Tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 86 - 95)

8. Những đóng góp của luận văn

3.2.1.Tổ chức thử nghiệm

3.2.1.1. Mục đích

Chúng tôi tiến hành TN nhằm kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT đã được thiết kế qua đó kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung

Chúng tôi tiến hành TN các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT đã được thiết kế.

3.2.1.3. Thời gian

Thời gian: Từ tháng 3 - tháng 5/2013.

3.2.1.4. Mẫu thử nghiệm

85 ĐC và 26 trẻ làm nhóm TN.

3.2.1.5. Điều kiện

Kết quả khảo sát về mức độ KQH của trẻ ở cả 2 nhóm ĐC, TN tương đương nhau và còn thấp.

Tỉ lệ nam, nữ trong mỗi nhóm tương đối đồng đều.

Chương trình học: Trẻ ở cả 2 nhóm đều đang được theo học chương trình GDMN mới do Bộ GD-ĐT ban hành.

GV giảng dạy ở 2 nhóm có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giáo dục trẻ, tâm huyết với nghề.

Điều kiện cơ sở vật chất ở trường TN tương đối đầy đủ.

3.2.1.6. Tiến hành

Quá trình TN được chia thành 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Chọn nhóm trẻ ĐC và nhóm trẻ TN.

Trao đổi với GV nhóm TN về thực trạng mức độ KQH cuả trẻ từ đó thống nhất mục đích, nội dung và cách tổ chức các TCHT thử nghiệm. Các TCHT được GV lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động giáo dục. Một số giáo án TN chúng tôi soạn để GV tham khảo, trong quá trình TN giáo viên sáng tạo soạn giáo án nhưng phải đảm bào yêu cầu trò chơi KQH theo dấu hiệu bên ngoài tổ chức trước, trò chơi KQH theo dấu hiệu bên trong tổ chức sau và chú ý tăng cường tổ chức các trò chơi KQH theo dấu hiệu bên trong.

* Giai đoạn 2: Tổ chức TN

- Nhóm TN: Tổ chức cho trẻ chơi các TCHT trong các hoạt động giáo dục nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) mà chúng tôi đã thiết kế.

Các hoạt động TN chúng tôi cùng GV chuẩn bị dưới hình thức lên kế hoạch tổ chức hoạt đông học tập, hoạt động chơi cho trẻ.

Sau mỗi hoạt động, chúng tôi cùng GV TN trao đổi, bàn bạc rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tổ chức tốt hơn.

- Nhóm ĐC: Mọi hoạt động vẫn diễn ra như bình thường. * Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả TN.

Đo mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) ở cả hai nhóm TN và ĐC sau TN bằng các bài tập đo nghiệm chúng tôi xây dựng sau đó tiến hành nhận xét và đánh giá kết quả TN.

3.2.1.7. Cách đánh giá

86 cuả trẻ dựa theo các tiêu chí đã xây dựng.

Về mặt định lượng: Dựa vào cách thức xây dựng bài tập khảo sát thực trạng mức độ KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT chúng tôi thiết kế hệ thống bài tập khảo sát mức độ KQH sau TN của nhóm ĐC và nhóm TN (phụ lục 4) để đo mức độ KQH của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN. Như vậy, sau khi cho trẻ thực hiện 6 bài tập đo nghiệm khảo sát mức độ KQH của mỗi trẻ cũng sẽ được đánh giá theo tiêu chí đã trình bày ở mục 1.2.5 Chương 1 và thang điểm đã trình bày ở mục 2.2.4.2 - Chương 2.

3.2.2. Kết quả

3.2.2.1. Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

Chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả đo mức độ KQH của trẻ 2 nhóm ĐC và TN từ kết quả đo ở phần thực trạng. Kết quả thể hiện ở các bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Mức độ KQH của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN Bài Trẻ Mức độ KQH Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % Nhóm 1 ĐC 3 11,54 7 26,92 12 46,15 4 15,38 TN 7 26,92 4 15,38 11 42,31 4 15,38 Nhóm 2 ĐC 22 84,62 4 15,38 0 0 0 0 TN 22 84,62 4 15,38 0 0 0 0 6 bài ĐC 17 65,38 5 19,23 4 15,38 0 0 TN 17 65,38 5 19,23 4 15,38 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả tổng hợp số liệu bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về các mức độ KQH giữa trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN ở cả thang đo. Mức 1 cả nhóm TN và đối chứng đều có 17 trẻ (65,38%), mức 2 cả nhóm TN và đối chứng đều có 5 trẻ (19,23%), mức 3 nhóm TN và đối chứng đều không có trẻ nào đạt điểm ở mức độ này. Chúng tôi xem xét trẻ thực hiện bài tập đo nghiệm ở từng nhóm (nhóm 1 và nhóm 2), chúng tôi thấy SL trẻ ở các mức có sự thay đổi ở nhóm trẻ TN và ĐC. Chẳng hạn, ở các bài tập đo nghiệm nhóm 1, mức

