TCHT với sự phát triển trí tuệ và KQH của trẻ MN:

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 26 - 29)

8. Những đóng góp của luận văn

1.3.3.TCHT với sự phát triển trí tuệ và KQH của trẻ MN:

1.3.3.1. Khái niệm trò chơi học tập.

Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được phát triển

[58, tr.141].

1.3.3.2. Đặc điểm của trò chơi học tập.

Là trò chơi có luật được quy định rõ ràng, thường do người lớn nghĩ ra nhằm mục đích giáo dục trí tuệ.

Là trò chơi có cấu trúc chặt chẽ, gồm những yếu tố sau: Nhiệm vụ chơi (nhiệm vụ nhận thức), hành động chơi, luật chơi.

Trong TCHT có cả 2 yếu tố: Nhận thức và hấp dẫn để trẻ có hứng thú chơi và nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách khi chơi. Tham gia TCHT chính là quá trình trẻ học không chủ định, trẻ chơi mà học.

TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định, đó là sự kết thúc trò chơi, trẻ giải quyết được nhiệm vụ chơi.

TCHT có sự tự nguyện và bình đẳng giữa những trẻ tham gia chơi.

Trong TCHT các hành động và mối quan hệ giữa những người tham gia chơi bị chi phối bởi luật của trò chơi [58, tr.141], [56].

25

1.3.3.3. Cấu trúc của trò chơi học tập: Gồm 3 thành tố:

- Nhiệm vụ nhận thức (Nội dung chơi): Đây là thành phần cơ bản của TCHT. Nó khơi gợi nguyện vọng, hứng thú chơi, kích thích sự tích cực của trẻ. Nội dung chơi có tính chất như một bài toán đặt ra cho trẻ và khi chơi trẻ phải dựa trên những điều kiện có sẵn để giải quyết nó. Nó có thể là phát triển chức năng tâm lý nào đó của hoạt động trí tuệ (Tư duy, tưởng tượng…), có thể là nhận thức một điều gì mới mẻ, hoặc củng cố một biểu tượng mà trẻ đã biết.

- Các hành động chơi (Động tác chơi): Là hệ thống các thao tác trẻ thực hiện trong khi chơi, chủ yếu là thao tác trí óc nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Hành động chơi càng phong phú thì trò chơi càng hấp dẫn. Hệ thống thao tác trong hành động chơi do nhiệm vụ chơi quy định và được diễn ra theo một luật chơi.

- Luật chơi (Quy tắc chơi): Luật chơi là quy định bắt buộc trẻ phải tuân theo trong khi chơi nếu không thì trò chơi sẽ bị phá vỡ, luật chơi giúp trẻ thực hiện nội dung chơi, giúp chủ trò điều khiển được hành vi của trẻ cũng như mối quan hệ giữa các trẻ khi chơi.

Các thành tố của TCHT có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung chơi xác định tính chất của hành động chơi. Luật chơi giúp thực hiện các hành động thông qua nội dung chơi.

1.3.3.4. Phân loại trò chơi học tập.

Có nhiều cách phân loại TCHT.

- Dựa trên phương tiện tổ chức, TCHT có các loại: TCHT với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh.

Trò chơi loto. TCHT bằng lời. Trò chơi âm nhạc.

- Dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào trò chơi: TCHT nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới. TCHT nhằm củng cố tri thức, biểu tượng đã học.

-Dựa trên ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ:

TCHT nhằm rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan. Phát triển óc quan sát, khả năng định hướng không gian và thời gian cho trẻ.

TCHT nhằm cung cấp và củng cố biểu tượng, tri thức

TCHT rèn luyện các thao tác tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo. TCHT nhằm phát triển ngôn ngữ.

26

TCHT nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí của trẻ.

Sự phân loại TCHT chỉ có ý nghĩa tương đối vì nhiều TCHT nó phản ánh đầy đủ các tiêu chí phân loại TCHT ở trên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

1.3.3.5. Vai trò của TCHT đối với sự phát triển trí tuệ nói chung và KQH nói riêng của trẻ mẫu giáo:

Với những đặc điểm của TCHT, có thể nói TCHT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ nói chung và KQH nói riêng cho trẻ mẫu giáo.

