Nguyên tắc thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 55 - 56)

8. Những đóng góp của luận văn

3.1.2.Nguyên tắc thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL(5-

trong hoạt động LQVT.

3.1.1. Cơ sở định hướng để thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT. MGL (5 - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

- Dựa vào quá trình hình thành và phát triển KQH của trẻ. - Dựa vào đặc điểm KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi)

- Dựa vào chương trình LQVT của trẻ MGL (5-6 tuổi) được Bộ GD và ĐT ban hành năm 2009.

- Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng về việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT của GVMN và khả năng KQH của trẻ MGL(5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

3.1.2. Nguyên tắc thiết kế TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT. - 6 tuổi) trong hoạt động LQVT.

* Trò chơi được thiết kế phải đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi rèn luyện và phát triển khả năng KQH cho trẻ MGL (5-6 tuổi) trong hoạt động LQVT. Vì thế nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động chơi yêu cầu trẻ sử dụng các thao tác tư duy đặc biệt là thao tác KQH.

* Đảm bảo tính chất vui chơi trong trò chơi: Mỗi TCHT là một trò chơi đích thực, thực sự hấp dẫn thu hút trẻ chơi.

* Đảm bảo tính phù hợp: Trò chơi thiết kế phải phù hợp với đặc điểm nhận thức đặc biệt là đặc điểm tư duy và đặc điểm KQH cuả trẻ MGL (5-6 tuổi).

* Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ yêu cầu KQH theo dấu hiệu bên ngoài đến KQH theo dấu hiệu bên trong, đảm bảo kích thích sự phát triển khả năng KQH của trẻ MGL (5-6 tuổi). Các trò chơi được thiết kế theo các nhóm từ dễ đến khó như sau:

54

Nhóm 1: Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung (Đặc điểm chung) giống nhau ở bên ngoài.

Nhóm 2: Trò chơi KQH dựa vào dấu hiệu chung bản chất hơn (Dựa vào đặc điểm chung bản chất hơn).

Nhóm 3: Nhóm trò chơi sử dụng từ ngữ để khái quát.

* Đảm bảo tính đa dạng:Trò chơi thiết kế với nhiều hướng mở rộng cho mỗi trò như chơi trong nhiều chủ đề, nhiều hình thức chơi cho một trò chơi, chơi ở nhiều thời điểm khác nhau, nhiều mức độ cho một trò chơi… đáp ứng nhiều trình độ khác nhau của trẻ.

* Đảm bảo tính phổ biến: Trò chơi thiết kế có thể sử dụng chung trong điều kiện giáo dục của nhiều địa phương, dễ sử dụng, đồ chơi dễ làm, dễ tìm kiếm.

Một phần của tài liệu thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trong hoạt động làm quen với toán (Trang 55 - 56)