Kể từ thƣơng vụ M&A P&G thâu tóm thƣơng hiệu kem đánh răng Dạ Lan đƣợc coi là đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, hoạt động Mua bán và Sáp nhập đã trở nên bùng nổ cả về số lƣợng và chất lƣợng trong những năm gần đây, từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007). “M&A gần đây đƣợc biết đến nhiều hơn tại Việt Nam với nhiều thƣơng vụ nổi bật đƣợc thực hiện trong thời gian vừa qua”; “là chủ thể nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận của các chuyên gia dƣới nhiều góc độ” (Đỗ Chiêm, 2012). Có nhiều phƣơng tiện để chọn lựa cho mục đích đầu tƣ, nhƣng cả nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc đều nhìn thấy những thuận lợi mà M&A đem lại. Một số lợi ích cơ bản mà các bên tham gia M&A mong muốn hƣớng đến đã đƣợc đề cập đến khá rõ trong “Một số vấn đề về hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam” (Đinh Thị Thanh Vân, 2010) nhƣ sau:
- Thâm nhập thị trường: khi muốn mở rộng thị phần, một dòng sản phẩm mới hoặc mở rộng mạng lƣới thì thay vì bắt đầu từ đầu với chi phí cao, tốn nhiều thời gian thì hoàn toàn có thể mua lại một doanh nghiệp phù hợp với nền tảng hệ thống phân phối, công nghệ và con ngƣời sẵn có. Hơn nữa, điều này còn đặc biệt có ý nghĩa trong những lĩnh vực kinh doanh đƣợc kiểm soát ngặt nghèo bởi chính phủ và các quy định pháp luật liên quan
- Mở rộng thị phần và danh tiếng trong ngành: mục tiêu hƣớng đến là tạo ra thị trƣờng mới, tăng sức cạnh tranh, thị phần cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng makerting
17
tiến tới tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận. Điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ muốn giành đƣợc vị thế mới trên thị trƣờng và trong mắt các nhà đầu tƣ. - Tăng hiệu quả vận hành: trong quá trình M&A, những bộ phận bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ sẽ đƣợc tinh giản, sắp xếp lại cho phù hợp. Năng suất lao động cũng sẽ đƣợc tăng lên khi nhân sự đƣợc bố trí lại, loại bỏ những nhân sự không đáp ứng đƣợc yêu cầu và công nghệ sẵn có đƣợc tận dụng tối đa giúp cho công ty mới hoạt động tiết kiệm, hiệu quả hơn.
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: thông qua M&A các công ty tìm kiếu những công ty có khả năng bổ sung vào danh mục sản phẩm của họ để đƣa ra một danh mục đa dạng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn cho ngƣời tiêu dùng, qua đó tạo ra nhiều doanh thu cho công ty hơn. Ví dụ điển hình có thể thấy là trƣờng hợp của công ty Unilever.
- Tiếp cận đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, công nghệ: giành đƣợc đội ngũ nhân lực có chất lƣợng cao cũng nhƣ các bản quyền, sáng chế đem lại nhiều lợi nhuận cho các công ty trong một số lĩnh vự nhƣ là công nghệ thông tin, tuyển dụng nhân sự.
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng lịch sử hoạt động M&A trên thế giới đã có một chiều dài lịch sử và có sự thăng trầm qua 6 chu kỳ:
Giai đoạn 1895-1905: hoạt động M&A thời kỳ này chủ yếu nhằm mục đích độc
quyền trong một lĩnh vự nào đó, nhƣ sản xuất công nghiệp cơ bản, dầu hỏa, viễn thông.
Giai đoạn 1925-1929: làn sóng M&A xuất hiện sau chiến tranh thế giới, mở đầu
cho sự phát triển của ngành công nghệ truyền thông, giúp kiểm soát các kênh phân phối.
Giai đoạn 1965-1970: thế giới có sự góp mặt của các công ty đa quốc gia, tập
đoàn và xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn tận dụng các lợi ích về thuế, giá nhân công rẻ hơn cùng với sự phá bỏ rào cản thƣơng mại giữa các nƣớc đã thúc đẩy sự phát triển M&A thời kỳ này. Xu hƣớng phát triển chỉ dừng lại khi có cuộc khủng hoảng năng lƣợng nổ ra vào đầu những năm 1970.
18
Giai đoạn 1980-1990: vào thời kỳ này, mọi công ty hoạt động yếu kém đều có
thể bị thâu tóm một cách dễ dàng và mọi việc chỉ dừng lại khi mà thị trƣờng trái phiếu sụp đổ, các ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ gặp nhiều khó khăn về vốn, căng thẳng thanh khoản.
Giai đoạn 1992-2001: giai đoạn này chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á (1997) và liên tiếp xuất hiện các thƣơng vụ M&A dẫn đến sự ra đời của nhiều tập đoàn tài chính hùng mạnh.
Giai đoạn 2002 tới nay: M&A phát triển rộng ra trên phạm vi toàn thế giới.