Tổng quan về phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

1.2.2.1. Khái quát chung

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm ĐBSCL, cách TP. Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và TP. Cần Thơ 40 km về phía Nam. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh. Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Với VTĐL như trên giúp tỉnh có khả năng giao lưu, trao đổi hàng hóa dễ dàng với các tỉnh trong vùng ĐBSCL nhất là với TP. Cần Thơ.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.496,8 kmP

2

P chiếm 3,7% diện tích vùng ĐBSCL và 0,5% diện tích cả nước. Dân số 1.028.600 người, chiếm 5,9% dân số vùng ĐBSCL và 1,2% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 687 người/kmP

2

P

, đứng thứ 2 ở ĐBSCL sau TP. Cần Thơ (852 người/kmP

2

P

), gấp 1,6 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và gấp 2,7 lần mật độ trung bình của cả nước. Trừ TP. Vĩnh Long, mật độ dân số tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Tam Bình có mật độ dân số 530 người/kmP

2

P

, mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/kmP

2

P

.

Vĩnh Long có VTĐL đặc biệt so với các tỉnh khác nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông, giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang, nối liền hai dòng sông lớn theo hướng Bắc Nam là sông Măng Thít. Cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bố tương đối đồng đều làm cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông giữa các vùng trong khu vực và quốc tế thông qua các cửa biển như cửa Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Định An. Lợi thế này tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hơn nữa, Vĩnh Long lại nằm cách sân bay quốc tế Trà Nóc khoảng 32 km. Cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ khi hoàn thành và đưa vào khai thác, Vĩnh Long sẽ đóng vai trò một nhịp cầu lớn trên con đường phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL và cả nước, tạo bước đột phá về đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về kinh tế của tỉnh, có bước phát triển thể hiện qua các mặt như tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 8.595,025 tỉ đồng năm 2011 (giá so sánh năm 1994) và tăng đều trên cả 3 khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,8%, dịch vụ tăng 11,9%. Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực, so với năm 2001 khu vực công nghiệp - cây dựng tăng lên 3,5%, dịch vụ tăng 4,5%, nông - lâm - thủy sản giảm 2,4%.

Năm 2011, tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 49,7%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 16,7% và khu vực dịch vụ chiếm 33,6%. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt kết quả cao do điều kiện trên thế giới, trong nước và trong tỉnh còn nhiều khó khăn, riêng GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt khá cao do ảnh hưởng của yếu tố tăng giá, năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 27,9 triệu đồng khoảng 1.350 USD.

Từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên đã kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng. Năm 2011, cơ cấu lao động theo khu vực gồm khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 61,0%, công nghiệp - xây dựng đạt 12,4%, dịch vụ đạt 26,6%. So với năm 2001, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm 6,7%, công nghiệp - xây dựng tăng 1,8%, dịch vụ tăng 4,9%. [27]

1.2.2.2. Các ngành kinh tế

Kinh tế Vĩnh Long đang được phục hồi và có bước tăng trưởng khá. Sản xuất lúa ổn định ở mức 900.000 tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, rau màu, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Sản xuất công nghiệp được khôi phục và tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Thương mại - dịch vụ phát triển theo hướng mở rộng qui mô thị trường. Giá trị xuất khẩu tăng cao, nhiều chương trình phát triển được triển khai thực hiện và đạt kết quả đáng kể.

Ngành nông - lâm - thủy sản

Ngành nông nghiệp ở Vĩnh Long phát triển tương đối khá so với các năm qua do áp dụng nhiều tiến bộ trong nông nghiệp và chuyển giao công nghệ mới trong hoạt động sản xuất cùng với đa dạng hóa cây trồng trong sản xuất. Hiện nay, có những chuyển biến tích cực.

Trồng trọt: cây lương thực đặc biệt là cây lúa, qua ba vụ sản xuất trong năm sản lượng thu hoạch đạt 1.012.000 tấn năm 2011. So với năm 2001, diện tích tăng 11.613,4 ha, năng suất tăng 1,9%, sản lượng tăng 8,9%. Cây màu, do hưởng ứng phong trào đưa cây màu xuống ruộng của tỉnh tiếp tục phát triển khá trên cả diện tích chuyên canh và luân canh và đạt hiệu quả cao. Năm 2011, diện tích trồng màu của tỉnh đạt 37.051,1 ha năm 2011, tăng 9,1% so với năm 2001. Cây lâu năm, toàn tỉnh đã phát triển mới được 780 ha, nâng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh lên 47.350 ha, sản lượng đạt 535.000 tấn, tăng 8,7 % so năm 2001.

