GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 126)

3.3.1. Giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn

Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn từ địa phương khác, cần tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, cho các nhà đầu tư vào huyện, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư ra các địa phương khác về tiềm năng thế mạnh của huyện, đặc biệt là tiềm năng công nghiệp và xây dựng các dự án có tính khả thi cao. Ngoài ra, còn có vốn từ các doanh nghiệp và dân cư như cần có chính sách và các hình thức phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn này nhằm sử dụng đúng mục đích phục vụ cho phát triển kinh tế huyện Tam Bình.

Đối với vốn đầu tư cho các lĩnh vực xã hội và CSHT gồm có nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư CSHT phục vụ sản xuất và đời sống, các dự án phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các hình thức thu hút các nguồn vốn trong dân cũng như các nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước. Thu hút đầu tư vào các CCN trong huyện, trong các khu đô thị bằng các hình thức phù hợp với pháp luật, đặc biệt là đa dạng hóa các loại hình nhà ở trong huyện.

Đối với hạ tầng giao thông, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đổi đất lấy CSHT, tranh thủ, phối hợp, tạo điều kiện thực hiện cho các đơn vị chuyên ngành của trung ương và tỉnh trên địa bàn huyện.

3.3.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Hiện tại, chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Trong những năm tới, nhu cầu lao động có trình độ tay nghề cao đang là một thách thức lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Mặt khác, quá trình CNH, HĐH cũng đặt ra nhiệm vụ to lớn về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, gồm cả cán bộ quản trị kinh doanh và cán bộ quản lí nhà nước trên địa bàn huyện. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng cho việc phát huy nội lực của huyện.

Thực hiện cơ chế tuyển dụng linh hoạt thông qua chính sách ưu tiên những người có trình độ cao về địa phương làm việc, vận dụng cơ chế thị trường để khuyến khích người lao động có năng lực được hưởng mức thu nhập cao. Tiếp tục triển khai chủ trương xã hội hóa trong đào tạo nghề nhằm huy động sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội. Phối hợp với các cơ sở đào tạo và trung tâm dạy nghề của tỉnh, nâng cao chất lượng và qui mô của trung tâm dạy nghề của huyện nhằm nâng cao kiến thức và chất lượng công tác đào tạo nghề. Đảm bảo có 35 - 40% lao động xã hội được đào tạo chuyên môn và quản lí cho năm 2015 và đạt 45% vào năm 2020.

Tăng cường hoạt động thông tin để nâng cao kiến thức hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, KH - CN trong nhân dân. Mở thêm nhiều ngành nghề để giải

quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực trẻ đã được đào tạo về làm việc tại huyện với chế độ ưu đãi hợp lí. Thực hiện tốt Chỉ thị 63/CT - TW của Bộ Chính trị đối với công tác phát triển nguồn nhân lực.

3.3.3. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

Chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lí ở trung ương và tỉnh để nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KH - CN trước hết tập trung vào một số lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư từ cấp huyện đến xã, tăng cường đội ngũ cán bộ kĩ thuật và đào tạo tại chỗ đối với cán bộ khuyến nông, khuyến ngư.

Xây dựng kế hoạch chuyển giao tiến bộ kĩ thuật kịp thời, trực tiếp đến người sản xuất ở các lĩnh vực như công nghiệp chế biến nông sản, du lịch sinh thái. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật, các lĩnh vực cần quan tâm là như tiến bộ kĩ thuật, sản xuất cây ăn quả đặc sản, giống cây trồng, chăn nuôi bò, heo, gia cầm. Trước hết là giống cây ăn quả, rau thương phẩm an toàn và giống bò thịt chất lượng cao, gia cầm có năng suất, chất lượng cao.

Ứng dụng công nghệ thích hợp cho phơi sấy, chế biến nông sản, đặc biệt là trái cây, công nghệ chế biến, có qui trình, qui mô và biện pháp quản lí thích hợp. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản một cách có hiệu quả, đem lại năng suất và chất lượng cao.

3.3.4. Giải pháp chiến lược về thị trường

Phát triển thị trường là nhân tố có tính quyết định trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường các sản phẩm truyền thống để hội hập quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh cần phải thực hiện đồng bộ các khâu như tiếp thị, quảng cáo, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện bảo hiểm sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho người sản xuất.

