Quy trình phỏng vấn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động M&A - Kinh nghiệm thành công từ thương vụ LienVietPostBank (Trang 39)

Cơ sở lý luận Thiết lập khung câu hỏi cơ bản Chọn mẫu Phỏng vấn thử

Điều chỉnh khung câu hỏi Phỏng vấn Phân loại kết quả, lƣu trữ. 2.1.3 Chọn mẫu

Cỡ mẫu đƣợc chọn là 10 ngƣời, đƣợc phân bổ vào 4 nhóm sau: Nhóm các nhà nghiên cứu, quan sát độc lập: 30%

Nhóm cấp quản lý, có tham gia vào quá trình M&A hoặc biết rõ về quá trình M&A tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt: 20%

Nhóm các chuyên viên nghiên cứu, tƣ vấn về lĩnh vực M&A tại khối Ngân hàng đầu tƣ của các công ty chứng khoán: 30%

Nhóm các nhà đầu tƣ quan tâm và có hiểu biết về lĩnh vực M&A: 20% 2.1.4 Phỏng vấn thử (Pilot study)

Tiến hành phỏng vấn thử với 2 đối tƣợng là nhà nghiên cứu độc lập, có kinh nghiệm.

Sau đó, nhận phản hồi về câu hỏi và phân tích kết quả thu đƣợc. Thay đổi câu hỏi cho phù hợp hơn.

28 2.1.5 Phỏng vấn chính thức

Tiến hành phỏng vấn bằng các hình thức email, văn bản gửi qua bƣu điện, trực tiếp tất cả 10 mẫu. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài các câu hỏi cơ bản, có đi sâu và phỏng vấn nếu cần thiết để đi sâu vào vấn đề.

Các câu hỏi tập trung làm rõ các vấn đề sau: - Thực trạng hoạt động M&A

- Đánh giá mức độ thành công của thƣơng vụ LienVietPostBank

- Đƣa ra các nhận xét về nguyên nhân có thể làm nên sự thành công thƣơng vụ (nếu có)

- Các hạn chế còn tồn đọng của hoạt động M&A.

2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

2.2.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có (các bài chuyên khảo, sách, các phát biểu tại các diễn đàn có uy tín, số liệu và các phân tích, chuyên khảo, sách, các phát biểu tại các diễn đàn có uy tín, số liệu và các phân tích, đánh giá công bố tại các báo cáo của cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức lớn có uy tín) liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng xuyên suốt toàn luận văn giúp bổ xung những nhận định có giá trị của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.

2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống (case study): tập trung nghiên cứu các tài liệu thu thập đƣợc về thƣơng vụ LiênVietPostBank để rút ra kinh nghiệm thành tài liệu thu thập đƣợc về thƣơng vụ LiênVietPostBank để rút ra kinh nghiệm thành công. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu muốn tìm kiếm bản chất thực sự của vấn đề bằng một trƣờng hợp điển hình cụ thể. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là cung cấp cái nhìn chi tiết, đầy đủ về trƣờng hợp cụ thể đƣợc nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt.

2.2.3 Phƣơng pháp thống kê mô tả: luận văn thu thập chuỗi số liệu thứ cấp qua các năm về thị trƣờng M&A trên thế giới và ở Việt Nam, các biến số kinh tế vĩ mô các năm về thị trƣờng M&A trên thế giới và ở Việt Nam, các biến số kinh tế vĩ mô có liên quan, các báo cáo tài chính ( đã kiểm toán), báo cáo thƣờng niên; tổng kết và mô tả dữ liệu dƣới dạng bảng biểu, đồ thị, hình ảnh minh họa cho các kết luận đƣợc rõ ràng, dễ hiểu, có cơ sở.

29

2.3 Phân tích dữ liệu

Kết quả ghi chép phỏng vấn trực tiếp, bằng email, bằng văn bản gửi qua Bƣu điện trả lời phỏng vấn đƣợc lƣu giữ, thống kê và sắp xếp lại theo

- Kết quả thƣơng vụ, các nhân tố góp phần vào thành công thƣơng vụ LienVietPostBank.

- Dự đoán xu hƣớng phát triển thị trƣờng M&A của các chuyên gia.

Bên cạnh đó, số liệu đƣợc xử lý và mô tả dƣới dạng bảng, đồ thị minh họa cho các kết luận.

Từ cơ sở dữ liệu gồm các kết quả phỏng vấn, báo cáo tài chính, số liệu, tài liệu đáng tin cậy tác giả tiến hành đi sâu phân tích xu hƣớng, thực trạng của hoạt động M&A nói chung tại Việt Nam đặt trong bối cảnh chung của thế giới và rút ra những hạn chế còn tồn đọn, đồng thời thông qua trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt để làm sáng tỏ thêm vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó, đƣa ra một số kiến nghị có thể giúp hoàn thiện thêm hoạt động M&A.

