Bệnh xoăn lá 1 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 42 - 44)

13.1. Nguyên nhân

Bệnh xoăn lá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây dâu. Bệnh này xuất hiện ở các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Ý, Ấn Ðộ, Việt Nam...

Kết quả điều tra ở Nhật Bản cho thấy: có 28% diện tích dâu bị nhiễm bệnh này, trong đó 5% diện tích bị bệnh nặng không cho thu hoạch. Chính vì thế nhiều nƣớc đã dành nhiều kinh phí cho việc nghiên cúu bệnh xoăn lá.

Tuy phân chia ra nhiều dạng bệnh xoăn lá khác nhau nhƣ: bệnh xoăn lá, vàng lá, hoa lá, nhƣng đều có đặc điểm chung là làm cho lá dâu xoăn lại.

Nguyên nhân gây bệnh:

 Bệnh xoăn lá: do sinh lý, do vi sinh vật và do virut.  Bệnh vàng lá, bệnh hoa lá: do virut.

13.2. Biểu hiện bệnh

Bệnh xoăn lá biểu hiện qua một số đặc trƣng sau:

 Lá nhỏ lại, uốn cong về phía mặt dƣới. Đôi khi hình thái của lá thay đổi từ dạng lá có xẻ chuyển thành lá nguyên.

 Cành phát triển kém, biểu hiện cành nhỏ, ngắn, đốt ngắn.  Mầm nách nảy sớm, nảy nhiều nên tạo ra nhiều cành tăm.  Khi bệnh nặng thì các cành tăm bị khô chết.

Bệnh xoăn lá ở vụ xuân ít xuất hiện, chủ yếu phát hiện sau khi đốn vụ hè. Con đƣờng lây lan của bệnh này chủ yếu qua việc ghép và côn trùng môi giới là rầy. Rầy chích hút lá dâu bị bệnh rồi truyền sang cây dâu khác làm bệnh lây lan rất nhanh.

Sau khi cây dâu nhiễm bệnh do côn trùng truyền qua, thời kỳ ủ bệnh của cây dâu thƣờng từ 20 – 300 ngày. Nếu nhiễm bệnh ở mùa hè hoặc đầu vụ thu thì ngay trong năm đó sẽ biểu hiện bệnh.

H03-12: Quá trình nhiểm bệnh xoăn lá dâu

Truớc tiên phần ngọn của cành hoặc một vài cành của cây phát bệnh. Đến năm thứ hai, sau khi đốn hè, bệnh phát triển mạnh. Nhƣng nếu nhiễm bệnh ở vụ thu thì năm đó không xuất hiện bệnh mà kéo dài sang năm sau.

H03-13: Bệnh xoăn lá dâu

Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiệt độ, sức đề kháng của từng giống dâu, thời vụ đốn dâu, mức độ khai thác lá và các khâu chăm sóc quản lý vƣờn dâu.

13.3. Biện pháp phòng trừ

Chọn giống kháng bệnh: Giống có sức đề kháng tốt với bệnh xoăn lá và hoa lá là giống đa liễu, đa tím. Giống dễ nhiễm bệnh này là đa xanh, Quang Biểu, ngái, và các giống dâu tam bội thể. Do đó ở những vùng thƣờng phát bệnh này cần chọn giống có sức đề kháng tốt.

Tăng cƣờng khâu chăm sóc ruộng dâu không để bị úng ngập. Bón phân N, P, K cân đối.

Thời vụ đốn dâu hợp lý, hạn chế đốn trái vụ liên tục nhiều năm sẽ làm tổn hại đến sinh lý của cây, từ đó bệnh dễ xâm nhập vào.

Trong sản xuất, có thể luân phiên giữa thời vụ đốn hè và đốn đông, hoặc trên cùng một cây đốn làm hai đợt cách xa nhau, cây sẽ chảy ít nhựa không gây hại cho cây.

Xử lý sớm cây bị bệnh: kịp thời phát hiện cây dâu bị bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang cây khác.

Không sử dụng cây dâu con hoặc hom dâu đã bị bệnh để trồng. Phun thuốc diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 42 - 44)