Chăn nuôi: có xu hướng tăng nhanh qua các năm, qui mô lớn do nhu cầu ngày càng nhiều trong địa bàn cũng như xuất khẩu sang các vùng lân cận như TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Long An. Đàn heo, toàn tỉnh có 299.700 con năm 2011, tăng 5,9% so với năm 2001 và có xu hướng tăng. Đàn bò, toàn tỉnh có 67.600 con tăng 10,2% so với năm 2001 và có xu hướng giảm. Đàn gia cầm, trong tỉnh có 5,2 triệu con, tăng 15,1% so với năm 2001và có xu hướng tăng. So với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL thì Vĩnh Long có lợi thế về số lượng đàn heo và gia cầm chủ yếu là vịt đàn. Riêng số lượng đàn bò của tỉnh còn thấp hơn so với các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.

Thủy sản: phát triển khá mạnh, GTSX tăng bình quân 28,3%/năm, trong đó GTSX nuôi trồng tăng 24,1%/năm. Tổng sản lượng thủy sản đạt 143.505 tấn năm 2011, tăng 6,2% so với năm 2001, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 135.861 tấn, tăng 2,3% so với năm 2001. Sản phẩm thủy sản chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Riêng sản lượng nuôi cá tra thâm canh đạt 113.373 tấn năm 2011, giảm 1,3% so năm 2001. Nguyên nhân là do dịch bệnh, giá cả thị trường, do chuyển đổi hình thức chăn nuôi sang các loại thủy sản khác. [7]

Ngành công nghiệp - xây dựng

Đây được xem là ngành quan trọng và có nhiều phát triển trong những năm qua, đóng vai trò trong nền kinh tế của tỉnh quan trọng thứ hai sau ngành nông nghiệp. GTSX công nghiệp tăng lên qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do thị trường mở rộng, và nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp như chương trình đưa hang Việt về nông thôn, tổ chức nhiều hội chợ công nghiệp, giới thiệu sản phẩm mới. Năm 2011, GTSX đạt 6.482 tỉ đồng, tăng 20,2% so với năm 2001. Nhiều sản phẩm công nghệp chủ yếu thực hiện năm 2011 tăng tỉ trọng so với năm 2001 như rau quả đóng hộp tăng 75,4%, gạo lao bóng tăng 17,7%, thức ăn gia súc, gia cầm tăng 45,5%, thức ăn thủy sản tăng 21,1%, giày thể thao tăng 12,6%, ống kim chích tăng 25,8%, một số sản phẩm giảm tỉ trọng so với năm 2001 như chế biến thủy sản đông lạnh giảm 19,4%, nấm rơm muối giảm 3,9%, đóng tàu, xà lan giảm 9,5%.

Tình hình phát triển CCN: Trên địa bàn tỉnh hiện tại có 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: KCN Hòa Phú giai đoạn I hoàn thành và được lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 17 dự án đầu tư, tổng vốn đăng kí 628 tỉ đồng và 90,1 triệu USD, giai đoạn II đang tiến hành xây dựng CSHT với diện tích 129 ha, năm 2011.

KCN Bình Minh đã hoàn thiện xây dựng CSHT, thu hút được 08 dự án đầu tư với tổng vốn đăng kí 936 tỉ đồng, cho thuê 40,5 ha/86 ha đất công nghiệp, đạt 47% diện tích đất công nghiệp. Ngoài ra, còn có KCN Cổ Chiên đang trong quá trình xây dựng CSHT đạt khoảng 63%, đã có 02 dự án đi vào sản xuất, năm 2011.