87

1, nhóm ĐC có 3 trẻ (11,54%) thực hiện được bài đo, nhóm TN có 7 trẻ (26,92%); mức 2, nhóm ĐC có 7 trẻ (26,92%), nhóm TN có 4 trẻ (15,38%); mức 3, nhóm ĐC có 12 trẻ (46,15%), nhóm TN có 11 trẻ (42,31%). Chúng tôi dùng toán thống kê để kiểm tra 2 giá trị trung bình của nhóm TN và ĐC ở bài tập nhóm 1(trước TN), chúng tôi thấy, giá trị trung bình của nhóm ĐC là 13,58, của nhóm TN là 12,31, Giá trị β của T-Test là 0,49 > 0,05. Như vậy, kết quả mức độ KQH của trẻ ở các bài tập đo nghiệm nhóm 1 giữa nhóm TN và nhóm ĐC tương đương nhau. Các bài tập đo nghiệm nhóm 2, SL trẻ ở các mức của nhóm TN và ĐC tương đương nhau.

3.2.2.2. Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC

trước và sau TN.

Bảng 3.2: Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC trước và sau TN. Bài Nhóm ĐC Mức độ KQH Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % Nhóm 1 Trước TN 3 11,54 7 26,92 12 46,15 4 15,38 Sau TN 2 7,69 3 11,54 15 57,69 6 23,08 Nhóm 2 Trước TN 22 84,62 4 15,38 0 0 0 0 Sau TN 17 65,38 8 30,77 1 3,85 0 0 6 bài Trước TN 17 65,38 5 19,23 4 15,38 0 0 Sau TN 8 30,77 15 57,69 2 7,69 1 3,85

88

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC trước và sau TN (toàn thang đo).

Quan sát bảng 3.2 và biểu đồ 3.1, chúng tôi thấy mức độ KQH của trẻ ở nhóm ĐC sau TN có cao hơn trước TN nhưng không đáng kể, mức 4 chỉ tăng lên có 1 trẻ (3,85%), mức 3 lại giảm ( TTN có 4 trẻ (15,38%, STN số lượng trẻ giảm chỉ còn 2 trẻ chiếm 7,69%). Mức 2, SL trẻ STN tăng một cách rõ rệt so với TTN, TTN chỉ có 5 trẻ (19,23%), STN tăng lên 15 trẻ chiếm 57,69%. SL trẻ ở mức 1 giảm đi, mức 2 tăng lên, điều này chứng tỏ: SL trẻ chưa biết tìm ra dấu hiệu chung để phân nhóm sự vật đã giảm đi và SL trẻ đã biết tìm ra dấu hiệu chung để phân nhóm, phân loại sự vật theo dấu hiệu chung đó tăng lên, đây là tín hiệu đáng mừng về sự tiến bộ của trẻ. Để kiểm tra xem kết quả về KQH của nhóm ĐC ở STN có sự tiến bộ rõ rệt so với TTN không chúng tôi dùng kiểm định T-test ( phụ lục 6), chúng tôi thấy giá trị β của T-Test là β > 0,05 ( 0,14 > 0,05). Như vậy, kết quả đo về mức độ KQH của nhóm ĐC trên 6 bài tập đo nghiệm không có sự khác biệt rõ rệt về phương diện thống kê. Nói cách khác, kết quả đo trên toàn thang đo cho thấy khả năng KQH của trẻ ở lần đo STN không có có sự tiến bộ rõ rệt so với TTN ở nhóm ĐC.

