Thiết kế các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-6 tuổi) trong

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 56 - 84)

8. Những đóng góp của luận văn

3.1.3. Thiết kế các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-6 tuổi) trong

trong hoạt động LQVT.

Nhóm 1: Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung (Đặc điểm chung) giống nhau ở

bên ngoài.

TRÒ CHƠI 1: TRIỂN LÃM VUI.

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Giúp trẻ biết phân biệt SL, củng cố biểu tượng về SL. - Về kỹ năng: Rèn kỹ năng KQH về SL.

Phát triển các thao tác tư duy như phân tích - tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH.

■ Chuẩn bị:

- 4 tờ giấy yoki, trên mỗi tờ yoki làm sẵn 5 rãnh ngang . - 4 bộ thẻ hình

- Sân rộng để thuận lợi cho việc tổ chức cho trẻ chơi. ■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: Trẻ phải bò chui qua 2 đoạn “đường hầm” và chọn thẻ hình có SL con vật bằng nhau thì gắn cùng 1 hàng. Nhóm nào gắn được nhiều hàng nhất thì được nhận thưởng.Nhóm nào sai thì không được nhận thưởng.

+ Cách chơi: Chơi theo nhóm ở hoạt động ngoài trời. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 trẻ.

55 chơi.

Khi nghe hiệu lệnh, mỗi nhóm chơi bày các thẻ hình ra và cùng bàn bạc cách tạo hàng trên tranh theo dấu hiệu chung với SL bao nhiêu. Sau đó lần lượt cử từng bạn trong nhóm lên vượt qua “đường hầm” lên gắn thẻ hình vào giấy Yoki đã làm sẵn các rãnh.

Bật nhạc cho các nhóm thi đua. Hết thời gian quy định các nhóm đem tranh ra triển lãm, nhóm nào gắn đúng và được nhiều hàng nhất thì được nhận thưởng.

-Bước 2: Trẻ giải thích cách tạo hàng và đặt tên cho mỗi hàng trong tranh của nhóm mình.

-Bước 3: Nhận xét và phát thưởng.

(Hình minh họa cho trò chơi Triển lãm vui)

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

Trò chơi này có thể sử dụng chơi ở hoạt động ngoài trời, có thể chơi ở hoạt động góc cũng có thể chơi trong hoạt động LQVT. Trong nhiều chủ đề khác nhau đều có thể sử dụng trò chơi này chẳng hạn có thể chơi trong chủ đề: thế giới động vật, thế giới thực vật, phương tiện giao thông, gia đình…

Tuy nhiên với mỗi chủ đề giáo dục và hình thức chơi khác nhau thì cần có sự linh hoạt trong khâu chuẩn bị và hướng dẫn chơi cho trẻ.

Ví dụ: Nếu tổ chức ở hoạt động góc và chủ đề thế giới thực vật thì có thể bỏ phần vận động vượt “đường hầm” và chỉ cho trẻ chơi ở trạng thái tĩnh còn thẻ hình con vật thay bằng thẻ hình chủ đề các loại quả…

56 ■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về hình dạng.

- Về kỹ năng: Phát triển các thao tác tư duy như: Phân tích-tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH dựa theo dấu hiệu chung về hình dạng của đồ vật.

■ Chuẩn bị:

- Thẻ hình, trên mỗi thẻ có hình đồ vật. (Đồng hồ, dĩa nhạc, cái bảng, hộp bút, quyển sách…). Hình dạng các đồ vật trên 1 thẻ phải cùng hình dạng với nhau. SL đồ vật trên mỗi thẻ có thể là 1, hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 đồ vật.

■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: Phân loại các thẻ hình theo dấu hiệu chung về hình dạng sau đó tìm chữ số tương ứng dán vào sơ đồ rỗng.

+ Cách chơi: Chơi theo nhóm, chơi trong hoạt động vui chơi, chơi ở góc toán. Bước 1: Phổ biến luật chơi, cách chơi. Cô phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ hình.

Khi nghe hiệu lệnh trống lắc, các nhóm nhanh chóng bày thẻ hình ra trước mặt và cùng bàn bạc tìm ra các thẻ hình có đồ vật cùng hình dạng để tạo thành 1 nhóm. Sau đó nhận sơ đồ và tìm số thích hợp dán vào sơ đồ.

Bước 2: Trẻ giải thích vì sao xếp các thẻ hình vào 1 nhóm. Dùng từ gọi tên chung cho nhóm.

Ví dụ: Nhóm những thẻ hình có đồ vật dạng hình tròn.

Bước 3: Cô hướng dẫn trẻ lập sơ đồ theo cách phân nhóm của trẻ và giải thích sơ đồ phân nhóm.

