Bệnh nấm tím

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 33 - 34)

Bệnh nấm tím là một trong số các bệnh nguy hiểm hại rễ cây dâu. Bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên... Ngoài ký chủ ở cây dâu ra, nấm bệnh còn gây hại ở nhiều cây khác nhƣ táo, đào, chè, mía, thông, đỗ...

Cây dâu bị nhiễm bệnh lá nhỏ, có màu vàng, sinh trƣởng yếu. Lúc đầu các ngọn cành và cành nhỏ khô héo, chết cành, cuối cùng chết toàn cây.

4.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nấm tím còn gọi là bệnh thối rễ do loại nấm có tên khoa học là

Helicobasidium mompa, Tanaka gây nên.

Sợi nấm có màu tím có chiều rộng 5 – 6 μm. Cắt ngang sợi nấm thấy phía ngoài màu tím, ở giữa màu vàng, trong cùng màu trắng. Hạch nấm và sợi nấm đều có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Sợi nấm sản sinh các đảm tử và đảm bào tử:

 Đảm tử không màu, hình tròn cứng, đƣợc phân cách bởi 3 màng mỏng tạo ra 4 tế bào, có kích thƣớc 25 – 40 x 6 – 7 μm. Trên các cành nhỏ của đảm tử sinh ra đảm bào tử.

 Đảm bào tử không màu, có cấu tạo đơn bào, hình bầu dục, có kích thƣớc 16 – 19,5 x 6 – 9 μm.

4.2. Quá trình nhiễm bệnh và triệu chứng

Nấm bệnh qua đông ở các rễ cây bệnh hay các vật chủ khác trong đất. Khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, nấm bệnh xâm nhập vào cây dâu thông qua các bì khổng ở rễ hoặc rễ tơ.

Đầu tiên rễ to bị hại, sau đó mới lan ra các rễ bên, rễ cái. Rễ bị hại không còn độ bóng mà chuyển sang màu vàng, tiếp đến màu đen, dần dần rễ bị thối rữa làm cho tầng vỏ rễ tách khỏi lớp gỗ. Vì thế cây dâu bị bệnh này rất dễ nhổ.

Cây dâu bị bệnh nấm tím không thể nảy mầm vào mùa xuân. Có trƣờng hợp cây vẫn nảy mầm, khi gặp môi trƣờng nhiệt độ cao thì toàn cây bị héo. Thời gian từ khi phát bệnh cho đến khi cây chết dài hay ngắn tùy thuộc vào tuổi cây và điều kiện ngoại cảnh:

 Đối với cây dâu còn non, thời gian từ khi bệnh xâm nhập đến khi cây chết là 2 – 3 tháng. Đối với cây già, chỉ kéo dài đƣợc 10 năm.

 Ẩm độ và nhiệt độ trong đất cao, ánh sáng mạnh thì phát bệnh nhanh hơn và cây chết sớm hơn.

Bệnh nấm tím lây lan rất nhanh, chủ yếu là do sợi nấm và hạch nấm của rễ cây đã bị bệnh ở trong đất tiếp xúc với các rễ cây chƣa bị bệnh.

Khả năng lây lan qua đảm bào tử rất ít. Ruộng dâu thóat nƣớc không tốt sẽ phát bệnh mạnh.

4.3. Phƣơng pháp phòng trừ

Kiểm tra đất trƣớc khi trồng dâu: thƣờng là đất mới khai hoang.

Cách kiểm tra: nếu diện tích khoảng 1 ha thì chọn 5 điểm theo hình chéo, mỗi điểm chôn một bó cành dâu sâu dƣới 20 cm. Tiến hành vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, sau 1 – 2 tháng lấy các bó cành dâu đem kiểm tra qua kính để phát hiện mầm bệnh.

Nếu có nấm bệnh trong đất thì bón với lƣợng vôi 10 tấn/ha trƣớc khi trồng dâu.

Ở đất có nấm bệnh không nên bón phân rác, phân hữu cơ chƣa hoai, vì dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Không sử dụng cây dâu thực sinh có nấm bệnh. Nếu cần thì xử lí rễ cây trƣớc khi trồng bằng một trong các dung dịch: clorua đồng 1% trong 1 giờ hoặc nƣớc vôi 20% trong 1 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nƣớc lã rồi trồng.

Thƣờng xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi phát hiện có cây dâu bị bệnh, tiến hành nhổ cây, đem đốt và đổ vôi bột hoặc lƣu huỳnh xuống hố cây bệnh để diệt nấm. Nếu phần lớn cây dâu trong ruộng bị bệnh thì cần đào bỏ hết tất cả các cây dâu trọng ruộng, trồng một số cây khác hoặc cấy lúa trong 4 – 5 năm, sau đó mới trồng dâu.

Vuờn dâu cần chọn khu đất cao, thóat nƣớc để trồng.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nghề trồng dâu nuôi tằm: phòng trị bệnh hại dâu (Trang 33 - 34)