30

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

3.1 Tình hình M&A trên thế giới

Trong giai đoạn kể từ năm 1985 đến năm 2013, số lƣợng các thƣơng vụ trên thế giới đã tăng từ con số dƣới 500 giao dịch vào năm 1985 và lên đến gần đây nhất là gần 40.000 giao dịch vào năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng không đồng đều, có hai giai đoạn tăng trƣởng rất mạnh, và sau đó đạt đỉnh là giai đoạn 1996-1999 và 2003-2007. Ngạc nhiên là mốc thời gian 1999 cũng là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và năm 2007 ghi nhận cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ sau đó lan ra các nƣớc khác.

Có nhiều ý kiến đƣợc khảo sát đã cho rằng, xu hƣớng M&A trên thế giới có xu hƣớng tăng mạnh khi thị trƣờng bùng nổ và khi thị trƣờng thoái trào, bị khủng hoảng thì hoạt động M&A mới đầu đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ đối đầu với khủng hoảng thì ngay sau đó lại có xu hƣớng bị thu hẹp lại. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cùng với xu hƣớng toàn cầu hóa mạnh mẽ, khi các quốc gia trở nên gần nhau hơn, làm nhòa mọi ranh giới thì chính là thời điểm cho hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ, thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu của họat động đầu tƣ. Tuy nhiên, nó cũng bị ảnh hƣởng bởi sự suy thoái kinh tế, mà nguyên nhân sâu xa có thể là từ khó khăn về nguồn vốn để thực hiện các thƣơng vụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc định giá các công ty mục tiêu dẫn đến số lƣợng giao dịch bị giảm đi.

31 Nguồn: IMAA

Đồ thị 3.1: Số lƣợng và giá trị M&A toàn thế giới

Mặt khác, tổng giá trị các giao dịch toàn thế giới thì lại tăng trƣởng khá đồng đều giai đoạn 1985-2000 và giữ ở mức cao ổn định trong những năm gần đây kể từ khi xác lập đỉnh lần thứ hai vào năm 2007. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, xu hƣớng của hoạt động M&A trên thế giới gần đây là giảm về số lƣợng giao dịch nhƣng lại xuất hiện nhiều thƣơng vụ có giá trị khủng hơn.

Năm 2007

Số liệu thống kê cho thấy kể từ năm 1991, số lƣợng các thƣơng vụ có giá trị trên 1 tỷ USD đã tăng mạnh từ dƣới 100 giao dịch lên đến gần 800 giao dịch vào năm 2007, và hiện nay vẫn giữ ở mức khá cao là gần 600 giao dịch (dự đoán cho năm 2014). Năm 2007 đƣợc ghi nhận là năm sôi động nhất của hoạt động M&A, cao nhất cả về số lƣợng cũng nhu chất lƣợng các thƣơng vụ. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa nửa đầu và phần còn lại của năm 2007. Cụ thể là, nửa đầu năm cao hơn tới 27% so với nửa sau của năm, xét về khối lƣợng giao dịch tính trên toàn thế giới và cao hơn tới 46% nếu tính riêng tại nƣớc Mỹ. Đây cũng là năm ghi nhận nhiều diễn biến mà trong đó có sự tác động rất lớn từ Mỹ - quốc gia dẫn đầu về các hoạt động M&A. Các số liệu của Thomson Financial chỉ ra rằng khối lƣợng giao dịch tại

32

khu vực châu Âu (1,78 nghìn tỷ USD) lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại và cũng chỉ là lần thứ hai vƣợt khối lƣợng giao dịch tại Mỹ (1,57 nghìn tỷ USD). Thị trƣờng cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ của khu vực sở hữu tƣ nhân từ 41% xuống còn 15% trong nửa đầu và nửa sau của năm 2007. Các giao dịch cũng cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành, từ trung bình 88 ngày đã tăng lên 92 ngày.

Cũng vào năm này thế giới đã chứng kiến hàng loạt những thƣơng vụ lớn diễn ra liên tục.

Nguồn: IMAA

Đồ thị 3.2: Số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A trên 1 tỷ USD

Hoạt động M&A diễn ra tƣơng đối đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, từ năng lƣợng, viễn thông, công nghiệp đến các ngành tài chính, chăm sóc sức khỏe, giải trí, bán lẻ, công nghệ cao. Điều này chứng tỏ nhu cầu về hoạt động M&A trên thế giới hết sức đa dạng và phong phú, không phải chỉ dành cho một lĩnh vực đặc thù nào cả.