4

4

4

57

(Hình minh hoạ trò chơi Phân nhóm đồ dùng)

Ví dụ: Tạo được 4 nhóm. Nhóm hình tam giác (có 4 thẻ), nhóm hình vuông (có 4 thẻ), nhóm chữ nhật (có 4 thẻ), nhóm hình tròn (có 3 thẻ).

Bước 4: Nhận xét và khen thưởng. Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.

*Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Trò chơi này có thể chơi trong nhiều chủ đề khác nhau. Thay đổi đồ chơi theo chủ đề. - Với trẻ yếu, kém có thể bỏ bớt bước 3.

- Sử dụng trò chơi trong hoạt động góc, hoạt động chung làm quen với toán.

- Có thể thay đổi một phần mục đích của trò chơi để sử dụng trong nhiều hoạt động LQVT khác nhau.

Ví dụ: Mục đích trò chơi là phát triển các thao tác tư duy đặc biệt là thao tác KQH về SL thì thẻ hình cần có những thẻ có SL đồ vật bằng nhau.

TRÒ CHƠI 3: BÉ TÌM NHÀ

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về hình dạng.

- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích-tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa; kỹ năng KQH theo dấu hiệu chung là hình dạng.

■ Chuẩn bị:

- Nhiều tranh vẽ nhà, mỗi ngôi nhà có 1kiểu cửa sổ riêng (Cửa sổ hình vuông, cửa sổ hình chữ nhật…).

■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: khi nghe hiệu lệnh và yêu cầu của chủ trò, lần lượt mỗi trẻ trong nhóm sẽ đi tìm những ngôi nhà có cửa sổ cùng hình dạng xếp thành 1 nhóm.

Nhóm nào tìm được nhiều nhóm nhà và nhanh nhất thì được nhận thưởng. + Cách chơi: Chơi theo nhóm, chơi ở ngoài trời.

58

Bước 1: Cô phổ biến luật chơi, cách chơi. Mỗi nhóm 1 khu vực riêng và có 1 chủ trò, khi chủ trò đưa ra yêu cầu “Tìm nhà” và lệnh xuất phát lần lượt từng trẻ trong nhóm vượt qua đường dích dắc lên tìm nhà và để thành từng nhóm ngôi nhà theo đặc điểm chung về hình dạng cửa sổ.

Bước 2: Trẻ giải thích cách tìm nhà, nói đặc điểm giống nhau và gọi tên chung cho nhóm ngôi nhà chung hình dạng cửa sổ.

Bước 3: Nhận xét và phát thưởng.

(Hình minh họa trò chơi Bé tìm nhà)

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Trò chơi này cũng có thể tổ chức trong hoạt động làm quen với toán hoặc chơi trong HĐVC ở góc hoạt động toán.

- Sử dụng trò chơi trong nhiều chủ đề khác nhau: Gia đình, trường MN…

- Với trẻ chậm có thể giảm độ khó của trò chơi bằng cách mỗi lần chơi cô đưa ra hiệu lệnh chơi cụ thể để trẻ tìm nhà theo 1 nhóm.

Ví dụ: Tìm nhà có cửa sổ là hình lăn được.

(Trẻ chỉ tập trung tìm những nhà có cửa sổ là hình lăn được).

TRÒ CHƠI 4: TÌM ĐỒ VẬT CÙNG NHÓM.

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố các biểu tượng về kích thước.

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát so sánh kích thước các vật, kỹ năng quan sát, kỹ năng KQH dựa theo đặc điểm chung giống nhau về kích thước. Rèn các thao tác tư duy như phân tích-tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, KQH.

59 - Thước, sân rộng.

- Đồ dùng, đồ chơi có sẵn có kích thước hơn, kém khác nhau so với thước. ■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: Tìm các vật dài hơn cây thước để bên trái gấu bông, tìm các vật ngắn hơn cây thước để bên trái gấu bông. Thực hiện trò chơi theo yêu cầu của chủ trò.

Nhóm nào tìm được nhiều đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu hơn thì được khen thưởng. + Cách chơi: Chơi theo nhóm, chơi ở ngoài trời.

Bước 1: Phổ biến luật và cách chơi.

Đại điện mỗi nhóm lên nhận thước. Khi có hiệu lệnh của chủ trò, lần lượt mỗi trẻ trong nhóm vượt chướng ngại vật lên lấy 2 đồ vật rồi đo chúng với thước của nhóm và để đồ vật vào đúng vị trí quy định.

Ví dụ: Chọn những vật dài hơn cây thước và để bên trái gấu bông. Chọn những vật ngắn hơn cây thước và để bên phải gấu bông.

Bước 2: Trẻ giải thích cách chọn vị trí để các đồ vật và đặt tên nhóm đồ vật cùng đặc điểm chung về kích thước.

