Tổng quan về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

1.2.1.1. Khái quát chung

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, có TP. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương. Với tổng diện tích tự nhiên 40.548,2 kmP

2

P

chiếm 12,3% so với cả nước. Dân số 17.330.900 người, chiếm 19,7% so với cả nước, mật độ dân số 427 người/kmP

2

Pnăm 2011. [32]

Vùng ĐBSCL nằm ở cực Nam của Tổ quốc, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Vùng có bờ biển dài hơn 700 km, với khoảng 360.000 kmP

2

Pvùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và vịnh Thái Lan có điều kiện thuận lợi phát triển vận tải biển nói riêng và phát triển kinh tế biển nói chung.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, phát triển và liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển còn nhiều tiềm năng nhất của Việt Nam, bên cạnh các nước Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động, phát triển vừa là những thị trường và đối tác quan trọng. Ngoài ra, ĐBSCL còn nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

ĐBSCL có tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước thể hiện ở tổng GDP 48.550 tỉ đồng năm 2001 tăng lên 101.124 tỉ đồng năm 2011. Nhờ thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng bình quân đạt 7,7%/năm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn vùng

ĐBSCL đạt 9,98%, trong đó các địa phương có tốc độ tăng GDP khá cao là Hậu Giang 14,13%, Bạc Liêu 12,6%, Kiên Giang 11,81%, Cần Thơ 11,55%, Long An 10,5%, Trà Vinh 10,43%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,33 triệu, với sự phát triển như trên đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư trong vùng. [7]

Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản từ 49,5% năm 2001 còn 45,5% năm 2011 và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng từ 18,5% năm 2001 lên 22,9% năm 2011. Dịch vụ tăng từ 32% năm 2001 lên 32,7% năm 2005, sau đó giảm xuống còn 31,6% năm 2011.

1.2.1.2. Các ngành kinh tế

Ngành nông - lâm - thủy sản

Ngành nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả làm cho đời sống nhân dân nâng lên, nông thôn đổi mới đáng kể. Sự phát triển với tốc độ cao và liên tục đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định KT - XH của vùng và cả nước. Cơ cấu GTSX nông nghiệp của vùng chiếm 40,7% so với cả nước năm 2011 và có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước. Thời kì 2001 - 2005 tăng 6,3%/năm, thời kì 2006 - 2011 tăng 5,3%/năm. Trong đó, nội bộ ngành nông nghiệp có những chuyển biến trong từng lĩnh vực.

Trồng trọt: với phương châm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và có hiệu quả, sản lượng và cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79% năm 2001 xuống 62% năm 2011, ngược lại tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 21% năm 2001 lên 37,2% năm 2011. [7]

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng diện tích đất nông nghiệp đạt 2,9 triệu ha vào năm 2011, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 78% và đất trồng cây lâu năm 22%. Cây lương thực giữ vai trò ưu thế, diện tích canh tác khoảng 1,9 triệu ha. Năm 2011, sản lượng lúa đạt 23 triệu tấn, đóng góp 55% sản lượng lúa của cả nước, xuất khẩu từ 3,5 - 4 triệu tấn/năm, tăng sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Tập trung khai thác ở các vùng Đồng Tháp Mười, phía tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Chăn nuôi: Đây là ngành còn nhiều tiềm năng trong huyện, chủ yếu là chăn nuôi heo và gia cầm. Tăng đàn heo khoảng 6 - 8% mỗi năm để đảm bảo đủ nhu cầu cho nhân dân (khoảng 25 kg thịt hơi các loại/người/năm) và có sản lượng thịt các loại cung cấp cho các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu khoảng 5 - 10 vạn tấn. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 35 - 40% giá trị nông nghiệp năm 2011.

Thuỷ sản: ĐBSCL có trên 700 km bờ biển, chiếm 21,5% chiều dài bờ biển cả nước, vùng thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng hải sản có khả năng khai thác hàng năm 630.000 tấn/năm hải sản các loại. Xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất khẩu chiếm trên 50% cả nước. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt 3,9 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn. Một số địa phương có sản lượng nuôi trồng nhiều như Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre.

