Bệnh bạc thau 1 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 36 - 37)

7.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phyllactinia moricola. Saw. gây nên. Bệnh phân bố rất rộng. Tùy theo khí hậu từng vùng mà thời kỳ phát bệnh có khác nhau, nhƣng nói chung bệnh thƣờng xuất hiện ở mùa xuân, mùa thu.

Lá dâu bị bệnh nhẹ, chất lƣợng giảm, tằm ăn ít. Nhƣng nếu lá bị nặng, tằm không ăn, chỉ bò lên mặt trên của lá dâu.

7.2. Biểu hiện bệnh

Đầu tiên mặt dƣới của lá xuất hiện các vết bệnh màu trắng, lúc đầu nhỏ, sau loang to dần rồi chuyển thành màu vàng nâu và chứa rất nhiều hạt phấn. Lớp phấn này bao gồm các sợi nấm và connidi.

Sợi nấm có khả năng sinh sản vô tính thành rất nhiều conidi. Conidi nhờ gió phát tán di chuyển đi. Đại bộ phận conidi rơi xuống mặt đất bị thối, chết. Những conidi bám đƣợc vào cành, thân có thể qua đông. Đến mùa xuân khi conidi và sợi nấm bám đƣợc vào mặt dƣới của lá sẽ nảy mầm, xâm nhập vào trong qua tế bào khí khổng.

Nấm bệnh bạc thau có thể nảy mầm ở điều kiện ẩm độ từ 30 đến 100%. Nhiệt độ thích hợp để phát sinh là 22 – 24°C, ẩm độ 70 – 80%. Mùa hạ do nhiệt độ quá cao không thuận lợi cho sự sinh trƣờng của nấm bệnh nên bệnh ít phát triển.

H03-10: Bệnh bạc thau trên lá dâu

Vùng núi nhiệt độ thấp, mạch nƣớc ngầm thấp hoặc ở ruộng dâu trồng quá dày, không bón đủ phân kali, bệnh hại rất nặng.

Giống dâu có lá cứng quá sớm dễ bị bệnh. Trong cành dâu những lá ở phía dƣới thƣờng bị bệnh, lá non ở phía trên ít bị bệnh.

7.3. Biện pháp phòng trừ

Chọn giống dâu kháng bệnh.

Mật độ trồng dâu thích hợp để tạo ruộng dâu thông thóang, vệ sinh đồng ruộng, nhất là ở vụ cuối thu cần thu hái sạch các lá già trên cây.

Phun thuốc phòng, trừ: sử dụng dung dịch lƣu huỳnh vôi 0,3 – 0,4°B hoặc thuốc PCP 1/100 phun ở vụ cuối thu để diệt sợi nấm qua đông trên cành và phun vào đầu vụ xuân.

Bón phân cân đối, hợp lý.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 36 - 37)