Thực trạng về khả năng khái quát hóa của trẻ MGL(5-6 tuổi) trong hoạt động

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 43 - 46)

8. Những đóng góp của luận văn

2.2.Thực trạng về khả năng khái quát hóa của trẻ MGL(5-6 tuổi) trong hoạt động

2.2.1. Tổ chức điều tra

2.2.1.1. Mục đích

Xác định mức độ KQH của trẻ MGL (5 - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT làm cơ sở cho việc thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

2.2.1.2. Đối tượng và thời gian

Trẻ MGL (5 – 6 tuổi): 120 trẻ ở trường MN An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013.

2.2.1.3. Nội dung:

Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

42

* Tiêu chí đánh giá:

Tiêu chí đánh giá khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi):

- Tiêu chí 1: Trẻ trẻ đã thực hiện được hành động phân nhóm, phân loại dựa theo dấu hiệu chung giống nhau nào đó hay chưa ?

- Tiêu chí 2:Trẻ thực hiện được hành động phân nhóm, phân loại dựa theo dấu hiệu chung nào đó và giải thích hành động phân nhóm, phân loại đó.

- Tiêu chí 3:Trẻ thực hiện được hành động phân nhóm, phân loại sự vật theo dấu hiệu chung giống nhau, giải thích được hành động phân nhóm, phân loại của mình và dùng từ mang tính khái quát để gọi tên nhóm.

* Thang đánh giá:

Dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi xây dựng thang đánh giá gồm 4 mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) như sau:

- Mức độ 1: Trẻ chưa thực hiện hành động phân nhóm, phân loại các sự vật theo dấu hiệu chung nào đó, chưa biết giải thích hành động phân nhóm của mình, chưa biết dùng từ khái quát để gọi tên chung cho nhóm.

- Mức độ 2: Trẻ biết thực hiện hành động phân nhóm, phân loại các sự vật theo dấu hiệu chung nào đó nhưng chưa giải thích được hành động phân nhóm, phân loại của mình, chưa biết sử dụng đúng từ khái quát để gọi tên chung cho nhóm.

- Mức độ 3: Trẻ thực hiện được hành động phân nhóm, phân loại theo dấu hiệu chung nào đó, giải thích được hành động phân nhóm các sự vật của mình, nhưng chưa biết sử dụng đúng từ khái quát để gọi tên chung cho nhóm.

- Mức độ 4: Trẻ thực hiện được hành động phân nhóm, phân loại sự vật theo dấu hiệu chung nào đó, giải thích được hành động phân nhóm, phân loại của mình, biết sử dụng từ khái quát để đặt tên chung cho nhóm.

* Chúng tôi thiết kế hệ thống 6 bài tập đo nghiệm làm công cụ đánh giá mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT. (Phụ lục 2). Các bài tập được xây dựng dựa trên nguyên tắc trắc nghiệm "Vật thừa thứ tư" của L.Sêkhanxkaia, dùng để nghiên cứu KQH của trẻ mẫu giáo ở Liên Xô. Khi thực hiện mỗi bài đo nghiệm giúp khả năng KQH của trẻ được bộc lộ ở một trong bốn mức độ của KQH đã nêu ở trên.

Các bài tập đo nghiệm có nội dung rõ ràng, nội dung các bài được tăng dần về mức độ trừu tượng, khái quát: từ những dấu hiệu chung bề ngoài về hình dạng, kích thước, SL (đếm trên đồ vật) dễ nhận biết bằng giác quan đến những dấu hiệu chung ẩn bên trong bản chất

43

hơn và khó nhận biết hơn như vị trí của các đối tượng so với người khác, xác định dấu hiệu chung về SL được tách khỏi đồ vật. Những từ ngữ, khái niệm chung về loài, về loại, dạng có mối quan hệ chung nhưng các dấu hiệu ẩn bên trong trừu tượng hơn. Hình ảnh minh họa cho các bài là hình ảnh về các đồ vật, con vật,… đặc điểm của chúng phải hoàn toàn quen thuộc với trẻ và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non nói chung và chương trình cho trẻ LQVT dành cho trẻ MGL (5-6 tuổi) nói riêng.

Hệ thống 6 bài tập đo nghiệm được chia thành 2 nhóm:

* Nhóm 1 (gồm bài 1+bài 2+ bài 3): Những bài tập đo nghiệm yêu cầu KQH theo dấu

hiệu bên ngoài.Mỗi bài có 3 câu hỏi nhỏ, tính điểm cho từng câu như sau: Trả lời đúng câu hỏi 1: Trẻ được 1 điểm

Trả lời đúng câu hỏi 2: Trẻ được 3 điểm Trả lời đúng câu hỏi 3: Trẻ được 4 điểm

Điểm tối đa cho mỗi bài là 8 điểm, tổng số điểm 3 bài ở nhóm 1 là 24 điểm

Dựa vào tổng điểm 3 bài của nhóm 1, chúng tôi xếp loại mức độ KQH cho trẻ theo nhóm 1 như sau:

Mức 1: Từ 0 – 6 điểm Mức 2: Từ 7 – 12 điểm Mức 3: Từ 13 – 18 điểm Mức 4: Từ 19 – 24 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhóm 2 (gồm bài 4+bài 5+ bài 6): Những bài tập đo nghiệm yêu cầu KQH theo dấu

hiệu bên trong, bản chất hơn.Mỗi bài có 3 câu hỏi nhỏ, tính điểm cho từng câu như sau:. Trả lời đúng câu hỏi 1: Trẻ được 2 điểm

Trả lời đúng câu hỏi 2: Trẻ được 6 điểm Trả lời đúng câu hỏi 3: Trẻ được 8 điểm

Điểm tối đa cho mỗi bài là 16 điểm, tổng số điểm 3 bài ở nhóm 2 là 48 điểm. Dựa vào tổng điểm 3 bài của nhóm 2, chúng tôi xếp loại mức độ KQH cho trẻ theo nhóm 2 như sau:

Mức 1: Từ 0 – 12 điểm Mức 2: Từ 13 – 24 điểm Mức 3: Từ 25 – 36 điểm Mức 4: Từ 37 – 48 điểm.

44

Xếp loại mức độ KQH cho trẻ theo toàn thang đo như sau:

Mức 1: Từ 0 – 18 điểm Mức 2: Từ 19 – 36 điểm Mức 3: Từ 37 – 54 điểm Mức 4: Từ 55 – 72 điểm.

* Cách tiến hành:

- Các bài tập đo nghiệm được tiến hành với từng cá nhân trẻ. Ở mỗi bài cho trẻ thực hiện theo yêu cầu.

GV tạo không khí thoải mái để trẻ bình tĩnh suy nghĩ, hành động và trả lời. Nhắc lại yêu cầu hoặc câu hỏi, không được giải thích hay gợi ý gì thêm.

Theo dõi trẻ lần lượt thực hiện các bài tập đo nghiệm và đánh giá từng cá nhân trẻ sau đó ghi chép cẩn thận vào phiếu điều tra (Phụ lục 2 ).

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 43 - 46)