Bước 3: Nhận xét và khen thưởng.

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Trò chơi này cũng có thể tổ chức trong hoạt động LQVT hoặc chơi ở góc hoạt động toán.

- Có thể điều chỉnh luật chơi để có thể sử dụng trò chơi cho nhiều đối tượng trẻ khác nhau.

Ví dụ: với trẻ chậm có thể điều chỉnh luật chơi như “Tìm các vật dài hơn cây thước để vào thùng đỏ, tìm các vật ngắn hơn cây thước để vào thùng xanh”.

TRÒ CHƠI 6: NÉM BÓNG

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về không gian (Biểu tượng phải, trái khi lấy người khác làm chuẩn).

- Về kỹ năng: Luyện kỹ năng KQH theo dấu hiệu chung về kích thước.

Rèn các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, KQH. Luyện kỹ năng ném.

■ Chuẩn bị:

60

Hai thỏ bông để ở hai vị trí khác nhau cho mỗi nhóm chơi. Sân rộng.

■ Luật chơi và cách chơi:

- Luật chơi: Ném bóng to vào giỏ bên phải thỏ bông, ném bóng nhỏ vào giỏ bên trái thỏ bông.

Nhóm nào ném đúng và nhiều bóng hơn sau thời gian quy định thì chiến thắng. - Cách chơi: Chơi theo nhóm ở hoạt động ngoài trời.

Bước 1: Cô chia nhóm và phổ biến luật chơi, cách chơi. Phát bóng cho mỗi nhóm.

Khi nghe hiệu lệnh, trẻ trong mỗi nhóm lần lượt lên lấy bóng và ném vào giỏ theo yêu cầu của chủ trò.

Bước 2: Trẻ mỗi nhóm chơi lần lượt nói đặc điểm chung của bóng trong mỗi giỏ và đặt tên cho mỗi giỏ bóng.

Bước 3: Nhận xét và khen thưởng.

(Hình minh họa trò chơi Ném bóng)

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Trò chơi này cũng có thể tổ chức chơi ở hoạt động học tập có chủ đích LQVT, cho trẻ chơi theo nhóm.

- Có thể nâng mức độ khó của trò chơi bằng cách yêu cầu trẻ phân loại nhiều nhóm bóng kích thước khác nhau.

Ví dụ: Nhóm những quả bóng to nhất ném vào giỏ trước mặt thỏ. Nhóm những quả bóng nhỏ hơn ném vào giỏ bên trái thỏ.

Nhóm những quả bóng nhỏ hơn nữa ném vào giỏ bên phải của thỏ. Nhóm những quả bóng nhỏ nhất ném vào giỏ đặt sau lưng thỏ.

TRÒ CHƠI 7: NHỮNG CON CÁ CÓ CÙNG THÀNH TÍCH

61 - Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về SL.

- Về kỹ năng: Luyện kỹ năng KQH theo dấu hiệu chung về SL.

Rèn các thao tác tư duy như phân tích-tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, KQH. ■ Chuẩn bị:

Tranh có nhiều cá đang thổi bong bóng. ■ Luật chơi và cách chơi:

- Luật chơi: Khoanh tròn những con cá thổi được SL bong bóng bằng nhau. Nhóm nào khoanh đúng và nhiều hơn sau thời gian quy định thì chiến thắng. - Cách chơi: Chơi theo nhóm ở góc hoạt động toán.

Bước 1: Cô chia nhóm và phổ biến luật chơi, cách chơi. Phát tranh cho mỗi nhóm.

Khi nghe hiệu lệnh, trẻ trong mỗi nhóm bàn bạc và khoanh tròn các con cá theo yêu cầu của chủ trò.

Bước 2: Trẻ mỗi nhóm chơi lần lượt nói đặc điểm chung của những con cá mà nhóm khoanh tròn và đặt tên cho chúng.

Bước 3: Nhận xét và khen thưởng.

(Hình minh họa trò chơi Những con cá có cùng thành tích)

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

Trò chơi này cũng có thể tổ chức chơi ở hoạt động học tập có chủ đích LQVT.

Có thể nâng mức độ khó của trò chơi bằng cách yêu cầu trẻ sau khi khoanh tròn các con cá thì tìm chữ số tương ứng với số bong bóng cá thổi gắn cạnh mỗi con cá.

Nhóm 2: Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung bản chất hơn (Dựa vào đặc điểm

chung bản chất hơn).

TRÒ CHƠI 1: SỐ CHẴN, SỐ LẺ.

■ Mục đích:

62

- Về kỹ năng: Kỹ năng đếm trên đồ vật và kỹ năng đếm nhẩm trong đầu.

Phát triển các thao tác tư duy như phân tích-tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH.

