8. Những đóng góp của luận văn
1.3.4. Vai trò của hoạt động LQVT với sự phát triển tư duy và khả năng KQH của trẻ
trẻ mẫu giáo.
Hoạt động LQVT đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển tư duy của trẻ nói chung và khả năng KQH nói riêng. Hoạt động LQVT cung cấp cho trẻ vốn biểu tượng phong phú về màu sắc, hình dạng, kích thước, vốn biểu tượng về không gian, vốn biểu tượng về thời gian, vốn biểu tượng về số. Nhờ vốn biểu tượng phong phú nói trên mà trẻ MGL mới có phương tiện phong phú trong đầu để phát triển tư duy trực quan hình ảnh thông qua việc giải quyết nhiệm vụ của bài tập hay trò chơi. Khi tham gia vào trò chơi trẻ sử dụng vốn biểu tượng đã
28
có ở trong đầu, suy nghĩ ngầm ở trong đầu để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong trò chơi, nhờ đó mà tư duy trực quan hình ảnh phát triển.
Hoạt động LQVT không chỉ cung cấp vốn biểu tượng phong phú mà còn giúp trẻ lĩnh hội được những kỹ năng cần thiết làm phương tiện để trẻ thực hiện những nhiệm vụ tư duy đặt ra trong trò chơi: Kỹ năng so sánh SL, so sánh hình dạng, so sánh về kích thước, kỹ năng đếm, kỹ năng tách và gộp, kỹ năng đo lường, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản…Nếu tổ chức tốt hoạt động cho trẻ LQVT sẽ có tác dụng mạnh mẽ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Hoạt động LQVT còn có vai trò phát triển mạnh mẽ các thao tác tư duy, đặc biệt là thao tác KQH. Khi hình thành các biểu tượng toán cho trẻ, GVMN phải hình thành các biểu tượng cụ thể, trên cơ sở đó mới hình thành biểu tượng chung khái quát. Quá trình hình thành biểu tượng chung khái quát, các thao tác tư duy như phân tích - tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, KQH… được hình thành và phát triển ở trẻ, đặc biệt đối với thao tác KQH. Chẳng hạn, khi dạy cho trẻ biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 và các bài tập thực hành nhận biết mối quan hệ về SL giữa các nhóm đối tượng sẽ giúp trẻ khái quát được sự bằng nhau hay không bằng nhau về SL giữa các nhóm đối tượng. Từ đây giúp trẻ nhận biêt mối quan hệ về SL giữa các nhóm đối tượng. Hoặc khi dạy trẻ kỹ năng đếm xác định SL các nhóm đối tượng và so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng bằng kết quả phép đếm, trẻ nhận ra 2 nhóm có SL bằng nhau và cùng được kí hiệu bằng một số. Khi khái quát kết quả đếm của nhiều nhóm đối tượng có cùng SL và kí hiệu bằng một chữ số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa khái quát của chữ số - là kí hiệu chỉ SL bằng nhau của tất cả các nhóm đối tượng trong cùng một nhóm. Trẻ dần dần tách riêng được thuộc tính SL như một dấu hiệu chung, trẻ hiểu sự thay đổi kích thước các đối tượng, thay đổi hình dạng, chất liệu, sự thay đổi vị trí trong không gian… của các đối tượng thì SL của nhóm vẫn không thay đổi. Việc nắm được ý nghĩa khái quát của số giúp trẻ giải quyết được các nhiệm vụ KQH số lượng như: khoanh tròn những nhóm đồ vật có cùng SL, tạo những nhóm đồ vật có SL bằng nhau, tạo những nhóm đối tượng có SL cùng bằng 1 số cho trước,…Điều này giúp trẻ phát triển khả năng trừu xuất SL ra khỏi vật cụ thể, khả năng thao tác với các kí hiệu, các con số được hình thành và phát triển. Hình dạng là một dấu hiệu ở bên ngoài của vật thể. Các vật xung quanh trẻ có nhiều hình dạng đa dạng, trong đó lại có nhiều vật có hình dạng giống nhau. Thông qua hoạt động LQVT, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết dấu hiệu hình dạng không phụ thuộc vào màu sắc, kích thước, sự phân bố trong không gian của các vật, từ đó trẻ được dạy cách tạo nhóm các vật
29
theo dấu hiệu hình dạng như tạo nhóm các hình theo đặc điểm đường bao quanh hình, tạo nhóm các hình theo SL cạnh, góc, mặt khối, tìm những vật có dạng hình vuông hay hình chữ nhật…Giải quyết những nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ em phải thực hiện các thao tác tư duy phức tạp như: phân tích - tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, KQH dấu hiệu chung của các vật và trừu xuất ra khỏi sự vật những dấu hiệu riêng lẻ, khác biệt. Qua đó trẻ có biểu tượng chung, khái quát về hình dạng, trẻ dựa vào biểu tượng chung này để gọi tên chung cho từng nhóm hình như: nhóm hình tròn, nhóm hình vuông, nhóm hình chữ nhật, trẻ hiểu được từ khái quát chỉ tên chung của nhóm.
Tóm lại, thông qua việc hình thành và củng cố vốn biểu tượng ban đầu về toán (Biểu tượng hình dạng, kích thước, về không gian, thời gian, biểu tượng về số) trong hoạt động LQVT mà tư duy và các thao tác tư duy, đặc biệt là thao tác KQH được phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế tổ chức hoạt động LQVT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-6 tuổi) vẫn còn những bất cập. Nguyên nhân là do nguồn TCHT nhằm phát triển khả năng KQH còn nghèo do đó GVMN còn khó khăn trong việc phát triển khả năng KQH cho trẻ trong hoạt động LQVT. Chính vì vậy, thiết kế các TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT để giúp GVMN có thêm phương tiện để tổ chức chơi cho trẻ là rất cần thiết.
30
Tiểu kết chương 1
1. KQH là thao tác cơ bản của tư duy, thể hiện năng lực tư duy của con người. Khái quát hóa là thao tác trí tuệ người ta dùng nó để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm hay một loại dựa trên cơ sở chúng có những thuộc tính chung giống nhau.
2. Trẻ MGL(5-6 tuổi) mới chỉ đạt trình độ KQH kinh nghiệm, trẻ mới chỉ đạt trình độ KQH biểu tượng.
3. KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) được phát triển cùng với hình thức tư duy đặc trưng của trẻ. Tư duy trực quan hình ảnh là kiểu tư duy đặc trưng của trẻ MGL, vì vậy KQH của trẻ mới dừng ở trình độ khái quát tiền khái niệm.
4. Khả năng KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) thể hiện ở mức độ KQH của trẻ, đánh giá khả năng KQH của trẻ là xác định xem trẻ có khả năng KQH ở mức độ nào.
5. TCHT là loại trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ, vì vậy nó có vai trò rất lớn đối với sự phát triển tư duy, các thao tác tư duy, đặc biệt là thao tác KQH.
6. Hoạt động LQVT là một trong các hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy và các thao tác tư duy cho trẻ MGL(5-6 tuổi) nhằm chuẩn bị tốt về mặt trí tuệ cho trẻ vào học lớp một. Vì vậy, thiết kế TCHT nhằm phát triển KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT là việc làm cần thiết.
31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TCHT
NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KQH CHO TRẺ MGL (5-6 TUỔI) TRONG HOẠT ĐỘNG LQVT