Khi phân tích kết quả trên theo từng nhóm bài tập đo nghiệm, chúng tôi thấy có sự thay đổi mức độ KQH cuả trẻ khi thực hiện từng nhóm bài đo. Ở nhóm 1, những bài đòi hỏi trẻ KQH theo dấu hiệu chung giống nhau bên ngoài thì SL trẻ giảm đi ở mức 1 và mức 2 và tăng lên ở mức 3 và mức 4. Như vậy, số trẻ biết phân nhóm sự vật theo dấu hiệu chung, biết giải thích hành động phân nhóm, phân loại của mình có tăng lên nhưng không đáng kể. Ở

89

các bài tập đo nghiệm nhóm 2, nhóm bài đòi hỏi trẻ phải KQH theo dấu hiệu bên trong, bản chất hơn thì mức 1 có giảm SL trẻ (TTN có 22 trẻ STN chỉ còn 17 trẻ). Mức 2 và mức 3 đều tăng lên về SL trẻ nhưng không đáng kể, mức 4 không tăng trẻ nào. Chúng tôi dùng kiểm định T-test để kiểm tra sự khác biệt của giá trị trung bình ở lần đo TTN và STN của 2 nhóm bài tập đo nghiệm thì kết quả cho thấy đều không có sự khác biệt ý nghĩa.

Tóm lại, ở nhóm ĐC khả năng KQH của trẻ ở lần đo STN có sự tiến bộ nhưng sự tiến bộ này không có sự khác biệt rõ rệt so với TTN.

Kết quả này hoàn toàn ứng với kết quả khảo sát thực trạng đã được chúng tôi trình bày ở chương 2 đó là GV hiện nay đã và đang tổ chức cho trẻ chơi các TCHT phát triển KQH cho trẻ trong hoạt động LQVT nhưng chưa thực sự coi trọng việc tổ chức loại trò chơi này. Hơn nữa, nguồn trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi rất ít ỏi và nghèo về nội dung chơi do đó chưa phát triển khả năng KQH cho trẻ. Mặt khác, những TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-6 tuổi) mà GVMN tổ chức cho trẻ chơi chủ yếu là trò chơi yêu cầu trẻ KQH theo dấu hiệu chung giống nhau ở bên ngoài, rất ít những trò chơi đòi hỏi trẻ KQH theo dấu hiệu chung giống nhau bên trong. Đây là những nguyên nhân làm cho khả năng KQH của trẻ ở nhóm ĐC không có sự tiến bộ rõ rệt so với lần đo TTN.

3.2.2.3. Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm TN

trước và sau TN.

Bảng 3.3: Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm TN trước và sau TN. Bài Nhóm TN Mức độ KQH Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % Nhóm 1 Trước TN 7 26,92 4 15,38 11 42,31 4 15,38 Sau TN 0 0 2 7,69 3 11,54 21 80,77 Nhóm 2 Trước TN 22 84,62 4 15,38 0 0 0 0 Sau TN 8 30,77 9 34,62 7 26,92 2 7,69

90

6 bài

Trước TN 17 65,38 5 19,23 4 15,38 0 0 Sau TN 0 0 10 38,46 10 38,46 6 23,08

Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm TN trước và sau TN (toàn thang đo).

Từ bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 chúng tôi thấy mức độ KQH cuả trẻ nhóm TN trên toàn thang đo ở lần STN có sự thay đổi rõ rệt so với TTN. Cụ thể, mức độ 1, SL trẻ tăng lên một cách rõ rệt so với lần đo TTN (TTN có 17 trẻ chiếm 65,38%, STN không có trẻ nào ở mức độ này). Mức độ 2, 3 và 4 đều tăng lên rõ rệt. Mức 2, TTN có 5 trẻ (19,23%), STN có tới 10 trẻ (38,46%). Mức 3, TTN có 4 trẻ (15,38%), STN có tới 10 trẻ (38,46%). Mức 4, TTN không có trẻ nào nhưng STN đã tăng lên 6 trẻ (23,08%). Chúng tôi kiểm tra sự khác biệt của 2 giá trị trung bình TTN và STN của nhóm TN bằng kiểm nghiệm T-test chúng tôi thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Giá trị trung bình của nhóm trẻ thử nghiệm TTN là 17,77, giá trị trung bình STN là 41,46. Giá trị của β < 0,05 (β của T-test là 0,000000133 < 0,05). Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa kết quả đo TTN và STN của trẻ TN. Từ kết quả trên cho phép chúng tôi kết luận: Mức độ KQH của trẻ ở nhóm TN ở lần đo STN cao hơn hẳn so với lần đo TTN. Nói cách khác khả năng KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) ở nhóm TN sau TN phát triển tốt hơn so với TTN.

Tìm hiểu trên từng nhóm bài tập đo nghiệm, chúng tôi thấy cả nhóm 1 và nhóm 2 ở lần đo STN đều có sự tiến bộ rõ rệt so với TTN. Nhóm 1, SL trẻ ở mức 1, mức 2, mức 3 đều giảm, mức 4 tăng lên một các rõ rệt so với lần đo TTN. Mức độ 4 tăng lên (TTN chỉ có 4 trẻ chiếm

91

15,38%, STN có tới 21 trẻ chiếm 80,77%) chứng tỏ SL trẻ biết phân nhóm, phân loại theo dấu hiệu chung, biết giải thích hành động phân nhóm, phân loại của mình và biết dùng từ khái quát để gọi tên nhóm được tăng lên rõ rệt.