Năm 2011, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Long đạt 1.545,2 tỉ đồng, trong đó nguồn cân đối ngân sách 235,8 tỉ đồng, nguồn thu từ tiền sử dụng đất 189,8 tỉ đồng, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương 269,9 tỉ đồng, nguồn vốn ODA 50 tỉ đồng, nguồn xổ số kiến thiết 553,2 tỉ đồng, nguồn trái phiếu Chính phủ 184,8 tỉ đồng, nguồn kết dư ngân sách 40,9 tỉ đồng, nguồn trung ương hỗ trợ 21 tỉ đồng. [28]

Như vậy, với sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng là động lực cho cho kinh tế Vĩnh Long ngày càng phát triển, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế chung của tỉnh.

Ngành thương mại, dịch vụ

Đây là ngành kinh tế đóng góp tương đối cao vào sự phát triển của kinh tế của tỉnh. Năm 2011, tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt 11,9%, cao hơn 3,6% so với năm 2001. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội đạt 21.000 tỉ đồng, tăng 21,3% so với năm 2001. Trong đó ngành thương nghiệp đạt 17.040 tỉ đồng, tăng 21,9%, khách sạn nhà hàng đạt 3.080 tỉ đồng, tăng 28,4%, dịch vụ đạt 873 tỉ đồng, tăng 37,5%, du lịch đạt 16,5 tỉ đồng, tăng 9,7% .

Hoạt động xuất, nhập khẩu: xuất khẩu đạt 390 triệu USD năm 2011, tăng 39,2% so với năm 2001. Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng như: gạo tăng 7,3%, thủy sản đông lạnh tăng 14,7%, hột vịt muối tăng 10,2%, giày các loại tăng 39,4%. Nhập khẩu đạt 127 triệu USD, tăng 37,1% so với năm 2001. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và các loại nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất như nguyên liệu ngành giày da, nguyên liệu sản xuất dầu nhờn, dược phẩm. [7]

Hoạt động du lịch được đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến tỉnh là 750.000 lượt khách, tăng 16% so năm 2001, trong đó khách quốc tế 200.000 lượt khách, tăng 22% so với năm 2001, khách nội địa 550.000 lượt khách, tăng 12% so với năm 2001. Doanh thu du lịch tăng bình quân 9,5%/năm. Ngành du lịch không chỉ khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh mà còn quảng bá hình ảnh và đất nước, con người Vĩnh Long ra các tỉnh trong nước và quốc tế. [7]

Hoạt động giao thông vận tải: Năm 2011, vốn đầu tư cho GTVT là 299 tỉ đồng để thực hiện các dự án cầu, đường trên địa bàn tỉnh, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, hầu hết các ấp ở khu vực nông thôn đều thông xe hai bánh cả 2 mùa mưa nắng. Đây được xem là tiến bộ mới, đáng mừng cho nhân dân trong tỉnh. Sản lượng hàng hoá vận chuyển cả năm đạt 5,2 triệu tấn, luân chuyển hơn 299,5 triệu.tấn.km, tăng 5,65% về khối lượng vận chuyển và 5,4% về khối lượng luân chuyển so với năm 2001.

Năm 2011, vận chuyển được 45.980 triệu lượt hành khách và luân chuyển 3.009 triệu lượt hành khách.km, tăng 11,5% về lượt hành khách và 12,6% về hành khách.km so với năm 2001. [21]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Sự khác nhau thể hiện rõ nhất ở tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế.

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia gồm nhiều tiêu chí như tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người. Ngoài ra, muốn có tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải có sự đầu tư, huy động, khai thác và tổng hợp từ tất cả các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài nước. Do vậy, phải tùy theo điều kiện phát triển của các quốc gia khác nhau mà có sự lựa chọn phù hợp nhưng quan trọng và có tính chất quyết định nhất là các nguồn lực con người, nguồn vốn, KH - CN và tài nguyên thiên nhiên

Cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III. Trong đó, tỉnh Vĩnh Long có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011, tỉ trọng khu vực I chiếm 49,7%, khu vực II chiếm 16,7% và khu vực III chiếm 33,6%. GDP bình quân đầu người đạt 27,9 triệu đồng khoảng 1.350 USD.

Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, kinh tế của huyện trong những năm gần đây có những thay đổi mạnh mẽ song đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn so với nhiều địa phương khác. Vì vậy, phát triển kinh tế huyện theo hướng CNH - HĐH là mục tiêu hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Chương 2. CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH

2.1. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)