì không gian rộng còn trong sinh hoạt hàng ngày GV cũng rất ít tổ chức TCHT cho trẻ, chỉ có 8,4% GV thỉnh thoảng tổ chức và họ cũng cho biết chỉ tranh thủ tổ chức vào giờ hoạt động chiều còn thời điểm khác như giờ đón trẻ hay giờ trả trẻ thì không thể tổ chức được vì nhiều lí do như thời gian ít, cô không quản được trẻ vì phải tập trung lo đón hay trả trẻ.

2.1.2.3. Thực trạng những khó khăn của GVMN khi sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

Bảng 2.8: Thống kê mức độ những khó khăn khi GVMN sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

T T Nội dung những khó khăn Mức độ khó khăn Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn SL % SL % SL % 1 Trò chơi có sẵn quá ít. 40 66,7 19 31,7 1 1,7 2 Luật chơi chưa rõ ràng, phức tạp,

khó nhớ, khó tổ chức thực hiện. 28 46,7 29 48,3 3 5 3 Hướng dẫn tổ chức các TCHT chưa

cụ thể, rõ ràng. 25 41,7 30 50 5 8,3 4 Trẻ tiếp thu luật chơi, cách chơi

còn chậm, chưa biết chơi đúng luật. 24 40 32 53,3 4 6,7 5 SL trẻ đông. 38 63,4 22 36,6 0 0 6 Trẻ ít có hứng thú tham gia vào trò

chơi. 15 25 45 75 0 0 7 Thiếu thiết bị, phương tiện, đồ

chơi. 33 55 27 45 0 0 8 Môi trường cho trẻ chơi nghèo nàn. 37 61,7 22 36,7 1 1,7 9 Trình độ tổ chức chơi của cô còn 9 15 48 80 3 5

41 hạn chế.

10 Thiếu kinh nghiệm trong việc tổ

chức, hướng dẫn trẻ chơi. 9 15 45 75 6 10

11

Ít sáng tạo, chủ yếu sử dụng trò chơi sẵn có trong các tài liệu tham

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)