Nhóm 2 gồm các bài 4, bài 5 và bài 6, chúng tôi thấy SL trẻ ở lần đo STN ở từng mức có sự thay đổi so với lần đo TTN. Cụ thể, mức 1, TTN có 22 trẻ, STN giảm chỉ còn 8 trẻ. Mức 2, TTN có 4 trẻ, STN tăng lên 9 trẻ. Mức 3, TTN không có trẻ nào, STN tăng lên 7 trẻ. Mức 4 TTN không có trẻ nào, STN tăng lên 2 trẻ. Kết quả trên phản ánh: ở những bài tập đòi hỏi trẻ KQH dựa theo dấu hiệu chung bên trong, SL trẻ chưa biết KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau giảm đi, SL trẻ biết KQH dựa vào dấu hiệu chung giống nhau tăng lên. Một số trẻ TTN chưa biết giải thích hành động phân nhóm, phân loại của mình thì STN đã biết giải thích vì sao mình lại xếp những đối tượng này vào một nhóm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm sự khác biệt điểm trung bình của lần đo TTN và STN của 2 nhóm và đều thấy có sự khác biệt ý nghĩa về phương diện thống kê. Từ kết quả này chúng tôi có thể khẳng định: ở cả thang đo kết quả đo STN khả năng KQH của trẻ có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với TTN (Phụ lục 6 ).

3.2.2.4. Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC

và TN sau TN.

Bảng 3.4: Mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm ĐC và TN sau thử nghiệm. Bài Nhóm Mức độ KQH Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % Nhóm 1 ĐC 2 7,69 3 11,54 15 57,69 6 23,08 TN 0 0 2 7,69 3 11,54 21 80,77 Nhóm 2 ĐC 17 65,38 8 30,77 1 3,85 0 0 TN 8 30,77 9 34,62 7 26,92 2 7,69 6 bài ĐC 8 30,77 15 57,69 2 7,69 1 3,85 TN 0 0 10 38,46 10 38,46 6 23,08

92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVTcủa nhóm ĐC và TN STN(toàn thang đo)

Kết quả bảng 3.4 và biểu đồ 3.3 cho chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các mức độ KQH giữa nhóm ĐC và nhóm TN STN trên toàn thang đo. Ở mức 1, STN không có trẻ nào ở nhóm TN, trong khi đó nhóm ĐC vẫn còn 8 trẻ (30,77%) chưa biết tìm ra dấu hiệu chung giữa các sự vật, hiện tượng và phân nhóm sự vật theo dấu hiệu chung đó. Mức 2, trẻ biết tìm ra dấu hiệu chung để phân nhóm sự vật theo dấu hiệu chung, nhóm TN có 10 trẻ (38,46%), nhóm ĐC vẫn còn 15 trẻ (57,69%). Mức 3 và mức 4, SL trẻ của nhóm TN nhiều hơn hẳn so với nhóm ĐC. Mức 3, nhóm TN có 10 trẻ chiếm 38,46%, trong khi đó nhóm ĐC chỉ có 2 trẻ, chiếm 7,69%. Mức 4, nhóm ĐC chỉ có 1 trẻ (3,85%) nhưng nhóm TN có tới 6 trẻ (23,08%). Kiểm tra sự khác biệt về điểm trung bình của 2 nhóm TN và ĐC ở lần đo STN ( phụ lục 6) chúng tôi thấy có sự khác biệt ý nghĩa. Điểm trung bình của nhóm ĐC là 15,92, điểm trung bình của nhóm TN là 20,54. Kết quả kiểm định cho thấy β < 0,05, giá trị β của T-Test là 0,000402791 < 0,05. Kết quả này cho phép chúng tôi kết luận, khả năng KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của nhóm TN sau TN tốt hơn hẳn so với nhóm ĐC.

Khi nghiên cứu kết quả đo ở từng nhóm bài tập đo nghiệm, chúng tôi thấy ở cả 2 nhóm bài tập kết quả KQH của nhóm TN vẫn tốt hơn so với nhóm ĐC ở lần đo STN. Ở bài tập nhóm 1, yêu cầu trẻ KQH dựa theo dấu hiệu chung giống nhau bên ngoài thì mức 4, nhóm

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 86 - 95)