Đối với thị trường trong huyện: cần khuyến khích phát triển đa dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau, huyện

cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đăng kí nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp và người dân sản xuất trên địa bàn.

Đối với thị trường trong nước: tận dụng triệt để lợi thế về nguyên liệu so với các vùng khác để trao đổi, quảng bá, cần đẩy mạnh chương trình thực hiện các công nghệ sản xuất sạch và đẩy mạnh tuyên truyền về công nghệ, ngoài ra còn phải hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định để các sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng nhất là các thị trường lân cận, đặc biệt là TP. Vĩnh Long, TP. Cần Thơ.

Đối với thị trường quốc tế: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thống để hội nhập quốc tế, nhất là những sản phẩm có thế mạnh như trái cây (cam Sành), các sảm phẩm từ cây lục bình, thường xuyên tham gia triển lãm, trưng bày các sảm phẩm nổi tiếng của huyện ở các kì hội chợ để có uy tín nhiều hơn trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, huyện còn chủ động tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm tranh thủ thị trường phát triển mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng hoạt động của ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Đây là vấn đề diễn ra ngày càng quyết liệt, bởi sức cạnh tranh của toàn cầu hóa nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.3.5. Giải pháp đổi mới cơ chế chính sách

Chính sách đất đai:trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất cần có một số chính sách đặc thù để cho phép các doanh nghiệp, các hộ có vốn, sức lao động, trang bị cơ giới vào phát triển sản xuất và kinh doanh với thời hạn sử dụng từ 20 - 25 năm. Tăng cường quản lí việc sang nhượng ruộng đất đối với các hộ trong và ngoài huyện Tam Bình, phải thông qua hợp đồng có xác nhận của chính quyền địa phương theo đúng pháp luật, như vậy mới quản lí sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

Chính sách tín dụng: muốn phát triển đồng bộ cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cần sớm có chính sách tín dụng thích hợp về lượng vốn vay, tỉ lệ lãi suất, thời gian vay và hoàn trả vốn. Do đó, ngành ngân hàng thành lập một tổ chức trong khuôn khổ của mình, đảm nhận việc xét cho vay trung và dài hạn đối với đầu tư xây

dựng mới, mở rộng sản xuất, hoàn thiện giải pháp kĩ thuật công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản lí ở những loại sản phẩm mũi nhọn của huyện.

Trong vốn lưu động nên mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các dự án hoặc các chương trình do các tổ chức xã hội hoặc các doanh nghiệp triển khai sau khi đã có được văn bản phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Nên cho vay kéo dài thời gian để phát triển chăn nuôi như nuôi heo có thể kéo dài 9 tháng, nuôi bò kéo dài 2 năm, nuôi thủy sản khoảng 1 năm, có thể mở rộng cho vay phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, CN - TTCN khi đã duyệt dự án.

Ngoài ra, còn phải cải tiến hệ thống tổ chức quản lí nhà nước trên địa bàn huyện như cải tiến bộ máy phòng, ban, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước của bộ máy từ tuyến xã, ấp, tiếp tục hoàn thiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính, qui hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước cấp huyện, xã ngang tầm với nhiệm vụ, trong đó cần tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị tốt.

3.3.6. Giải pháp liên kết, hợp tác

Trong phát triển kinh tế huyện nói riêng và phát triển KT - XH nói chung thì giải pháp liên kết, hợp tác không kém phần quan trọng, bời vì giải pháp này cho phép huyện có đủ các điều kiện về nguồn nhân lực, nguồn lao động có tay nghề, đầu ra sản phẩm, liên kết hợp tác trong việc sản xuất, mua bán là rất cần thiết.

Đặc biệt là thực hiện liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp ở tỉnh, trung ương, cử người đi học các lớp nâng cao, tổ chức các lớp mời các chuyên gia, các nhà khoa học về đào tạo. Đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trí thức và trình độ văn hóa căn bản, trình độ tay nghề cao phục vụ trong huyện.

Ngoài ra, còn phải liên kết, hợp tác, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm đầu ra nông nghiệp trong huyện giúp nông dân an tâm sản xuất.

3.3.7. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường

Khai thác tài nguyên để phát triển KT - XH của huyện nhất thiết phải có các giải pháp bảo vệ môi trường, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, cây xanh và bảo vệ đất.