Ngành công nghiệp

Con đường đi lên của công nghiệp vùng ĐBSCL có nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng chung của vùng đi lên cùng các vùng khác của cả nước, công nghiệp ĐBSCL phải được phát triển. Tốc độ tăng GDP công nghiệp của vùng cả giai đoạn 2001 - 2011 đạt 13,9%. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, tỉ trọng ngành này đạt 60 - 65%, tăng tỉ trọng các ngành may mặc, dệt, da giày, cơ khí.

Như vậy, ở ĐBSCL đã phát triển các ngành công nghiệp then chốt phù hợp với thế mạnh của vùng. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, trước mắt cũng như lâu dài luôn có vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp của vùng do có nguồn nguyên liệu dồi dào. Công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, chế biến sản phẩm kim loại, điện tử, kĩ thuật điện, cũng được xem là những ngành quan trọng trong quá trình CNH của vùng.

Về tình hình phát triển các khu công nghiệp (KCN), trong vùng có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, xúc tiến xây dựng các KCN tập trung để phục vụ phát triển kinh tế vùng dựa trên những lợi thế sẳn có. Năm 2011, vùng có 43 KCN chiếm 16,5% số KCN của cả nước, tổng diện tích các KCN trong vùng

đạt 10.078 ha chiếm 14,1% tổng diện tích các KCN của cả nước. [13]

Các KCN trong vùng nằm ở những nơi thuận lợi về giao thông, có điều kiện tốt về lao động, tiết kiệm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa không bị úng lụt, chất lượng chịu tải tốt, không bị xói mòn, quá trình bố trí công nghiệp gắn chặt với qui hoạch đô thị. Các tỉnh có KCN tập trung nhiều trong vùng như Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau. Xu hướng phát triển các KCN theo chiều rộng, đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao so với các vùng khác.

Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ của vùng ĐBSCL gồm các ngành chủ yếu như xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. Trong đó, giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất. Dịch vụ thương mại là ngành lớn, phát triển với tốc độ cao, là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng. Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 18 - 20% thời kì 2001 - 2011. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn tăng 22 - 24% thời kì 2001 - 2011. Xuất khẩu đạt kim ngạch 8.600 triệu USD năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kì 2001 - 2011 đạt 20%/năm.

Như vậy, để phát triển dịch vụ cao hơn nửa đòi hỏi các tỉnh trong vùng cần sớm hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ, cửa hàng, đường phố kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hiện đại và văn minh thương nghiệp. Ngoài ra, trong vùng còn hình thành trung tâm thương mại cấp vùng tại TP. Cần Thơ và một số trung tâm thương mại cấp liên khu vực có qui mô, cơ cấu đa dạng. Riêng tại một số khu vực có mật độ dân số tập trung cao hoặc các CCN sẽ hình thành các trung tâm thương mại khu vực chủ yếu phục vụ, cung cấp và tiêu thụ hàng hoá cho khu vực đó.

Đồng bằng sông Cửu Long là môt trong những vùng du lịch lớn của cả nước. Năm 2011, vùng tiếp nhận 820.000 khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 400 triệu USD và 5,4 triệu khách du lịch nội địa, doanh thu đạt 378,5 triệu USD. Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững trong vùng bước đầu hình thành và đem lại những thành công nhất tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long. Tuy nhiên, chất

lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Giao thông vận tải đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong vùng. Giao thông đi trước một bước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào những nơi cần phát triển. Năm 2011, khối lượng chuyên chở hàng hoá đạt 118,7 triệu tấn, chuyên chở hành khách đạt 1.104 triệu hành khách. Đây thật sự là những lợi thế lớn cần được duy trì và phát triển nhiều hơn nửa để nâng cao khả năng khai thác trong vùng. [7]

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)