Bệnh gỉ sắt 1 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 37 - 39)

8.1. Nguyên nhân

Bệnh gỉ sắt gây ra do nấm Aecidium mori (Barcl) Syd.et Butler thuộc nhóm nấm đảm Bacidiomycetes.

Nấm gỉ sắt qua đông ở trên cành dâu, đến mùa xuân hình thành các bào tử và nảy mầm. Bào tử nhờ gió, mƣa... phân tán sang lá cành của cây dâu khác. Thông qua tầng cutin, tế bào biểu bì, bào tử xâm nhập vào bên trong cây. Sợi nấm hút các chất dinh dƣỡng của tế bào để phát triển.

Sự phát sinh phát triển của bệnh gỉ sắt cũng có quan hệ mật thiết với điều kiện ngoại cảnh và đặc tính giống dâu.

Nhiệt độ để phát sinh bệnh này từ 10 – 270

C, nhiệt độ thích hợp là 20 – 250C. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, ẩm độ có vị trí quan trọng cho việc lây lan bệnh. Nếu ẩm độ trên 80%, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có khi đạt 100%. Nhƣng nếu ẩm độ thấp 77 – 78%, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống. Khi nhiệt độ cao từ 300C trở lên, sự phát triển của nấm bị cản trở.

8.2. Biểu hiện bệnh

Lá dâu khi bị nhiễm bệnh gỉ sắt sẽ giảm chất dinh dƣỡng, lá khô cứng tằm ăn rất ít hoặc không ăn.

Mầm hoặc lá bị nấm ký sinh thì vết bệnh sẽ phình ra. Tạo thành các dị hình nhƣ uốn cong theo nhiều hình thù khác nhau. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt, sau đó chuyển dần thành màu vàng da cam, vàng nâu. Trên bề mặt các vết bệnh có chứa rất nhiều bào tử dạng bột, màu vàng tƣơi.

Hình dạng vết bệnh có hai loại: Nếu bệnh phát sinh ở mầm mới, cuống lá, gân lá, hoa và quả thì vết bệnh hình dài. Nếu nấm ký sinh vào thịt lá thì vết bệnh có hình tròn.

Mầm dâu bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng không sinh trƣởng, dễ bị gãy. Lá ở trên mầm bị dị hình làm giảm sản lƣợng lá.

8.3. Biện pháp phòng trừ

Chọn giống chống kháng bệnh: Trong hai giống dâu số 7 và số 12 mới đƣa ra sản xuất, giống dâu số 7 tuy năng suất thấp nhƣng đề kháng tốt hơn với bệnh gỉ sắt. Do đó, ở vùng thƣờng phát bệnh gỉ sắt nên tập trung trồng giống số 7. Mật độ trồng vừa phải để tạo ruộng dâu thông thóang, thu hoạch kịp thời, tăng cƣờng phân lân và kali.

Trong ruộng dâu xuất hiện một số lá hoặc mầm dâu có vết bệnh thì cắt bỏ ngay để hạn chế nấm bệnh lây lan.

Khi phát bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc sau:  Lƣu huỳnh vôi 0,3 – 0,4o

B.  Oxyclorua đồng 0,2% .  Kasurane 0,2%  Polisulfua canxi 3%. 9. Bệnh mề gà 9.1. Nguyên nhân

Bệnh mề gà còn gọi là bệnh dán cao. Nguyên nhân gây bệnh là do hai loại nấm khác nhau:

 Loại đốm nâu màu tro: Septobasidium bogoriense.  Loại đốm màu nâu: Septobasidium tanakae.

Bệnh mề gà thƣờng bệnh xuất hiện trên cây dâu cùng với sự xuất hiện của rệp vảy ốc. Sợi nấm của bệnh này bám vào các chất tiết ra của rệp để nảy mầm, phát triển hình thành các sợi nấm. Vì vậy, rệp vảy ốc là môi giới lan truyền bệnh mề gà.

Ngoài cây dâu ra, nấm này còn ký sinh trên nhiều loại cây khác nhƣ cây đào, táo, chè ...

9.2. Biểu hiện bệnh

Bệnh mề gà phát sinh ở mặt ngoài của cành dâu. Vết bệnh có hình tròn, màu nâu đen hay màu tro. Vết bệnh này giống nhƣ miếng cao dán ở lớp vỏ. Bệnh mề gà tuy không gây hại nghiêm trọng nhƣ một số bệnh khác, nhƣng khi vết bệnh lan rộng bao trùm lên hết cây và cành sẽ làm cho cây dâu yếu dần, mau già cỗi. Vết bệnh còn làm cho mầm dâu không nảy đƣợc.

H03-11: Bệnh mề gà 9.3. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu nƣớc kịp thời.

Dùng dao cạo sạch các vết đốm của bệnh rồi quét dung dịch thuốc lƣu huỳnh 0,5oB hoặc nƣớc vôi 20%.

Diệt trừ môi giới lan truyền bệnh là rệp vảy ốc.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 37 - 39)