Việc xây dựng các CCN, du lịch cần quan tâm các biện pháp xử lí nước thải, khói bụi công nghiệp, tránh ô nhiễm tiếng ồn cũng cần được quan tâm trong phát triển kinh tế huyện hiện nay.

3.3.8. Giải pháp phát triển các ngành kinh tế

3.3.8.1. Giải pháp phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản

Về thủy lợi: hoàn thành hệ thống thủy lợi nội đồng, nâng cấp bờ bao kiểm soát lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái, bảo đảm cung cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất lúa và nuôi thủy sản.

Về cây, con giống: cung cấp đầy đủ các loại giống cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, xây dựng cơ sở nhân giống, cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp, từng bước đưa KH - CN vào sản xuất những sản phẩm chủ lực như mô hình xây dựng nhà lưới để sản xuất rau an toàn, hoàn chỉnh mô hình trồng cam, bưởi đặc sản và trồng sầu riêng hạt lép. Liên kết chặt chẽ “4 nhà” từ sản xuất - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chất lượng nông sản.

Tích cực kêu gọi đầu tư trong nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn một cách phù hợp, đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, làm “điểm” cho kinh tế nông thôn.

3.3.8.2. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng

Đối với các cơ sở công nghiệp do huyện quản lí, cần tập trung thực hiện một số biến pháp như ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện về vốn, lao động cho các nhóm ngành chính đã được xác định trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp của huyện như sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất đồ gia dụng, dịch vụ sửa chữa, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và giày da, may mặc.

Để ngành công nghiệp trong huyện phát triển nhanh cần phải nâng cấp các tuyến giao thông chính, tăng khả năng vận chuyển và mở rộng các tuyến đường huyện, tỉnh, đặc biệt các tuyến đầu mối với các CCN, các cảng sông trên địa bàn, kết hợp đồng bộ giữa thành lập các CCN với đảm bảo tái định cư cho những hộ dân di dời tới chỗ ở mới được tốt hơn.

3.3.8.3. Giải pháp phát triển các ngành dịch vụ

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ - thương mại, hình thành các tổ chức hợp tác, trao đổi hàng hóa, hiệp hội tiêu thụ hàng hóa, hợp tác xã mua bán, khuyến khích các đầu mối chuyên kinh doanh ngành hàng, tổ chức tốt hệ thống đại lí, đại diện, nâng cấp các chợ trung tâm hiện có, các xã còn lại cần đầu tư để củng cố các chợ trung tâm xã, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa cho người dân.

Xây dựng và nâng cấp trung tâm thương mại huyện Tam Bình, trong đó có kế hoạch di dời xí nghiệp lương thực số 5, thu hồi mặt bằng phát triển khu thương mại của huyện sau đó là các khu đô thị ở Cái Ngang và Ba Càng, nâng cao biện pháp kích cầu, tạo nguồn hàng, tăng sức mua của người dân. Mở rộng các loại hình dịch vụ có chất lượng như GTVT, bưu chính - viễn thông, du lịch, nhà hàng.

Tóm lại, những giải pháp trên đây là rất cần thiết và phù hợp với sự phát triển kinh tế ở huyện Tam Bình, nếu được thực hiện nghiêm túc, kịp thời sẽ góp phần làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện theo hướng tích cực, từ đó đưa kinh tế ở huyện phát triển theo hướng hiện đại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để kinh tế huyện Tam Bình phát triển nhanh và bền vững, cần thực hiện và quán triệt tốt các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp với tình hình thực tế trong huyện. Cần phải hiểu rõ mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, xây dựng Tam Bình trở thành một huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo an ninh quốc phòng, gia tăng phát triển KT - XH trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, định hướng phát triển kinh tế theo lãnh thổ gồm định hướng phát triển các tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có lợi thế riêng nên phát triển các ngành đặc trưng riêng góp phần nâng cao khả năng đóng góp và GDP của huyện.

Các giải pháp phát triển kinh tế huyện có giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ KH - CN chiến lược về thị trường, chính sách đất đai, đổi mới cơ chế chính sách, liên kết và hợp tác, phát triển KT - XH gắn với bảo vệ môi trường và giải pháp phát triển các ngành kinh tế. Đó là những giải pháp quan trọng và có tính khả thi cao trong phát triển kinh tế huyện Tam Bình.

Trong các giải pháp trên, giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển kinh tế huyện Tam Bình. Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 126)