Phƣơng pháp phòng trừ bằng kỹ thuật nông nghiệp

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 46 - 48)

Phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh bằng kỹ thuật nông nghiệp cần căn cứ một số nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Cải tạo điều kiện ngoại cảnh xung quanh vƣờn dâu để không có lợi cho sự phát triển của sâu bệnh.

Trồng dâu với mật độ vừa phải tạo cho ruộng dâu thông thoáng, đủ ánh sáng, thoát nƣớc tốt sẽ hạn chế đƣợc các bệnh nấm hại lá, hại rễ, rệp, ...

Bón phân cân đối giữa N, P, K đặc biệt chú ý liều lƣợng P, K để tăng cƣờng khả năng đề kháng của cây dâu với một số bệnh hại.

Biện pháp tiến hành cụ thể là:

Chọn giống dâu chống chịu sâu bệnh. Biện pháp canh tác.

Làm cỏ.

Đốn tỉa cành dâu và hái lá kịp thời

1.1. Chọn giống dâu chống chịu sâu bệnh

Sức đề kháng với sâu bệnh phụ thuộc vào giống dâu. Chọn giống chống chịu đƣợc sâu bệnh là một biện pháp kinh tế và có hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh.

Ví dụ:

 Giống dâu số 7 ít bị bệnh gỉ sắt.

 Các giống dâu tam bội thể do thân mềm nên bị sâu đục thân hại nhiều.  Giống dâu đa liễu có sức đề kháng tốt với bệnh hoa lá, xoăn lá, bạc thau.  Các giống dâu nhập nội từ Ấn Độ, Bungari bị rệp vảy ốc gây hại nặng ....

1.2. Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác có tác dụng làm cho đất phong hóa, có lợi cho sự sinh trƣởng của cây dâu và hoạt động của các vi sinh vật ra.

Ngoài ra biện pháp này còn làm thay đổi điều kiện sống của côn trùng và nấm bệnh có hại trong đất nhƣ: làm thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng trong đất, từ đó mầm bệnh tự bị diệt.

Trong quá trình canh tác, công cụ lao động đã trực tiếp diệt côn trùng, nhộng ẩn ở trong đất.

1.3. Làm cỏ

Cỏ là nơi qua đông và ẩn nấp của một số côn trùng và nấm bệnh. Vì vậy, làm sạch cỏ dại cũng là biện pháp quan trọng để tiêu diệt sâu bệnh.

1.4. Đốn tỉa cành dâu và hái lá kịp thời

Nhiều côn trùng có hại và nấm bệnh ký sinh qua đông ở trên cây dâu nhƣ: các nấm hại lá, rệp vảy ốc, sâu đo, sâu róm ... Vì vậy,việc đốn tỉa cành vừa trực tiếp diệt một số sâu bệnh vừa tạo cho ruộng dâu thông thoáng, hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh.

Ðặc biệt đốn dâu vào vụ thu có thể diệt đƣợc sâu non, trứng của sâu đục thân.

Hái lá kịp thời tạo cho ruộng dâu thông thóang hạn chế đƣợc một số nấm hại.

Ngoài ra, biện pháp trồng xen hợp lý; bón phân cân đối các thành phần N, P, K; mật độ trồng hợp lý; tƣới, tiêu nƣớc kịp thời; không làm sát thƣơng cây dâu đều có ý nghĩa lớn trong việc phòng trừ sâu bệnh.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 46 - 48)