Nhìn lại sự phát triển hoạt động M&A có thể thấy rằng, chúng ta đã trải qua một giai đoạn khá “trầm” và mới chỉ “thăng” trong thời gian khoảng ngắn trở lại đây.
Tuy số lƣợng giao dịch và quy mô có tăng nhƣng vẫn chỉ là “sự khởi đầu so với thế giới” trong giai đoạn từ năm 2006 trở về trƣớc; ngƣợc lại, từ năm 2007 cho tới gần đây, gắn với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì số lƣợng các thƣơng vụ M&A có giá trị khủng ngày càng nhiều, điển hình có thể kể đến Citigroup Inc. ký biên bản mua lại 10% cổ phần Vietcombank, Vina Capital đầu tƣ 21 triệu USD vào khách sạn Ommit Saigon. Hoạt động M&A thời điểm này diễn ra sôi động ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, phân phối…Trong đó, lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhất là xu hƣớng mua cổ phần trở thành cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ các công ty tài chính, ngân hàng khác trên thế giới. (Nguyễn Hòa Nhân, 2009)
M&A đƣợc coi nhƣ là “con đƣờng cơ cấu lại nợ , sở hữu và kiến tạo chiến lƣợc phát triển mới” và là “ một gợi ý tốt cho tái cấu trúc NHTM Việt Nam” (Nguyễn Đại Lai, 2012, trang 37). Điều này một lần nữa đƣợc khẳng định lại bởi Bùi Quang Vinh, Bộ trƣởng Bộ kế hoạch đầu tƣ,diễn đàn M&A Việt Nam 2013 nhƣ sau: “ Việt Nam đang thực hiện chƣơng trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Trong quá trình đó, hoạt động mua bán và sáp nhập M&A không chỉ là kênh đầu tƣ thuần túy, mà trở thành giải
19
pháp quan trọng góp phần thúc đẩy tái cơ cấu đầu tƣ doanh nghiệp và hệ thống tài chính ngân hàng.”