TCHT là phương tiện cung cấp, làm phong phú cho trẻ các kiến thức, những biểu tượng mới, kỹ năng mới và củng cố những kiến thức những biểu tượng, kỹ năng mà trẻ đã có. Để thực hiện mục đích chơi của mình, trẻ phải vận dụng những vốn biểu tượng (BT), kỹ năng, kỹ xảo cần thiết vào tình huống phù hợp nhằm giải quyết nhiệm vụ chơi đặt ra. Qua đó, TCHT phát triển các quá trình cảm giác, tri giác, phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng cho trẻ, rèn luyện sự nhanh nhạy cho các giác quan, sự linh hoạt trong hành động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TCHT còn có vai trò to lớn đối với sự phát triển khả năng KQH cho trẻ MG nói chung và MGL(5-6 tuổi) nói riêng. Đặc điểm của TCHT là nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức và phát triển trí tuệ cho trẻ, đặc biệt là các thao tác tư duy. TCHT có nhiều loại, trong đó có loại trò chơi nhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho trẻ như: Phân tích- tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH. Khi trẻ tham gia vào loại trò chơi này thì khả năng KQH của trẻ được phát triển mạnh. Chẳng hạn, trẻ tham gia vào trò chơi "Tìm hình giống nhau" nguyên vật liệu chơi là các hình hình học, hình tròn, vuông, hình tam giác, mỗi loại có nhiều hình to - nhỏ với màu sắc và kích thước khác nhau, khi giải quyết nhiệm vụ của trò chơi trẻ phải thực hiện các thao tác tư duy, trẻ phải thực hiện thao tác phân tích các hình hình học xem có gì giống nhau và khác nhau, sau đó tổng hợp lại xem các hình có gì chung giống nhau, những điểm nào khác nhau, so sánh các hình và tìm ra những dấu hiệu chung giống nhau, trên cơ sở đó trừu tượng hóa những điểm khác nhau như màu sắc, kích thước và phân nhóm các hình hình học theo dấu hiệu chung giống nhau là hình dạng (cùng là hình tam giác bỏ vào một nhóm, cùng là hình chữ nhật bỏ vào một nhóm…). Trẻ được tham gia nhiều trò chơi từ dễ đến khó, từ trò chơi đòi hỏi phân nhóm theo dấu hiệu chung giống nhau ở bên ngoài đến dấu hiệu chung giống nhau ở bên trong, nhờ vậy mà thao tác KQH của trẻ MGL ngày được phát triển thông qua hoạt động giáo dục ở trường MN. Các TCHT nhằm phát

27

triển KQH cho trẻ MGL bao gồm các trò chơi: Trò chơi KQH về hình dạng, trò chơi KQH về kích thước, trò chơi KQH về không gian, thời gian và trò chơi KQH về số.

Trẻ MGL (5-6 tuổi) nhiệm vụ chơi bắt đầu phức tạp dần, khi trẻ giải quyết nhiệm vụ trong trò chơi trẻ phải dựa vào mối quan hệ, dựa vào những dấu hiệu chung của các sự vật và hiện tượng để khái quát một vấn đề nào đó, do đó đòi hỏi trẻ phải phát triển các thao tác tư duy: Phân tích - tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH.

Khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) được phát triển ở mức độ cao cùng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển giúp trẻ tích cực tham gia vào các TCHT đòi hỏi phải giải quyết nhiệm vụ KQH các sự vật bằng ngôn ngữ. Khi tham gia trò chơi trẻ giải quyết nhiệm vụ chơi bằng ngôn ngữ của trẻ, trẻ giải thích được việc phân nhóm sự vật của mình và dùng từ để gọi tên nhóm. Khi tham gia vào trò chơi, vốn biểu tượng về thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng, đồng thời vốn từ của trẻ ngày càng trở nên phong phú. Khi chơi loại trò chơi này trẻ học cách dựa vào những biểu tượng đã có giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong những hoàn cảnh mới. Trên cơ sở những dấu hiệu chung trẻ dần hiểu ý nghĩa khái quát của từ và có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ trí tuệ như phân biệt dấu hiệu đặc trưng của đồ vật, tìm sự giống và khác nhau, tạo nhóm đồ vật theo các dấu hiệu và thuộc tính chung. Dưới ảnh hưởng của TCHT, sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có một bước tiến rất quan trọng, đó là sự chuyển hóa các thao tác ở bên ngoài với đồ vật vào thao tác trí tuệ bên trong dưới dạng những biểu tượng và khái niệm đơn giản. KQH của trẻ MGL cũng được chuyển dần từ KQH ở bình diện bên ngoài là dựa vào đặc điểm của sự vật đang hiện diện trước mắt sang KQH theo dấu hiệu chung giống nhau ở bình diện bên trong dựa vào các biểu tượng đã hình thành ở trong đầu trẻ.

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 26 - 29)