Sâu đục thân phá hại dâu rất nghiêm trọng. Sâu non phá hại trong thân, sâu trƣởng thành phá hại lá và mầm dâu.
Ở các vùng trồng dâu đốn tạo hình có thể bị sâu phá hại từ 80 – 90%, làm ảnh hƣởng rất lớn tới năng suất và phẩm chất lá dâu.
Cây dâu bị sâu đục thân hại: cằn cỗi, dễ bị gãy, mất cân đối khung cành. Khi bị hại nặng cây dâu có thể chết.
2.8.1. Hình thái
Trứng:
Trứng có hình bầu dục dài, màu trắng sữa. Trứng dài 5 – 7mm.
Sâu non:
Sâu non có hình ống, màu trắng sữa.
Ở phía lƣng của đốt ngực có nhiều đốt màu nâu sẫm, có một đôi vạch trắng chạy dọc, có những u thịt hình ống, trên những u thịt này có nhiều hạt lấm tấm màu nâu sẫm.
Nhộng của sâu đục thân thuộc loại nhộng trần, nhộng có hình thoi, màu vàng nhạt.
Từ đốt 1 đến đốt 6 về phía lƣng có chùm lông cứng.
Mầm cánh rõ và dài, chấm tới đốt bụng 3. Kích thƣớc đạt tới 50 mm.
H03-9: Sâu đục thân dâu
Trƣởng thành:
Cánh cứng màu đen, trên cánh có lớp lông màu nâu phớt vàng. Đầu to, có chỗ lồi lên, giữa đầu có rãnh dọc.
Răng hình gọng kìm, màu đen, sắc.
Râu dài, hình roi, râu của con cái dài hơn thân. Ngực phía trƣớc hình vuông.
Trên lƣng có những vạch ngang và có chấm màu đỏ. Hai bên ngực có hai u gai nhỏ.
Chân sau to và dài.
2.8.2. Tập tính hoạt động
Sâu đục thân hay còn gọi là sâu xén tóc thuộc bộ cánh cứng.
Sâu đục thân phân bố rất rộng ở các nƣớc có trồng dâu nuôi tằm và gây hại hầu nhƣ quanh năm. Sâu tập trung hại mạnh nhất vào tháng 6 – 7.
Một năm thuờng có 2 – 3 lứa sâu đục thân.
Sâu trƣởng thành có thể sống đƣợc 80 ngày. Khi đẻ trứng, sâu trƣởng thành dùng răng gặm lớp vỏ theo hình chữ U, sau đó dùng ống dẫn trứng đẻ vào phần giữa gỗ và vỏ một quả trứng. Tiếp đó sâu trƣởng thành dùng lớp tơ phủ kín lại. Phần lớn sâu trƣởng thành đẻ trứng ở giữa những cành có đƣờng kính từ 10 mm trở lên.
Trứng sâu qua hai tuần thì nở sâu non.
Sâu non qua đông ở trong cây dâu có khi kéo dài tới 2 – 3 năm. Đến thƣợng tuần tháng 4 hóa nhộng và tháng 5 thì vũ hóa rồi đẻ trứng.
Đối với những ruộng dâu bãi ở ngoài đê, do hàng năm thƣờng bị ngập lụt thời gian kéo dài nên tất cả sâu non và trứng đều bị chết. Vì vậy, những ruộng dâu này hầu nhƣ bị hại nhẹ hơn.
Sâu trƣởng thành cắn chủ yếu phần ngọn cành, còn phần thân và gốc cây không bị ảnh hƣởng.
Sâu trƣởng thành thƣờng ăn lớp vỏ của cành non làm cho cành bị xƣớc tạo cơ hội xâm nhập một số bệnh hại khác nhƣ bệnh vi khuẩn... Nếu vết xƣớc quá sâu sẽ làm cắt đứt dòng dẫn nƣớc và chất dinh dƣỡng lên phía trên cành, làm cho cành bị héo và chết khô, ảnh huởng đến năng suất lá.
Sâu non ăn phần gỗ rồi tiến đến phần rễ. Do đó, cây dâu bị sâu đục thân ngoài phần cành non bị hại ra, nó còn làm cho phần thân cây bị tổn thƣơng rất lớn, cây dâu nhanh bị già cỗi, sức đề kháng với bệnh giảm.
Sâu đục thân thƣờng hại nhiều ở những giống dâu có cành mềm nhƣ các
giống dâu tam bội thể.
2.8.3. Thiên địch
Ong ký sinh trên trứng sâu đục thân là Aprostoctus fukutai Miwaet Sonan.
2.8.4. Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân phổ biến:
Dùng nhân lực bắt con trƣởng thành và tiêu diệt trứng. Dùng thuốc hóa học khi cần thiết.