Rèn kỹ năng KQH dựa theo đặc điểm chung là SL chẵn hoặc SL lẻ. ■ Chuẩn bị:

- Càrôt SL đủ cho trẻ.

- Các loại quả có chấm tròn hoặc có chữ số hoặc có mô hình gộp SL. Treo các quả này trên dây, khoảng cách từ mỗi quả đến mặt đất cao, thấp khác nhau.

- Sân bãi rộng.

■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: Nhảy lên hái quả có SL là chẵn (hoặc lẻ) tùy vào lá thăm cuả nhóm + Cách chơi: Chơi theo nhóm ở hoạt động ngoài trời.

Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm chơi, đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm. Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

Nếu bốc thăm được chữ số chẵn thì hái quả có SL là chẵn. Nếu bốc thăm được chữ số lẻ thì hái quả có SL là lẻ.

Khi nghe hiệu lệnh, lần lượt trẻ mỗi nhóm chạy, vượt chướng ngại vật và hái quả tương ứng với SL (chẵn hoặc lẻ) mà nhóm đã bốc được.

Sau thời gian quy định, nhóm nào hái được nhiều quả hơn theo đúng luật thì chiến thắng.

Bước 2: Trẻ giải thích cách chọn quả để hái. Nói đặc điểm chung của các quả mà nhóm mình đã hái và gọi tên chung chó nhóm quả của nhóm (Ví dụ: những quả mang SL lẻ).

63

(Hình minh họa trò chơi Số chẵn, số lẻ)

*Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

Trò chơi này có thể sử dụng chơi ở hoạt động học có chủ đích và trong nhiều chủ đề khác nhau đều có thể sử dụng trò chơi này chẳng hạn có thể chơi trong chủ đề: Thế giới động vật, thế giới thực vật, phương tiện giao thông, gia đình…

Tuy nhiên với mỗi chủ đề giáo dục và hình thức chơi khác nhau thì cần có sự linh hoạt trong khâu chuẩn bị và hướng dẫn chơi cho trẻ.

Ví dụ: Nếu tổ chức ở hoạt động góc và chủ đề thế giới thực vật thì có thể bỏ phần vận động và chỉ cho trẻ chơi ở trạng thái tĩnh còn các loại quả có thể thay bằng thẻ hình các loại quả…

TRÒ CHƠI 2: AI GIỎI HƠN ?

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về hình hình học.

- Về kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng KQH theo dấu hiệu chung về hình dạng. Phát triển tư duy và tưởng tượng sáng tạo.

■ Chuẩn bị:

- Hình hình học (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn). ■ Luật chơi và cách chơi:

+ Luật chơi: Dùng hình hình học xếp thành các sản phẩm theo ý thích (Con gà, con thỏ, con sâu, ngôi nhà, lâu đài, hình người, cây thông Noel…) rồi phân nhóm các hình hình học ở từng sản phẩm.

+ Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm 4-5 trẻ, chơi trong hoạt động học có chủ đích LQVT.

Bước 1: Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.

Phát cho mỗi nhóm 1 rổ hình. Các thành viên trong nhóm bàn bạc để tạo sản phẩm từ các hình.

Bước 2: Các nhóm phân loại các hình trên sản phẩm nhóm vừa tạo ra. Chọn và dán SL vào sơ đồ.

Sau thời gian quy định, nhóm nào tạo được nhiều sản phẩm và phân nhóm trên sơ đồ nhanh hơn thì được nhận thưởng.

64

Ví dụ: Trẻ tạo được sản phẩm cái cây từ 3 nhóm hình: Hình tam giác (4 hình), hình tròn (2 hình), hình chữ nhật (4 hình).

Bước 4: Nhận xét và phát thưởng.

(Hình minh hoạ trò chơi Ai giỏi hơn)

*Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Có thể tổ chức trò chơi này ở hoạt động vui chơi (góc hoạt động toán). -Việc yêu cầu trẻ lập sơ đồ tùy vào khả năng của trẻ tham gia chơi.

TRÒ CHƠI 3: TẠO NHÓM CÙNG SL.

■ Mục đích:

- Về kiến thức: Củng cố biểu tượng về SL, biểu tượng bằng nhau về SL giữa các tập hợp.

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đếm, so sánh SL giữa các tập hợp, kỹ năng KQH theo dấu hiệu chung về SL.

■ Chuẩn bị: - 4 sơ đồ cho 4 nhóm chơi, Các loại quả. ■ Luật chơi và cách chơi:

- Luật chơi: Tạo các nhóm đồ vật có đặc điểm chung giống nhau theo từng nhóm ở ô trống và mỗi nhóm có SL tương ứng với số đã có ở sơ đồ.

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 56 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)