Tổng giá trị các thƣơng vụ M&A trong lĩnh vực này tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng năm 2013 đạt 13,86 tỷ USD. Trong đó, mua lại quyền điều hành chiếm tới 55% giá tị các thƣơng vụ do chủ sở hữu các ngân hàng có cái nhìn thiện cảm hơn đến hình thức này và cho rằng sự phát triển của ngân hàng mới là quan trọng nhất. Các thị trƣờng đƣợc đánh giá phát triển nhanh nhất là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. Các đối tác đến từ Nhật Bản rất quan tâm đến M&A xuyên quốc gia và có sự quan tâm đặc biệt đến khu vực ASEAN. Trong xu hƣớng chung của khu vực, thị trƣờng M&A ngân hàng Việt Nam đƣợc các chuyên gia đánh giá sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
48 Nguồn: Asian Banker Research
Đồ thị 3.18: Số lƣợng và giá trị M&A Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong lĩnh vực ngân hàng
Theo thống kê, mới có khoảng trên 20% dân số nƣớc ta tiếp cận đƣợc với các dịch vụ ngân hàng và tập trung cục bộ ở các thành phố, đô thị lớn. Còn lại, tại các khu vực đƣờng khó đi, xa trung tâm thì tỷ lệ dân số đƣợc tiếp cận dịch vụ ngân hàng là rất nhỏ. Mọi ngƣời vẫn có thói quen thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, theo tính toán đến năm 2019, trên thế giới sẽ có khoảng 1,75 tỷ ngƣời sử dụng dịch vụ mobile banking; con số này năm 2014 vào khoảng 800 triệu ngƣời. Nhƣ vậy, các dịch vụ truyền thống của ngân hàng nhƣ tín dụng, huy động vốn, thẻ thanh toán nội địa, bảo lãnh vay vốn vẫn có cơ hội mở rộng do thị trƣờng còn nhiều tiềm năng chƣa khai thác hết. Dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ di động và các công ty viễn thông cũng sẽ phát triển mạnh trong tƣơng lai. Tỷ lệ ngƣời sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho phép họ tiếp cận với những tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử một cách hết sức nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng rộng lớn, với nền tảng công nghệ hiện đại, các đối tác nƣớc ngoài sẵn sàng rót vốn vào các ngân hàng Việt Nam để cùng khai thác, chiếm lĩnh thị trƣờng. Dƣới sự giúp sức mạnh mẽ từ các ngân hàng trên thế giới, chất lƣợng
49
dịch vụ của các ngân hàng nội đƣợc kỳ vọng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và có chất lƣợng đồng đều về các dịch vụ cung cấp cũng nhƣ hƣớng đến một chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chuẩn mực quốc tế trong kế toán và báo cáo tài chính, hạ tầng công nghệ, mạng lƣới, và trên hết là tăng tiềm lực về tài chính. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đặc biệt, chịu nhiều kiểm soát gắt gao của chính phủ nên hình thức M&A thông qua góp vốn, mua cổ phần sẽ phổ biến hơn.
Bảng 3.2: Các ngân hàng hiện đang có đối tác chiến lƣợc là tổ chức nƣớc ngoài
Ngân hàng Đối tác chiến lƣợc Quốc gia Tỷ lệ sở hữu (%)
Vietcombank Mizuho Nhật Bản 15
Vietinbank Bank of Tokyo –
Mitsubishi
Nhhật Bản 20
Exximbank Sumitomo Mitsui
Banking Corporation
Nhật Bản 20
OceanBank BNP Paribas 20
Techcombank HSBC Đa quốc gia 20
Mekong Bank Fullerton Financial Holdings
Singapore 20
ACB Standard Chartered Đa quốc gia 16
ABBank Maybank
Công ty IFC
20 10
Seabank Societe Generale S.A 15
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên các ngân hàng
Tình hình kinh tế, tài chính trong những năm gần đây có sự biến động mạnh. Tái cơ cấu ngành ngân hàng theo hƣớng bền vững hơn là không thể tránh khỏi. Định hƣớng này đã đƣợc chỉ đạo quyết liệt từ phía Ngân hàng nhà nƣớc và nhận đƣợc sự
50
ủng hộ của đông đảo cổ đông các ngân hàng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ quan tâm. Đề án “ Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 254/ QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tƣớng chính phủ làm cơ sở giai đoạn làm lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Phƣơng thức phù hợp nhất đƣợc vạch ra là thông qua con đƣờng sáp nhập giữa các ngân hàng yếu với nhau hoặc giữa một ngân hàng khỏe và một ngân hàng yếu để tăng sức cạnh tranh. Cũng có thể sẽ có một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài, ổn định, có tiềm năng tài chính vững mạnh, quản trị điều hành tốt đứng ra mua lại cổ phần và trở thành cổ đông chi phối, tác động đến cách quản trị điều hành, thúc đẩy ngân hàng yếu kém đi theo con đƣờng tái cơ cấu để phát triển bền vững hơn trong tƣơng lai.
Tóm lại, M&A ngân hàng hứa hẹn trong tƣơng lai sức hút mạnh mẽ đến từ tái cơ cấu và nhu cầu tiếp cận thị trƣờng nhƣng có làm đƣợc nhƣ kỳ vọng hay không thì còn tùy thuộc vào từng thƣơng vụ cụ thể. Hậu sáp nhập cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi nói về M&A ngân hàng vì khác với các lĩnh vực khác có thể hầu nhƣ thấy ngay sau 1-3 năm thì các thƣơng vụ ngân hàng cần thời gian khá dài để tích hợp, sau đó mới có thể kiểm chứng đƣợc mức độ thành công so với mục tiêu ban đầu.