33 Nguồn: Thomson Financials

Đồ thị 3.3: Cơ cấu M&A phân bố theo các ngành nghề

Năm 2014

Theo Financial Times, 6 tháng đầu năm 2014 giá trị giao dịch M&A toàn thế giới đạt 1.750 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái và là cao nhất từ năm 2007 đến nay. Đây là năm đƣợc kỳ vọng sẽ có sự bứt phá, thoát khỏi xu hƣớng suy giảm trong vòng 5 năm trở lại, ƣớc đạt gần 600.000 giao dịch đƣợc ghi nhận với giá trị 2.215,1 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực nhƣ chăm sóc sức khỏe, công nghệ và bất động sản.

Tính riêng trong lĩnh vực bất động sản, trong nửa đầu 6 tháng tính đến 23/6 các quốc gia đứng đầu về khối lƣợng giao dịch là Mỹ, Trung Quốc và Đức với lần lƣợt là 35,6 tỷ USD, 27,2 tỷ USD và 18,9 tỷ USD. Tổng khối lƣợng thị trƣờng bất động sản là 164,5 tỷ USD – cao nhất kể từ năm 2007 (295,1 tỷ USD). Điều này có thể đƣợc giải thích là do thị trƣờng bất động sản tại Mỹ đã hồi phục và nhu cầu nhà ở không ngừng tăng cao ở Trung Quốc đã tạo ra động lực phát triển thị trƣờng.

34 Nguồn: Dealogic – M&A Statshot

Đồ thị 3.4: Giá trị M&A trong lĩnh vực bất động sản 6 tháng đầu năm 2014

Mỹ cũng đƣợc kỳ vọng tiếp tục là thị trƣờng dẫn đầu với xấp xỉ 50% khối lƣợng toàn thế giới, tính đến 17/7.

Nguồn: Dealogic – M&A Statshot

Đồ thị 3.5: khối lƣợng M&A tại Mỹ 6 tháng đầu năm 2014

Tại Mỹ, số thƣơng vụ trong 6 tháng đầu năm đã đạt 748,5 tỷ USD, tăng gần 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này ở Châu Âu là 509 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Các nhà đầu tƣ dƣờng nhƣ đã lấy lại niềm tin và thích nghi dần với

35

những bất ổn trên thế giới, sẵn sàng mở rộng hoạt động kinh doanh và mạng lƣới thay vì cắt giảm nhân công, cắt giảm chi phí nhƣ trƣớc đây. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy thị trƣờng M&A bắt đầu bƣớc vào một chu kỳ tăng trƣởng ổn định mới.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, hoạt

động M&A sẽ ngày càng sôi động hơn và tập trung vào các lĩnh vực then chốt nhƣ: năng lƣợng – khai khoáng, viễn thông, bất động sản, sản xuất công nghiệp và tài chính – ngân hàng. Các ngành chăm sóc sức khỏe và công nghệ cao cũng đƣợc kỳ vọng là sẽ tiếp tục phát triển. Riêng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 317,4 tỷ USD, còn cao hơn mức kỷ lục năm 2007 là 275 tỷ USD với nhiều thƣơng vụ trên 10 tỷ USD nhƣ Medtronic mua lại Covidien và Valeant mua lại Allergan.

Các giao dịch xuyên quốc gia

Nguồn: Thomson Reuters

Đồ thị 3.6: Khối lƣợng giao dịch M&A xuyên quốc gia

Trong năm 2013, giá trị M&A xuyên quốc gia đạt 705,5 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trƣớc và chiếm 31% tổng giá trị M&A trên thế giới. Mỹ là quốc

36

gia dẫn đầu trong lĩnh vực này với 20%, tiếp theo sau là Trung Quốc và Pháp chiếm khoảng 8%.

Số liệu thống kê theo quý cho thấy rằng Inbound M&A Q1/2014 tăng tới 35,5% so với cùng kỳ năm 2013. Dòng vốn đầu tƣ chủ yếu đến từ Châu Âu và tiếp theo là Bắc Mỹ. Tại các nền kinh tế mới nổi xuất hiện một xu hƣớng mới của Outbound M&A với tổng giá trị đầu tƣ ra nƣớc ngoài Q1/2014 là 29,7 tỷ USD, cao hơn 14% so với Q1/2013 và 66,1 % so với Q4/2013. Rõ ràng là, đang có một dòng vốn mạnh mẽ từ các nƣớc đang phát triển muốn tìm kiếm cơ hội đầu tƣ bên ngoài biên giới quốc gia.

