8. Những đóng góp của luận văn
3.1.4. Các bước thiết kế và hướng dẫn sử dụngTCHT nhằm phát triển khả năng KQH
KQH cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT
3.1.4.1. Các bước thiết kế
83
Tên trò chơi cần phù hợp với nhiệm vụ, nội dung chơi và khơi gợi ở trẻ mong muốn được tham gia trò chơi.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ nhận thức (Mục đích trò chơi)
Mục đích trò chơi là KQH (phân nhóm, phân loại) theo các nội dung của chương trình LQVT của trẻ MGL (5-6 tuổi). Cụ thể:
Nhóm 1:Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung (Đặc điểm chung) giống nhau ở bên ngoài.
Nhiệm vụ: Trẻ KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau ở bên ngoài về hình dạng, kích thước, SL, vị trí không gian.
Nhóm 2: Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung bản chất hơn (Dựa vào đặc điểm chung bản chất hơn).
Nhiệm vụ: Trẻ KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau ở bên trong về SL, vị trí không gian.
Nhóm 3: Nhóm trò chơi sử dụng từ ngữ để khái quát. Nhiệm vụ: Trẻ KQH bằng ngôn ngữ.
Bước 3: Xác định các hành động chơi
Hành động chơi của các trò chơi chủ yếu là các thao tác tư duy như: phân tích - tổng hợp, so sánh, và đặc biệt là thao tác KQH.
Các vận động của trẻ trong các trò chơi. Đưa thêm yếu tố vận động vào trò chơi làm tăng sự hứng thú của trẻ khi chơi.
Bước 4: Xác định luật chơi.
Luật chơi được xác định tùy thuộc vào mục đích nội dung và hành động chơi. Để phát triển khả năng KQH cho trẻ cần chú ý đến các quy định thực hiện hành động phân nhóm, lựa chọn, giải thích, đặt tên nhóm.
Bước 5: Chọn đồ chơi
Đồ chơi của trò chơi cần dễ kiếm, dễ làm, dễ tận dụng từ những cái sẵn có.
3.1.4.2. Hướng dẫn sử dụng
* Đối với GV:
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục, vốn kinh nghiệm của trẻ đặc biệt phải phù hợp với khả năng KQH của trẻ ở các giai đọan và được phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ.
84
- Để phát huy hiệu quả tối đa của các trò chơi, GV cần biết cách phối hợp sử dụng các trò chơi trong các hình thức hoạt động khác nhau hàng ngày của trẻ. Mỗi một hình thức nên có một ưu thế riêng nên cần biết khai thác để lựa chọn trò chơi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
Đối với hoạt động học tập thì giờ hoạt động LQVT có ưu thế trong việc phát triển khả năng KQH cho trẻ. Các kiến thức, kỹ năng về toán học sơ đẳng được cung cấp một cách hệ thống, bài bản nên sau mỗi hoạt động LQVT cô có thể tổ chức cho trẻ chơi một số TCHT có nội dung tương ứng để phát triển khả năng KQH cho trẻ về các biểu tượng toán.
- Khi tổ chức cho trẻ chơi, GV cần chú ý tạo ra mối quan hệ bình đẳng giữa cô với trẻ, giữa các trẻ với nhau, tránh gò ép, áp đặt trẻ.
- Khi nhận xét kết quả chơi cần cung cấp các kinh nghiệm phù hợp cho trẻ, để trẻ cùng tham gia nhận xét, nhận xét công bằng.
* Đối với trẻ: Cần tạo không khí thoải mái vui vẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi chơi.
* Môi trường chơi: Chuẩn bị không gian rộng rãi, an toàn, thuận tiện. Đồ chơi đủ cho tất cả mọi trẻ và sắp xếp sao cho khơi gợi được hứng thú để trẻ tham gia trò chơi.