Xu hƣớng M&A Outbound trong năm 2013 vừa qua ghi nhận sự phát triển đáng kể của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng; không chỉ đầu tƣ tại những thị trƣờng truyền thống nhƣ châu Âu, Bắc Mỹ mà còn vƣơn ra cả châu Phi. Thƣơng vụ gây chú ý là Korea Electric Power Corporation của Hàn Quốc đã mua lại 70% cổ phần của dự án năng lƣợng Egbin từ chính phủ tại Nigeria với giá 407 triệu USD.

Khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng

Trong năm 2013, khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc 15% tƣơng ứng giá trị giao dịch ƣớc đạt 403,4 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 3,8% và giảm ở Châu Âu cũng nhƣ toàn thế giới, lần lƣợt là 12% và 3,2%.

Nguồn: PWC

37 Nguồn: PWC

Đồ thị 3.8: % giá trị thƣơng vụ M&A thế giới phân theo khu vực

Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị giao dịch M&A tại khu vực này có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt gần 330 tỷ USD, tăng 85% so với năm 2013 và là nửa năm tốt nhất kể từ năm 1980.

Bảng 3.1: 10 thƣơng vụ lớn nhất đƣợc ghi nhận tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng

Xếp

hạng Năm Công ty mua Công ty mục tiêu

Giá trị giao dịch (tỷ USD) Giá trị giao dịch (tỷ EUR) 1 2000 PacificCentury

CyberWorks Ltd Cable & Wireless HKT 37,4 38,4 2 2000 China Telecom Hong

Kong Ltd Beijing Mobile,6 others 34,2 39,7

3 2008 China Unicom Ltd China Netcom

Grp(HK)Corp Ltd 25,4 16,4

4 2008 Westpac Banking

Corp St George Bank Ltd 17,9 11,6

38

Petrochemical Business

6 2007 Wesfarmers Ltd Coles Group Ltd 15,3 11,3

7 2006 Kemble Water Ltd Thames Water PLC 14,9 11,9 8 2008 Shining Prospect Pte

Ltd Rio Tinto PLC 14,3 9,7

9 2006 Cemex SAB de CV Rinker Group Ltd 14,2 10,6

10 2007 Vodafone Group Hutchison Essar 12,7 9,4

Nguồn: IMAA

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng vẫn duy trì sự tăng trƣởng ổn định đi ngƣợc lại xu hƣớng đi xuống của thế giới kể từ sau năm 2007. Kết quả là, mặc dù có sự biến động về số lƣợng thƣơng vụ nhƣng tổng giá trị thực hiện vẫn duy trì ở mức cao bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ sau đó lan rộng sang Châu Âu. Thậm chí số lƣợng thƣơng vụ ít hơn, nhƣng giá trị giao dịch của năm 2010 còn cao hơn cả năm 2007 là năm mà giá trị giao dịch M&A toàn thế giới lập đỉnh. Điều này đã khẳng định sức hút rất lớn từ thị trƣờng này và trong tƣơng lai khi nền kinh tế thế giới hồi phục thì đây sẽ là khu vực có mức tăng trƣởng cao nhất.

39 Nguồn: IMAA

Đồ thị 3.9: M&A châu Á – Thái Bình Dƣơng

Toàn thị trƣờng Q1/2014 ghi nhận giá trị thực hiện là 101,9 tỷ USD, 6 tháng đầu năm ƣớc đạt trên 250 tỷ USD. Thị trƣờng có khả năng tiếp tục sôi động trong nửa sau của năm 2014, giúp cả năm đạt trên 600 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2013.

Nguồn: Thomson Reuters

40 Nguồn: Thomson Reuters và PWC

Đồ thị 3.11: Các giao dịch đầu tƣ ra ngoài biên giới

Trung quốc

Giá trị giao dich Outbound của nƣớc này đã xác lập kỷ lục vào năm 2013 khi đạt tới 68,7 tỷ USD, tăng 31 % so với năm 2012; trong khi đó, các giao dịch Inbound lại sụt giảm xuống còn 31 tỷ USD so với mức trung bình 33,6 tỷ USD của 5 năm liênj tục trƣớc đó.

Số lƣợng giao dịch cũng sụt giảm từ con số 831 giao dịch năm 2012 xuống còn 540 giao dịch trong năm 2013.

41 Nguồn: Thomson Reuters và PWC

Đồ thị 3.12: giao dịch M&A đầu tƣ ra ngoài biên giới của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động M&A - Kinh nghiệm thành công từ thương vụ LienVietPostBank (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)